Nghe tiếng ho để phân biệt bệnh cho con trẻ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều lo lắng nhất của các bậc cha mẹ là tình trạng ho của trẻ, đôi khi kéo dài vài tuần không thuyên giảm. Nhưng bạn có biết những tiếng ho khác nhau của trẻ lại đại diện cho những căn bệnh khác nhau? Cha mẹ nên học cách phân biệt chính xác và chăm sóc trẻ thật tốt để nhanh chóng cải thiện tình trạng, từ đó hạn chế những biến chứng không đáng có.

Làm sao để phân biệt tiếng ho ở trẻ?

1 - Tiếng ho rõ ràng và to

Cơn ho của trẻ rõ và to. Đây thường là cơn ho khan kịch phát, đặc biệt là vào ban đêm. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng mycoplasma (thường kèm theo triệu chứng sốt và khó chịu) hoặc ho dị ứng.

Với trường hợp này, cha mẹ nên để trẻ tránh xa các chất gây dị ứng, thường xuyên mở cửa sổ để thông gió, không nên để trẻ gần vật nuôi và hoa trong nhà.

Bên cạnh đó, độ ẩm trong không gian sinh hoạt nên điều chỉnh ở mức tương đối từ 60% đến 65%. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng máy tạo ẩm (nếu cần thiết).

2 - Ho và thở khò khè liên tục

Nếu trẻ ho kèm theo khó thở, thở khò khè... các triệu chứng ho thậm chí trở nên nặng hơn sau khi tiếp xúc với bụi, lông động vật và không khí lạnh. Nguyên nhân gây ra có thể là do bệnh hen suyễn.

Đặc biệt, các triệu chứng trên biểu hiện rõ nhất vào ban đêm và buổi sáng sau khi ngủ dậy, ngoài ra, cơn ho có thể kéo dài hơn một tháng.

Trong trường hợp này, cần tìm đến bệnh viện để điều trị, đồng thời chú ý chăm sóc cho trẻ cẩn thận, giữ gìn vệ sinh trong nhà.

3 - Ho có đờm

Nếu trẻ bị ho kèm theo sổ mũi, sốt nhẹ kéo dài và nghẹt mũi thì rất có thể trẻ bị cảm lạnh do virus.

Trong thời gian này, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước ấm, đi tiểu nhiều, ăn nhạt; chú ý vệ sinh khoang mũi, thường xuyên rửa bằng nước, nếu thân nhiệt không thuyên giảm mà liên tục vượt quá 38.5°C thì có thể uống thuốc hạ sốt theo lời khuyên của bác sĩ.

Nếu thân nhiệt cao kéo dài trên ba ngày mà vẫn không thay đổi thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

4 - Khi ho kèm theo âm khí

Khi ho trẻ có âm thanh rỗng, kèm theo khàn giọng, khi hít vào giống như gà trống gáy, rất có thể do viêm thanh quản cấp, triệu chứng này hết vào ban ngày và nặng hơn về đêm, thường kèm theo khó thở và sốt.

Trong trường hợp này, bạn không nên chần chừ mà nên lựa chọn bệnh viện tốt nhất để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể, tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.

5 - Có tiếng rít khi ho

Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản đều có khả năng gây khó thở khi ho, kèm theo đó là biểu hiện thở khò khè, thở rít hoặc ngáy khi thở ra.

Cha mẹ có thể đưa con trẻ đến các bệnh viện để được các bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.

6. Ho dữ dội và la hét

Ho dữ dội đột ngột và la hét, ho liên tục trong khoảng nửa phút hoặc ho liên tục hàng chục lần, cần hết sức cảnh giác với bệnh ho gà, thường xảy ra ở trẻ dưới ba tuổi.

Nếu cứ để yên, cơn ho có thể kéo dài vài tháng, thậm chí có thể gây ngưng thở, trường hợp nặng có thể gây co giật, ngạt thở, đáng sợ nhất là nguy cơ dẫn đến viêm phổi, viêm não.

Vì vậy, ngay khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ho gà, cha mẹ cần cho trẻ điều trị kháng sinh đầy đủ càng sớm càng tốt.

Cha mẹ không nên hoảng sợ khi trẻ bị ho mà nên phân biệt dựa trên các triệu chứng kèm theo.

Không tự ý dùng thuốc khi trẻ bị ho, nhằm tránh tình trạng triệu chứng bệnh bị ẩn giấu, khiến bác sĩ khó phát hiện ra nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.

Trẻ em càng có nhiều hoạt động ngoài trời thì càng tốt, mỗi ngày nên có ít nhất hai giờ vận động bên ngoài, điều này có thể nâng cao sức đề kháng và tăng khả năng chống lại bệnh tật.

Vào mùa hè, không nên để trẻ luôn ở trong phòng điều hòa, nhiệt độ điều hòa không được quá thấp, chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời không nên vượt quá 7°C.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Nghe tiếng ho để phân biệt bệnh cho con trẻ