Nên chườm nóng hay lạnh khi đau cơ, bong gân?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong thi đấu thể thao, vận động viên vừa bị va chạm hay chấn thương, các bác sĩ cầm bình xịt chạy ra xử lý, tuyển thủ lập tức trở lại sân thi đấu. Đây là bọt chườm đặc biệt có phải không?...

Nguyên lý hoạt động của bình xịt là khiến da bị đông lạnh và tê cứng cục bộ, tạm thời không truyền được cơn đau, nhưng cũng nó chỉ có tác dụng giảm sưng đau tức thời, không phải là thuốc trị chấn thương.

Thuật ngữ RICE (viết tắt của Rest, Ice, Compression, and Elevation) nghĩa là nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao, đã quá quen thuộc với giới vận động viên. Đây là nguyên tắc điều trị hiện hành dành cho các trường hợp chấn thương cơ cấp tính. Các chuyên gia cho rằng, chườm lạnh sẽ làm co thắt mạch máu, giảm sưng nề, giảm đau.

Tuy nhiên, nghiên cứu của trường đại học Queensland, Úc cho rằng các phát hiện của họ “thách thức quy trình chườm lạnh trên thực tế” và cảnh báo các chuyên gia y tế cân nhắc lại chiến lược điều trị chấn thương mô mềm cấp tính.

Nhiều vận động viên lẫn chuyên gia y tế lầm tưởng rằng, chườm lạnh sẽ giúp tăng tốc độ sửa chữa và làm lành vết thương; nhưng bằng chứng khoa học mới đây thì lại không ủng hộ quan điểm trên. Các nghiên cứu tiết lộ: chườm lạnh trì hoãn quá trinh phục hồi, và càng chườm lâu sẽ càng có hại. Một số khác cũng cho thấy đá lạnh làm suy giảm thành tích của vận động viên, ít nhất là trong ngắn hạn.

Một điều thú vị là quan điểm mới này lại trùng khớp với cách nhìn nhận của Đông Y có từ hàng ngàn năm quá: sử dụng nhiệt (thay vì hàn). Nguyên lý rất đơn giản, nhiệt làm tăng tuần hoàn máu tới vị trí chấn thương để sửa chữa vết thương, trái ngược với lạnh làm co thắt mạch và giảm lưu lượng máu.

Đọc thêm: Những quan niệm sai lầm trong tập luyện

Theo lời nhắc nhở từ chuyên gia châm cứu Brandon LaGreca tại East Troy, Wisconsin, Hoa Kỳ, những ai muốn chườm đá sẽ cần phải cân nhắc những tác dụng phụ đi kèm. Khi tư vấn cho bệnh nhân, ông cho rằng 24 giờ đầu tiên sau chấn thương nên chườm đá, điều này giúp bệnh nhân thấy dễ chịu. Tuy nhiên, chườm nóng sau đó sẽ giúp tăng tuần hoàn máu và nhanh liền vết thương.

Sưng, nóng, đỏ là biểu hiện của viêm cấp tính. Từ viêm (inflammation) bắt nguồn từ tiếng Latin (inflammare), nghĩa là “đốt cháy”. Như một lẽ tự nhiên, nếu đang bị cơn đau thiêu đốt, chúng ta sẽ muốn chườm lạnh.

Dù vậy, theo LaGrece thì viêm cấp thực ra là quá trình sửa chữa của cơ thể. Chườm đá sẽ làm giảm viêm, giảm sưng nóng đau, nhưng lại ức chế quá trình này. Sốt cũng như vậy, là một biện pháp nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể. Vì vậy chúng ta thường chỉ dùng hạ sốt khi thân nhiệt tăng quá cao.

Có nhiều cách chườm nóng, đơn giản như dùng chai nước nóng, khăn nóng hoặc bất cứ thứ nào thuận tiện. Trong Đông Y, các thầy thuốc thường dùng ngải cứu. Một nguồn “nhiệt” hiệu quả khác là làm nóng từ bên trong bằng các thảo dược như gừng, quế, đinh hương, ớt đỏ. Những thảo dược này giúp làm giảm đau và hồi phục nhanh hơn.

Đại Hải
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Nên chườm nóng hay lạnh khi đau cơ, bong gân?