Người nhiễm Covid-19 càng béo thì càng dễ tử vong, cẩn thận nếu chỉ số BMI vượt quá mức này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nếu những người béo phì bị mắc Covid-19, họ sẽ có nguy cơ bị bệnh nặng, thậm chí tử vong. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số BMI của cơ thể (kg/m^2) nếu vượt qua con số này thì phải rất cẩn thận.

Người béo phì nếu mắc Covid-19 sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, trẻ em cũng không ngoại lệ

Một phụ nữ ở Đài Loan ngoài 30 tuổi đã mắc Covid-19 và qua đời sau 12 ngày kể từ khi phát bệnh. Đặc biệt, nạn nhân không có tiền sử các bệnh mãn tính. Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Đài Loan tuyên bố rằng người phụ nữ nặng 90kg, các chuyên gia y tế nhận định rằng chứng béo phì của cô đã khiến bệnh tình nặng thêm và tử vong.

Béo phì là một bệnh mãn tính phổ biến và nghiêm trọng. Ở nhiều quốc gia nơi dịch Covid-19 bùng phát, dữ liệu thống kế cho thấy thấy những người béo phì có nguy cơ nhiễm siêu vi trùng cao hơn.

CDC Hoa Kỳ chỉ ra rằng nếu một người thừa cân bị nhiễm virus, nguy cơ nhập viện có thể tăng gấp đôi. Trọng lượng càng nặng thì rủi ro càng cao. Thống kê vào cuối năm 2020 cho thấy, 30.2% người lớn nhập viện vì coronavirus mới ở Hoa Kỳ là do béo phì.

Tác hại của bệnh béo phì cũng không ngoại lệ kể cả đối với người trẻ và trẻ em. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng trẻ em bị béo phì, nếu chúng bị nhiễm coronavirus mới, có khả năng phải dùng đến mặt nạ thở, hoặc thậm chí là ECMO.

Người béo phì không chỉ dễ phát bệnh nặng mà còn có nguy cơ tử vong cao. Một nghiên cứu được Cục Dịch tễ học và Nhiễm trùng Đài Loan công bố năm nay đã chỉ ra rằng trong các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Mexico, nguy cơ tử vong và trầm trọng thêm tình trạng bệnh đối với những người béo phì tăng gấp đôi.

Chú ý đến chỉ số BMI trên 23

Vậy khi nào chúng ta nên cẩn thận? Chỉ số khối cơ thể (BMI) (kg/m^2) được dùng làm thước đo mức độ béo phì. Theo tiêu chuẩn của CDC Hoa Kỳ, người có cân nặng bình thường có chỉ số BMI dao động trong phạm vi từ 18.5 - 24.9.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí The Lancet Diabetes and Endocrinology vào tháng 4 năm nay, trong số hơn 6 triệu bệnh nhân nhiễm Covid-19 có chỉ số BMI trung bình là 26.8, khoảng 0.2% (tương đương 1.200.000 người) phải nhập viện, 0.02% (khoảng 120.000 người) vào khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), trong khi có khoảng 0.08% (tức khoảng 480.000) trường hợp tử vong.

Ngoài ra, chỉ số BMI trên 23 có liên quan đến các trường hợp nhập viện vì coronavirus, còn chỉ số BMI trên 28 lại liên quan đến các ca tử vong. Bên cạnh đó, chỉ số BMI trên 28 cũng đã thuộc phạm vi thừa cân.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi chỉ số BMI vượt quá 23, dù chỉ tăng một chút cũng sẽ có tác động tiêu cực lớn hơn đến tình trạng bệnh sau khi nhiễm Covid-19.

Một bài báo trên tạp chí học thuật Science vào tháng 9 năm ngoái đã đề cập rằng, những người béo phì sẽ bị viêm mãn tính ở một mức độ nhất định trong cơ thể, và các tế bào mỡ cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch.

Béo phì cũng làm giảm dung tích phổi khiến người bệnh khó thở hơn. Anne Dixon, là một bác sĩ và nhà khoa học tại Đại học Vermont, người nghiên cứu về bệnh béo phì và bệnh phổi, đã chỉ ra rằng chất béo ở bụng đẩy cơ hoành lên, khiến các cơ dưới khoang ngực nén phổi và hạn chế luồng không khí. Khi dung tích phổi bị giảm, đường dẫn khí ở thùy dưới của phổi sẽ xẹp xuống, vốn là nơi nơi lượng máu đến để cung cấp oxy nhiều hơn cho thùy trên. Nếu những người béo phì có tình trạng này thì sau khi mắc bệnh sẽ trở nặng nhanh hơn.

Đồng thời, máu của người béo phì dễ đông hơn, coronavirus mới sẽ làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, khiến người béo phì sau nhiễm trùng càng nguy kịch hơn. Beverley Hunt, một chuyên gia quốc tế về huyết khối nổi tiếng tại Vương quốc Anh cho biết, máu của bệnh nhân béo phì mắc Covid-19 là “đặc nhất tôi từng thấy kể từ khi tôi hành nghề y”.

Những yếu tố này đã khiến những người béo phì trở thành nhóm có nguy cơ cao trong dịch bệnh này, cách tốt nhất để giảm nguy cơ là giảm cân.

Bài báo chỉ ra rằng ngay cả khi bạn chỉ giảm cân một chút, bạn có thể giảm nguy cơ bệnh nặng hơn sau khi nhiễm virus. Vì vậy, những người thừa cân nên bắt đầu một chế độ ăn uống lành mạnh càng sớm càng tốt, bao gồm ăn nhiều trái cây và rau quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, thực hiện các bài tập thể dục và đảm bảo ngủ đủ giấc, những điều này đều giúp giảm cân và ngăn ngừa tình trạng tiếp tục tăng cân.

Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019. Chính quyền Bắc Kinh đã che giấu thông tin khiến dịch bệnh nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và thế giới. Đến nay, dịch Covid-19 đã truyền đến hơn 200 quốc gia, khiến hơn 190 triệu người nhiễm bệnh và hơn 4 triệu người tử vong.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Người nhiễm Covid-19 càng béo thì càng dễ tử vong, cẩn thận nếu chỉ số BMI vượt quá mức này