Nghiên cứu: Lá chè dại của châu Phi giúp giảm tình trạng bệnh tiêu chảy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại Ethiopia, những lá chè dại được được sử dụng chữa bệnh tiêu chảy theo truyền thống, theo báo cáo năm 2010, tiêu chảy là nguyên nhân chính gây ra ít nhất 20% số ca tử vong ở trẻ em của nước này...

Cây chè dại có tên khoa học là osyris quadripartita, thường được gọi là cây chè dại, thuộc họ đàn hương - Santalaceae. Cây chè dại được sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền tại Châu Phi, lá của nó được dùng để điều trị sốt rét ở Ethiopia, và điều trị ung thư ở Algeria.

Đặc biệt tại Ethiopia, những lá chè được được sử dụng ở nhiều vùng khác nhau để chữa bệnh theo truyền thống. Tiêu chảy là một căn bệnh phổ biến, rất dễ điều trị ở các nước phát triển, nhưng nó là nguyên nhân chính gây ra ít nhất 20% số ca tử vong ở trẻ em nước này, theo báo cáo năm 2010.

Để xác minh điều này, các học giả Ethiopia đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu hoạt động chống tiêu chảy của lá cây chè dại. Những thảo luận và phát hiện của họ đã được công bố vào cuối năm 2020 và đăng trên Tạp chí Y học Tích hợp Thực chứng (JEBIM).

Thử nghiệm lá chè dại trên động vật

Các học giả đã làm nghiên cứu trên chuột để kiểm nghiệm tác dụng của lá cây chè dại. Họ sử dụng những chú chuột bị tiêu chảy do dầu thầu dầu để làm đối tượng nghiên cứu. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh hoạt động của lá chè dại ở liều lượng chiết xuất khác nhau (100/ 200/400mg mỗi kí) với các loại thuốc tiêu chuẩn.

Báo cáo từ thí nghiệm đã chỉ ra, ở tất cả các liều lượng thử nghiệm, chiết xuất từ ​​cây chè dại đã làm giảm đáng kể lượng phân ướt. Liều cao nhất của chiết xuất này làm giảm đáng kể nhất tần suất đi đại tiện ở chuột bị tiêu chảy do dầu thầu dầu.

Ngoài ra, những chất đó cũng làm giảm thể tích ruột ở tất cả các liều thử nghiệm. Các học giả lưu ý rằng: kết quả điều trị với liều 200 và 400 mg chiết xuất lá chè dại (trên 1kg cân nặng) tốt hơn so với sử dụng thuốc tiêu chuẩn, loperamide - một loại thuốc uống làm chậm chuyển động của ruột để làm giảm nhu động ruột.

Các nhà nghiên cứu không quan sát thấy bất kỳ tác dụng ức chế nào đáng kể từ chiết xuất này - dù ở bất kỳ liều lượng thử nghiệm nào. Dựa trên những phát hiện này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng: chiết xuất methanolic từ cây chè dại là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để đối phó với bệnh tiêu chảy.

Các biện pháp điều trị tiêu chảy tại nhà

Thông thường, các phương pháp điều trị tiêu chảy gắn với các tên thuốc không kê đơn như loperamidebismuth subsalicylate. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng đi kèm các tác dụng phụ như đau bụng, táo bón, chóng mặt, buồn nôn, và nôn. Vì vậy, hãy thử những cách sau trước khi cân nhắc đến việc dùng thuốc để chữa chứng táo bón:

Bù nước và điện giải - Tiêu chảy có thể gây mất nước, vì vậy, uống nhiều nước, hoặc đồ uống có chứa điện giải là rất quan trọng để phục hồi cơ thể. Bù nước bằng (nước) trái cây tự nhiên có thể giúp bổ sung lượng natri và kali đã mất.

Ăn đúng loại thực phẩm - Ngoài hoa quả, bạn có thể chọn những thực phẩm giàu kali - như khoai tây và khoai lang, rau mềm nấu chín, cũng như các thực phẩm chứa protein khác. Combo chuối, cơm, nước táo, và bánh mì nướng cũng có thể giúp làm rắn phân - với ít chất xơ và dồi dào tinh bột.

Tránh đồ béo, nhiều đường - Để làm tăng tốc độ phục hồi, hãy tránh thức ăn béo, nhiều dầu mỡ và cay, cũng như những thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo; vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày hoặc làm căng đường tiêu hóa của bạn.

Bổ sung men vi sinh - Probiotics có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn hoạt động ổn định trở lại. Trong thời gian mà hệ vi sinh đường ruột chưa thể phục hồi, thì việc bổ sung những vi khuẩn có lợi này có thể rút ngắn thời gian hồi phục sau khi tiêu chảy.

Tiêu chảy là một chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến có thể điều trị tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Hãy luôn ghi nhớ các mẹo ở trên, kể các trước khi những thành viên trong gia đình bị tiêu chảy, vì phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Điều này đúng kể cả với lá chè dại theo y học cổ truyền từ châu Phi.

Vũ Phong
- Theo HerbNews.



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Lá chè dại của châu Phi giúp giảm tình trạng bệnh tiêu chảy