Phương pháp xét nghiệm mới của Việt Nam chính xác hơn test nhanh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tình trạng xét nghiệm nhanh cho kết quả thật thật giả giả gần đây là mối quan ngại của nhiều quan chức y tế tại Việt Nam và cả trên thế giới....

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang tái bùng phát tại Việt Nam, việc khám sàng lọc chính xác tối đa trong thời gian tối thiểu lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Sáng 2/8, Bộ Y tế Việt Nam đã phải khẳng định không cấp hóa chất để xét nghiệm nhanh cho COVID-19. Hai nước châu Á khác là Philippines và Indonesia cũng đã dừng lại các hoạt động test nhanh để sàng lọc SARS-CoV-2. Kể cả Hoa Kỳ cũng đã ngưng chiến lược xét nghiệm nhanh để tìm virus Vũ Hán trên diện rộng.

Công nghệ cũ, áp dụng mới

Việt Nam hiện đang có 2 phương pháp để xét nghiệm virus Vũ Hán là RT-PCR (xét nghiệm dịch phết mũi họng) và test nhanh (xét nghiệm máu). Tuy nhiên, việc sử dụng test nhanh để tầm soát COVID-19 đã được chính thức dừng lại vào ngày 2/8.

Đọc thêm: Bộ Y Tế: Khẳng định không cấp hóa chất xét nghiệm nhanh COVID-19

Phương pháp bổ sung thay thế cho test nhanh là hệ thống xét nghiệm khẳng định GeneXpert. Đây là công nghệ đã được áp dụng từ 2012 để xét nghiệm khuẩn lao với độ đặc hiệu cao. Mẫu sinh phẩm cho xét nghiệm GeneXpert là dịch đờm.

Theo PGS. TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương: "GeneXpert có thể khẳng định được chính xác có hay không có virus trong cơ thể giống như RT-PCR chúng ta vẫn đang dùng." - theo Báo Mới.

Bản chất của xét nghiệm này cũng giống RT-PCR, nhưng hoàn toàn tự động. Công nghệ GeneXpert có thể cho kết quả xét nghiệm chính xác sau 2 tiếng đối với khuẩn lao. Còn theo VnExpress đưa tin: "Test này có thể cho kết quả trong vòng 35-45 phút".

Để sử dụng test nhanh trong khám sàng lọc COVID-19, Bệnh viện Phổi Trung ương dự kiến ngày 15/8 tới sẽ nhập 16.000 test từ Thụy Điển. Những nơi được ưu tiên gửi những test này có Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, TP.HCM… những nơi đang tái bùng phát cục bộ SARS-CoV-2.

Bác sĩ Nhung cũng cho biết Việt Nam hiện đang có khoảng 200 máy xét nghiệm GeneXpert với 28 phòng xét nghiệm cấp II - đủ điều kiện an toàn sinh học để áp dụng công nghệ này. Tuy nhiên, chưa có thông tin cụ thể về địa điểm của 28 phòng thí nghiệm kể trên.

Tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 789 ca nhiễm virus Vũ Hán. Trong đó đã 10 ca tử vong chỉ sau hai tuần, điều chưa từng xảy ra ở đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán cuối 2019 đầu 2020. Ngoài ra, có hơn 170.000 người đang cách ly chờ kết quả xét nghiệm do tiếp xúc gần hoặc nhập cảnh từ vùng dịch.

Vũ Phong



BÀI CHỌN LỌC

Phương pháp xét nghiệm mới của Việt Nam chính xác hơn test nhanh?