Nhiều hãng dược phẩm lớn đang thử nghiệm thuốc trị Covid-19 dạng viên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hãng dược Shionogi của Nhật Bản thông báo đang tiến hành thử nghiệm trên người dạng thuốc viên mới, nhằm hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Không chỉ vậy, nhiều hãng dược phẩm lớn khác trên thế giới hiện cũng đang theo đuổi mục tiêu trên.

Theo báo Tuổi Trẻ, Shionogi - hãng dược có trụ sở tại thành phố Osaka (Nhật Bản), là công ty từng tham gia phát triển thuốc trị mỡ máu Crestor, mới đây cho biết họ đang bắt đầu thử nghiệm trên người loại thuốc uống một viên mỗi ngày để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19.

Theo báo Wall Street Journal, kế hoạch thử nghiệm đã được bắt đầu vào tháng này với mục tiêu trung hoà virus trong chưa đến một tuần. Công ty sẽ kiểm tra hiệu quả của thuốc cũng như các tác dụng phụ nếu có. Hãng dự kiến quá trình thử nghiệm sẽ kéo dài tới năm sau.

Trong khi đó, hãng Pfizer thông báo thuốc viên điều trị Covid-19 của họ, với liều lượng uống 2 viên/ngày có thể sẽ sớm ra mắt trong năm nay. Hãng này cũng đang chuẩn bị thử nghiệm trên 2.000 người bằng một loại thuốc kháng virus khác kết hợp với thuốc tăng cường.

Tại Mỹ, hãng dược Merck Sharp & Dohme (còn được biết đến là Merck & Co., Inc. tại Mỹ và Canada) đã thông báo thuốc molnupiravir của họ có khả năng giảm tải lượng virus ở các bệnh nhân Covid-19, đồng thời giảm nguy cơ nhập viện đối với các bệnh nhân nhiễm virus.

Hydroxychloroquine - Một phương thuốc hiệu quả, rẻ tiền nhưng không được truyền thông ưa chuộng?

Vào tháng 5/2020, Tạp chí The Lancet đã xuất bản một nghiên cứu chỉ trích thuốc Hydroxychloroquine (viết tắt là: HCQ, hay còn gọi là “ký ninh”) không có hiệu quả trong điều trị COVID-19.

Tuy nhiên, kết quả này đã vấp phải sự chỉ trích và lên án từ 180 bác sĩ và nhà nghiên cứu. Theo đó, những người chỉ trích đã cho rằng dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu bị thiếu sót trầm trọng, từ đó dẫn đến kết quả không chính xác. Điều này đã buộc The Lancet phải thu hồi lại báo cáo.

Đến ngày 28/7/2020, gần 20 bác sĩ của American’s Frontline Physicians - Liên Hiệp Hội của 6 Tổ chức Y khoa Hoa Kỳ, đã từ nhiều bang tập trung tại Washington D.C để họp báo và công bố thông tin về hiệu quả của thuốc ký ninh trong điều trị Covid-19. Theo đó, HCQ hiện là loại thuốc có hiệu quả nhất trong phòng chống virus corona. Họ cũng chỉ trích các chính khác toàn cầu đã chính trị hoá thuốc HCQ, khiến nhiều người thiệt mạng một cách không cần thiết.

Nghiên cứu cho thấy Hydroxychloroquine an toàn nếu sử dụng đúng

Các nghiên cứu ở một số quốc gia cho thấy, bệnh nhân nhiễm virus sử dụng HCQ ngay trong tuần đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng đem lại hiệu quả cao.

Một phân tích hồi cứu được thực hiện tại 6 cơ sở của hệ thống bệnh viện Henry Ford từ 10/3 - 2/5/2020 với sự tham gia của hơn 2.500 bệnh nhân Covid-19. Các bệnh nhân tại đây được áp dụng phác đồ điều trị chuẩn bao gồm HCQ kết hợp với kháng sinh azithromycin (Z-pak) hoặc doxycycline.

Kết quả cho thấy, bệnh nhân không được điều trị với phác đồ HCQ có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi (26.4%) so với những người được sử dụng (13%).

Giáo sư - Tiến sĩ Harvey Risch của Trường Y tế Công cộng Yale công khai ủng hộ nghiên cứu này trên tạp chí American Journal of Epidemicology. Ông đưa ra 3 lý do để giải thích về một số nghiên cứu cho rằng HCQ không hiệu quả:

  • Đầu tiên, nhiều nghiên cứu thực hiện khi bệnh nhân đã rơi vào tình trạng quá nguy kịch, quá muộn để sử dụng phác đồ điều trị với HCQ.
  • Tiếp theo, Giáo sư Risch nhận định rằng, hiếm có nghiên cứu nào tìm hiểu về phác đồ kết hợp giữa HCQ, kẽm và kháng sinh Z-pak.
  • Cuối cùng là hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng Hydroxychloroquine liều cao để điều trị bệnh nhân COVID-19. WHO cho biết một liều chloroquine 1500mg được coi là độc hại, và liều 2000mg thì có thể gây tử vong; các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng thì trái lại, họ hầu như đều dùng liều 1200-2400 mg trong 24 giờ đầu tiên.

Bằng chứng sống về công hiệu của Hydroxychloroquine

 

  • Nghị sĩ bang Texas Louie Gohmert

 

Ngày 29/7/2020, nghị sĩ Cộng hoà bang Texas Louie Gohmert (66 tuổi) nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với virus. Tuy nhiên chỉ hai tuần sau, ông đã nhanh chóng khỏi bệnh.

Trao đổi với Sean Hanity trên Fox News ngày 5/8/2020, ông Gohmert tin rằng phác đồ điều trị gồm sự kết hợp giữa Hydroxychloroquine - Kháng sinh azithromycin (Z-pak) & Kẽm đã giúp ông hồi phục.

 

  • Số ca Covid-19 ở Ấn Độ giảm mạnh sau khi cho dùng thuốc Hydroxychloroquine

 

Kể từ khi Bộ Y tế Ấn Độ cập nhật lại bản hướng dẫn (28/4) về việc cách ly, điều trị những người không có triệu chứng và người có triệu chứng nhẹ đối với Covid-19, nước này đã ghi nhận sự sụt giảm ca nhiễm đáng kể, từ hơn 400.000 ca/ngày xuống còn hơn 300.000 ca/ngày (tính đến ngày 18/5).

Bản cập nhật mới yêu cầu những bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên uống Ivermec (200 mcg/kg mỗi ngày/lần) trong vòng 3 - 5 ngày.

Những người chăm sóc bệnh nhân ở diện cách ly nên dùng HCQ dự phòng theo phác đồ và theo quy định của nhân viên y tế điều trị.

Ngoài ra, Bộ Y tế Ấn Độ còn dùng Remdesivir trong những trường hợp đặc biệt nếu bệnh nhân có biểu hiện bệnh từ vừa đến nặng cần hỗ trợ oxy.

Hiện trên toàn cầu có tổng cộng hơn 290 nghiên cứu cho thấy thuốc Hydroxychloroquine hiệu quả trong việc phòng chống và điều trị Covid-19. Mặc dù vậy, HCQ vẫn đối mặt với một số cảnh báo cho rằng việc sử dụng không đúng cách có thể mang đến những tác dụng phụ.

Hoàng Tuấn



BÀI CHỌN LỌC

Nhiều hãng dược phẩm lớn đang thử nghiệm thuốc trị Covid-19 dạng viên