Những cách hỗ trợ cơ thể trước sự tấn công của COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chế độ ăn và lối sống là những cách đơn giản tăng cường hệ miễn dịch chống lại COVID-19 ngay cả khi bạn nhiễm bệnh. Tiến sĩ Ashley Turner đưa ra 7 biện pháp đơn giản và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Tăng cường Vitamin D

Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người có hàm lượng vitamin D thấp có nhiều khả năng mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng hơn.

Vitamin D đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt các đại thực bào, kích thích các peptide kháng khuẩn, điều chỉnh các tế bào TH17, cũng như điều chỉnh các cytokine. Những tác dụng hỗ trợ miễn dịch mạnh mẽ của vitamin D sẽ giúp bệnh nhân COVID-19 giảm sự tiến triển, mức độ nghiêm trọng và thời gian bị bệnh.

Hơn nữa, các biến chứng sau nhiễm virus dường như được giải quyết tương đối nhanh chóng nếu tối ưu hóa mức vitamin D của bệnh nhân. Một lưu ý đáng quan tâm với các đọc giả là vitamin D, một loại vitamin tan trong chất béo, nên nếu uống quá nhiều có thể gây ngộ độc. Do đó, biết nồng độ vitamin D trong máu sẽ giúp chúng ta bổ sung nó an toàn hơn. Nguồn vitamin D an toàn nhất là ánh sáng mặt trời.

2. Tăng cường Glutathione

Glutathione là chất chống oxy hóa chính của cơ thể, giúp chúng ta chống lại nhiễm trùng. Đồng thời, nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm và giúp cơ thể giải độc.

Nghiên cứu cho thấy, sự thiếu hụt glutathione có liên quan đến các biểu hiện nghiêm trọng của bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Do đó, việc tối ưu hóa mức độ glutathione vô cùng có lợi cho bệnh nhân trong thời gian bị bệnh và trong suốt quá trình hồi phục. Đối với một số người, N-acetyl-cysteine​(NAC) sẽ được dung nạp tốt hơn glutathione. NAC là tiền thân của glutathione và cũng có thể được xem là một chất hiệu quả để xây dựng mức glutathione.

Chúng tôi thường khuyến nghị bệnh nhân bổ sung glutathione liposomal để có độ sinh khả dụng tốt nhất. Trong một số trường hợp, việc sử dụng glutathione khí dung cho bệnh nhân có thể đem lại những lợi ích nhất định do nó tác động trực tiếp đến mô phổi, nơi virus COVID-19 thường tấn công nhất. Ngoài ra, glutathione cũng có thể dùng đường tĩnh mạch.

3. Hỗ trợ miễn dịch

Hỗ trợ hệ thống miễn dịch là điều vô cùng quan trọng giúp cơ thể chống lại COVID-19, và nhanh hồi phục nếu bị nhiễm bệnh. Bản thân bác sĩ chúng tôi thường sử dụng và khuyên bệnh nhân nên dùng các chất dinh dưỡng và hợp chất hỗ trợ miễn dịch khác nhau bao gồm vitamin C, kẽm, vitamin A, curcumin, resveratrol, v.v.

Chúng tôi cũng sử dụng các chất dinh dưỡng và hợp chất hỗ trợ miễn dịch khác nhau thông qua đường tĩnh mạch. Điều này giúp các tế bào có thể sử dụng chúng một cách trực tiếp. Ngoài ra, Chúng tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ miễn dịch đường tĩnh mạch nhằm phòng ngừa và giúp phục hồi khi bị nhiễm bệnh.

Một lưu ý quan trọng khác là một số chất dinh dưỡng có thể có lợi trong việc làm chậm quá trình nhân lên của virus. Chúng có thể bao gồm L-lysine, melatonin và kẽm.

4. Kiểm soát căng thẳng

Stress. Điều mà con người gặp mọi lúc, mọi nơi, chi phối mọi thứ trong cuộc sống từ thể chất, tinh thần, cảm xúc cho đến các mối quan hệ trong xã hội. Trong đó, tinh thần và cảm xúc đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo hệ miễn dịch có thể hoạt động bình thường.

Những cách hữu giúp chúng ta giảm căng thẳng và duy trì cảm xúc và tinh thần tố: cầu nguyện, thiền định, chánh niệm, nuôi dưỡng lòng biết ơn, các phương pháp thở khác nhau và giao tiếp với những người thân yêu và bạn bè.

Duy trì mối quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ với những người khác là rất quan trọng để tăng cường sức khỏe tâm thần và giảm lo âu hoặc trầm cảm.

5. Giảm bớt tiếp xúc với những độc tố từ môi trường

Hàng ngày, chúng ta đang tiếp xúc thường xuyên với các chất độc đến từ môi trường xung quanh. Một số thủ phạm chính có thể kể tên là không khí, nước, thực phẩm, sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm làm đẹp, xăng dầu, chất dẻo và những thứ khác. Những chất độc này có thể tích tụ, làm suy giảm khả năng hoạt động tối ưu của cơ thể đặc biệt là hệ miễn dịch.

Ở đây, chúng tôi không nhấn mạnh đến chất độc nào mà bạn phải tiếp xúc. Chủ yếu chỉ nói là thật không may, chúng ta đã sử dụng rất nhiều hợp chất độc hại để khử trùng mọi thứ trong đại dịch COVID. Điều này không chỉ giúp tiêu diệt virus mà còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch và phá vỡ hệ vi sinh vật của cơ thể. Chúng tôi khuyến khích bệnh nhân và độc giả nên chọn những cách an toàn hơn, không độc hại để làm sạch bề mặt và sát trùng.

6. Chế độ ăn kiêng Ketogenic & Nhịn ăn

Tình trạng trao đổi chất của con người có thể cản trở hoặc thúc đẩy sự nhân lên của virus. Thật không may, những người luôn trong tình trạng tiêu thụ đường là những người dễ bị nhiễm virus nhất. Đây là một lý do quan trọng giải thích tại sao chúng ta thấy những cá nhân mắc một số bệnh đi kèm thường mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Việc chuyển đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể từ trạng thái tiêu thụ đường sang sử dụng chất béo đã được chứng minh là có thể làm chậm quá trình sao chép của virus. Bất cứ lúc nào lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ sử dụng nó làm năng lượng chính. Chỉ khi ở trong trạng thái đói cơ thể mới sử dụng chất béo hay còn gọi chuyển hóa ketone.

Nguồn năng lượng chính virus dùng để nhân lên chính là đường. Khi cơ thể sử dụng đường càng nhiều thì virus càng phát triển mạnh, và càng dễ thoát khỏi sự truy đuổi của hệ miễn dịch do khả năng ngụy trang của virus. Do đó, để chống lại điều này, chúng tôi khuyên bạn nên giảm tiêu thụ những thức ăn nước uống chứa đường và carbohydrate mà tập trung vào sử dụng thực phẩm chứa chất béo và protein lành mạnh.

Ngoài ra, một cách khác là kéo dài thời gian nhịn ăn của bạn qua đêm ít nhất 12-14 giờ và làm việc với thời gian nhịn ăn dài hơn. Điều này giúp cơ thể chuyển qua sử dụng chất béo làm năng lượng, đồng thời hạn chế được sự tái tạo của virus.

7. Tìm kiếm nguyên nhân cơ bản

Thông thường, những yếu tố tiềm ẩn có thể làm một người nào đó dễ bị nhiễm virus hơn. Các khía cạnh khác chúng ta cần xem xét là rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng hormone, dị ứng thực phẩm, bệnh tự miễn, tiếp xúc với độc chất, rối loạn khuẩn đường ruột và các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc mãn tính khác. Xác định và điều trị những yếu tố này có thể có tác động tích cực đến hệ miễn dịch và sức khỏe.

Tiến sĩ Ashley Turner là một bác sĩ được hội đồng chứng nhận về sức khỏe toàn diện, liệu pháp thiên nhiên được đào tạo theo phương pháp truyền thống. Tác giả là người mẹ của ba cô con gái.

Thiện Đức

Theo ET tiếng Anh

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Những cách hỗ trợ cơ thể trước sự tấn công của COVID-19