Ngủ trưa: Liệu pháp đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao hiệu quả công việc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Rối loạn nhịp sinh học là hiện tượng cơ thể không thích nghi kịp thời với sự thay đổi của điều kiện môi trường bên ngoài. Những người gặp tình trạng này thường cảm thấy uể oải cùng nhiều triệu chứng khác. Các chuyên gia y tế khuyến khích giấc ngủ trưa ngắn để cải thiện vấn đề này, đồng thời luyện tập một số bài tập đơn giản để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong công việc.

Khi con người mắc hội chứng trễ thời gian, năng lực dù mạnh đến đâu cũng rất khó để làm tốt mọi việc.

Khái niệm nhịp sinh học đề cập đến sự tích hợp các nhịp điệu hoạt động khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như chu kỳ ngủ-thức, điều hòa nhiệt độ cơ thể, chu kỳ huyết áp, chu kỳ nhịp tim, chu kỳ đại tiện...

Khi du lịch nước ngoài bằng máy bay, nhịp ngủ và huyết áp có thể lập tức thích ứng với nhịp sống ở nước ngoài, nhịp tim cũng có thể nhanh chóng thích ứng. Tuy nhiên, phải mất khoảng 7 đến 10 ngày để nhiệt độ cơ thể hoặc sự vận hành của hệ tiêu hoá hoàn toàn thích nghi với nhịp sống mới. Do đó, nhịp sinh học của con người sẽ hoàn toàn bị gián đoạn.

Đây là hiện tượng lệch múi giờ sinh học.

Đối với hiện tượng này, có người chỉ mất một tuần, nhưng cũng có người mất nhiều tháng để kịp thích nghi và làm quen với môi trường mới.

Trước khi thích nghi hoàn toàn, cơ thể bạn sẽ cảm thấy một loạt các triệu chứng khác nhau như: mệt mỏi, toàn thân lờ đờ, giấc ngủ rối loạn, mỏi mắt, phản ứng chậm chạp, hiệu suất làm việc giảm sút, rối loạn tiêu hóa, trầm cảm, chán ăn, nặng đầu, thiếu tỉnh táo, rối loạn nhịp sống, giảm sinh lực, buồn nôn, khó chịu, chán ăn, táo bón...

Lệch múi giờ sinh học được định nghĩa là "đồng hồ sinh học không thể thích ứng với thời gian sống của thế giới bên ngoài, dẫn đến những khó chịu khác nhau về thể chất và tinh thần".

Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng khác nhau được sắp xếp lần lượt theo thứ tự từ cao xuống thấp: rối loạn giấc ngủ (67%), buồn ngủ ban ngày (17%), giảm hoạt động trí óc (14%), mệt mỏi (11%), giảm cảm giác thèm ăn (10%), phản ứng chậm chạp (9%), chóng mặt (6%), rối loạn tiêu hóa (4%), mỏi mắt (3%), lo lắng (3%), v.v.

Chợp mắt 15 phút vào buổi trưa để đạt hiệu quả tối đa

Theo thói quen vốn có, đồng hồ sinh học của một người trong điều kiện sống mới chưa kịp thích nghi, sẽ khiến họ thường xuyên cảm giác bị buồn ngủ. Vì vậy, để có được giấc ngủ ngon hơn, điều cốt yếu là bạn phải hiểu đầy đủ về vai trò của đồng hồ sinh học và tận dụng nó một cách hiệu quả. Ngoài nhịp sinh học 24 giờ, con người cũng có nhịp sinh học 12 giờ, và cơn buồn ngủ là một trong số đó.

Chúng ta đều xuất hiện trạng thái buồn ngủ mạnh nhất từ ​​2 đến 3 giờ đêm, nhưng sẽ có một cơn buồn ngủ cao điểm khác vào khoảng 2 giờ chiều. Vì vậy, từ quan điểm của nhịp sinh học, giấc ngủ ngắn là rất tự nhiên. Chỉ cần chợp mắt 15 phút là bạn có thể giảm cơn buồn ngủ ban ngày và tập trung hơn trong công việc. Đương nhiên nó có thể giúp cải thiện hiệu quả công việc vào buổi chiều.

Một cuộc khảo sát nhắm vào học sinh trung học và phát hiện ra rằng, thói quen ngủ trưa có thể giúp cải thiện điểm thi đại học. Khi tham gia vào công việc nguy hiểm ngoài trời, một giấc ngủ ngắn từ 15 đến 30 phút có thể duy trì sự tập trung một cách tối đa. Ngoài ra, có thông tin cho rằng giấc ngủ trưa có thể giúp người cao tuổi phòng chống bệnh Alzheimer hiệu quả.

Tuy nhiên, ngủ trưa hơn 30 phút sẽ làm tiêu hao hormone ngủ (chất gây ngủ), từ đó dẫn đến mất ngủ vào ban đêm. Những người bị mất ngủ không có nhiều hormone này, vì vậy việc ngủ trưa dài bị nghiêm cấm.

Để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ trưa nên kết thúc trước 3 giờ chiều, thời gian chỉ nên giới hạn từ 15 đến 30 phút.

Nếu bạn chợp mắt hơn 30 phút, không những hormone ngủ bị tiêu hao mà còn mất nhiều thời gian hơn để trở lại hiệu quả công việc ban đầu sau khi thức dậy. Bạn có thể uống một tách trà trước khi đi ngủ, vì chất kích thích trong trà sẽ phát huy tác dụng chậm nhất sau 30 phút, từ đó giúp bạn tỉnh táo.

Làm việc 90 phút và nghỉ ngơi trong 5 phút: Kích thích khả năng sáng tạo

Muốn nâng cao kết quả công việc thì phải có trực giác sáng tạo.

Càng căng thẳng thì đầu óc càng rối loạn. Tuy nhiên, chính vì những điều kiện khắc nghiệt đó mới có thể khơi dậy nguồn cảm hứng nổi bật, làm cho các sản phẩm sáng tạo trở nên mới lạ hơn. Nói cách khác, đó là quá trình biến những áp lực, kích thích cực đoan thành vật chất.

Chỉ cần bạn chặn mọi tác nhân gây mất tập trung bên ngoài và tập trung giải quyết vấn đề, cảm hứng sẽ tự nhiên xuất hiện bất ngờ. Phần chịu trách nhiệm cho vấn đề này là phần vỏ não phía trước. Những ý tưởng bắt nguồn từ đây vừa kỳ lạ vừa mới mẻ, nhưng loại kỹ thuật này không phải là thứ bạn có thể tuỳ ý có được, thay vào đó, bạn phải dựa vào sự luyện tập.

Mặt khác, có một phần vỏ não trung gian nằm gần vỏ não phía trước, có thể tạo ra nhiều ý tưởng dựa trên kinh nghiệm hoặc kiến ​​thức, nhưng hầu hết chúng đều là những ý tưởng thông thường.

Nếu bạn muốn nâng cao khả năng sáng tạo trực quan của mình, bạn phải tận dụng triệt để quy luật sinh học 5 phút và 90 phút. Đừng chỉ làm việc một cách đơn điệu, hãy cố gắng tập thói quen nghỉ ngơi 5 phút sau mỗi 90 phút làm việc căng thẳng.

Ví dụ: sau mỗi 90 phút, dành 5 phút nghe nhạc cũng là một cách; hoặc cứ sau 90 phút, tìm ai đó để trò chuyện đơn giản, hít thở một hơi, hoặc dạo quanh văn phòng và làm những gì bạn thích, rồi lại quay về guồng làm việc vốn có. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại.

5 phút và 90 phút là nhịp sinh học ngắn hạn được sử dụng trong để tăng cường sinh lực. Việc kích thích chúng có thể kích hoạt phần vỏ não trước và ức chế vừa phải phần vỏ não trung gian. Bằng cách này, cảm hứng sẽ xuất hiện dễ dàng hơn.

Bài viết này được xuất bản dưới sự ủy quyền của Nhà xuất bản Văn hóa Da Shi, và được trích từ "Phương pháp điều hòa y học thời gian” của tác giả: Bác sĩ Otsuka Kuniaki.

(*) Ảnh chủ đề: Daniel Foster Flickr - CC BY-NC-SA 2.0

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Ngủ trưa: Liệu pháp đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao hiệu quả công việc