Những tác dụng phụ thường gặp của các loại vắc xin

Giúp NTDVN sửa lỗi

Để kiểm soát dịch bệnh, thế giới đã đẩy mạnh phát triển và sử dụng nhiều loại vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu - thử nghiệm ngắn cũng đặt ra nhiều dấu hỏi về tính an toàn của chúng, đặc biệt khi không ít trường hợp xuất hiện tác dụng phụ khá nghiêm trọng. Hiện có 6 loại vắc xin được cấp phép sử dụng khẩn cấp, bao gồm: Moderna, Pfizer, Johnson & Johnson, AstraZeneca, Sputnik V (Nga) và Sinovac (Trung Quốc). Vậy tác dụng phụ cụ thể thường thấy của những loại vắc xin này là gì?

Tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 chủ yếu được chia thành hai loại

Trong đó, bao gồm:

  • Tác dụng phụ cục bộ tại chỗ tiêm, biểu hiện là đau, đỏ và sưng.
  • Các tác dụng phụ toàn thân như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, sốt và ớn lạnh.

Hầu hết các triệu chứng này xuất hiện trong vòng ba ngày sau khi chủng ngừa, và sẽ từ từ biến mất sau hai hoặc ba ngày tiếp đó.

Nhìn chung, nhiều người nghĩ rằng tác dụng phụ của vắc xin là khủng khiếp, trên thực tế, vắc xin gây ra các phản ứng phụ nói chung là điều khá bình thường.

Điều này là do vắc xin được tiêm vào cơ thể người cần kích thích hệ thống miễn dịch, từ đó tạo ra phản ứng miễn dịch và kích thích kháng thể. Bằng cách này, vắc xin có thể có hiệu quả chống lại virus.

Đau và sưng tại chỗ tiêm, cơ thể mệt mỏi, sốt, nhức đầu… là những phản ứng đi kèm với cơ thể sau khi phản ứng miễn dịch được tạo ra, là dấu hiệu của việc hệ thống miễn dịch đang được kích hoạt và bắt đầu hoạt động.

Nó cũng cho thấy hệ thống miễn dịch đang học cách chống lại coronavirus mới và xây dựng một mức độ miễn dịch nhất định.

Cũng có những người không có phản ứng với vắc xin sau khi tiêm. Trường hợp này không cần lo lắng vắc xin có sinh ra kháng thể hay không. Nói chung, bạn không nên quá dựa vào phản ứng của cơ thể để phán đoán, mà cần dựa vào xét nghiệm kháng thể để đánh giá.

Theo dữ liệu lâm sàng của Giai đoạn III, hầu hết mọi người sẽ có một số phản ứng bất lợi sau khi tiêm vắc xin (như cảm lạnh nặng).

Tuy nhiên, những gì chúng ta đang đề cập ở đây là những tác dụng phụ nói chung, nếu xảy ra phản ứng phụ không mong muốn và nghiêm trọng thì cần phải đặc biệt chú ý.

Loại vắc xin nào có ít tác dụng phụ nhất?

Theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của mỗi loại vắc xin Covid-19, có thể đưa ra được kết luận gần như chính xác về những tác dụng phụ mà mỗi loại vắc xin có thể mang lại.

Nhiều người hỏi, vắc xin nào có tác dụng phụ cao và vắc xin nào ít tác dụng phụ hơn?

Trên thực tế, dữ liệu của các vắc xin khác nhau không thể được so sánh trực tiếp, bởi vì chúng không được thực hiện trong cùng một điều kiện thử nghiệm lâm sàng; chẳng hạn như điều kiện thử nghiệm là tại các khu vực khác nhau, bệnh viện khác nhau, nhân viên y tế khác nhau và đối tượng khác nhau; do đó sẽ có sai số hệ thống.

Nhưng chúng ta có thể thấy một số xu hướng từ việc so sánh các dữ liệu này:

1 - Vắc xin Moderna

Vắc xin Moderna thuộc loại vắc xin mRNA. Theo dữ liệu lâm sàng Giai đoạn III của Moderna, phản ứng có hại phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm, xảy ra ở 80% số người, các phản ứng khác như ban đỏ và sưng tấy có tỷ lệ thấp dưới 10%.

Một số người có triệu chứng sưng hạch bạch huyết sau khi tiêm Moderna, nguyên nhân cũng là do hệ thống miễn dịch được kích thích bởi vắc xin và thường sẽ lành tự nhiên trong vòng một tuần.

Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng và đau kéo dài hơn một tuần, cảm giác khó chịu không thuyên giảm theo thời gian mà ngày càng trầm trọng hơn thì nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Các tác dụng phụ toàn thân do Moderna gây ra chủ yếu là mệt mỏi, nhức đầu và đau cơ. Các tác dụng phụ sau mũi tiêm thứ hai nhiều hơn so với lần tiêm đầu tiên.

2 - Vắc xin Pfizer

Vắc xin Pfizer cũng là vắc xin mRNA. Các tác dụng phụ cục bộ phổ biến tương tự như Moderna, bao gồm đau, ban đỏ và sưng.

Các tác dụng phụ toàn thân cũng là mệt mỏi, nhức đầu và đau cơ, phổ biến nhất và tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn một chút so với Moderna.

Sau khi tiêm vắc xin Pfizer lần thứ hai, các tác dụng phụ tại chỗ không thay đổi đáng kể, nhưng các tác dụng phụ toàn thân tăng lên khá nhiều.

3 - Vắc xin AstraZeneca

Vắc xin AstraZeneca là vắc xin vectơ adenovirus. Tác dụng phụ cục bộ chính của nó là đau, mềm và sốt da. Các tác dụng phụ toàn thân cũng giống như các loại vắc xin khác.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, AstraZeneca đã thử nghiệm liều cao (liều tiêu chuẩn) và liều thấp, cũng như ở những người ở các độ tuổi khác nhau.

Kết quả cho thấy những người có liều lượng tiêm cao hơn và những người trẻ tuổi có nhiều tác dụng phụ hơn. Điều này là do những người trẻ tuổi có khả năng miễn dịch mạnh hơn, và cơ thể của họ phản ứng mạnh hơn sau khi được tiêm chủng.

Không giống như các loại vắc xin khác, AstraZeneca có ít tác dụng phụ hơn sau lần tiêm thứ hai so với lần tiêm đầu tiên.

Gần đây, vắc xin AstraZeneca đã thu hút nhiều sự chú ý do các biến cố huyết khối, kết quả nghiên cứu và nhận định hiện tại của Cơ quan Thuốc Châu Âu (EMA) là huyết khối không liên quan trực tiếp đến vắc xin.

Trên thực tế, nhiều người có thể không nhận thấy rằng AstraZeneca đã báo cáo 2 trường hợp viêm tủy sống trong quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III. Đây là một trường hợp bất lợi không mong muốn giống như huyết khối.

Vào thời điểm đó, thử nghiệm lâm sàng bị tạm dừng, và hội đồng chuyên gia độc lập xác nhận rằng một trường hợp không liên quan đến vắc xin, nhưng trường hợp khác vẫn có thể liên quan.

4 - Vắc xin Johnson & Johnson

Vắc xin Johnson & Johnson hiện là loại vắc xin duy nhất chỉ cần tiêm một mũi. Đây cũng là một loại vắc xin vectơ adenovirus và các tác dụng phụ cục bộ của nó rất giống với các loại vắc xin khác.

Phản ứng phụ chính là đau, ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác như ban đỏ và sưng tấy hiếm gặp. Các tác dụng phụ toàn thân do vắc xin Johnson & Johnson gây ra cũng được biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.

Nhóm người trẻ (18-55 tuổi) bị phản ứng có hại cao hơn đáng kể so với người già (trên 65 tuổi).

5 - Vắc xin Sputnik V của Nga

Vắc xin Sputnik V của Nga là vắc xin hỗn hợp vectơ adenovirus.

Các tác dụng phụ mà nó gây ra chủ yếu là các triệu chứng giống như cảm cúm.

6 - Vắc xin Sinovac của Trung Quốc

Sinovac được tiêm chủng rộng rãi ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.

Loại vắc xin này hiện chỉ có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I và giai đoạn II, và chỉ có 348 người tham gia thử nghiệm, tỷ lệ phản ứng có hại thấp hơn đáng kể so với các vắc xin khác, chỉ hơn 20%.

Từ quan điểm học thuật, dữ liệu của Kexing có hai điểm nghi ngờ:

  • Đầu tiên, những người được tiêm vắc xin và giả dược (nước muối sinh lý thông thường) có xác suất tác dụng phụ gần như giống nhau.

Nói chung, trong các thử nghiệm lâm sàng, sẽ có hai nhóm được thành lập, một nhóm được tiêm vắc xin và nhóm còn lại được tiêm giả dược (nước muối sinh lý thông thường) để so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm.

Trong số các loại vắc xin Covid-19 khác, tỷ lệ tác dụng phụ của nhóm tiêm vắc xin cao hơn đáng kể so với nhóm giả dược: nhóm giả dược nói chung là 10% đến 20% và nhóm tiêm vắc xin là 70% đến 80%, hoặc thậm chí cao hơn.

Đây là một hiện tượng tự nhiên, vì việc tiêm nước muối thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, cũng như không kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra bất kỳ phản ứng nào. 20% tác dụng phụ thường do yếu tố tâm lý.

Khả năng xảy ra phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin Sinovac tương tự như khi tiêm nước muối thông thường, điều này khá khó hiểu. Hơn nữa, tỷ lệ mắc tác dụng phụ ở nhóm dùng vắc xin thậm chí còn thấp hơn so với nhóm dùng giả dược.

Việc xuất hiện các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin cho thấy hệ thống miễn dịch đang được kích thích để hình thành các kháng thể chống lại virus corona. Trong khi đó, kết quả thử nghiệm ở nhóm tiêm Sinovac lại cho thấy tác dụng phụ rất thấp (thấp hơn cả nhóm tiêm giả dược).

Điều đó khiến nhiều người nghi ngờ về hiệu năng của Sinovac, liệu vắc xin này đủ khả năng kích thích phản ứng miễn dịch để tạo ra kháng thể và bảo vệ trước coronavirus hay không?

  • Thứ hai, tỷ lệ tác dụng phụ ngoài ý muốn không liên quan đến liều lượng tiêm.

Nói chung, liều tiêm càng cao thì tác dụng phụ càng nhiều. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của vắc xin Sinovac thì dường như không có quy luật đó, một số nhóm liều thấp có tác dụng phụ cao hơn nhóm liều cao. Không phù hợp với lẽ thường.

Các chuyên gia hiện mong đợi dữ liệu lâm sàng quy mô lớn hơn của vắc xin Sinovac ở giai đoạn III, nhưng đến nay nó vẫn chưa được công bố; và số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I-II của nó thậm chí cũng rất ít. Vì vậy chất lượng nói chung của vắc xin Trung Quốc vẫn là một dấu hỏi.

Bảo Vy
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Những tác dụng phụ thường gặp của các loại vắc xin