Nên chọn loại khẩu trang nào giúp ngăn ngừa virus hiệu quả và sử dụng khẩu trang như thế nào đúng cách?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã xác định chắc chắn được 2 đường lây của virus viêm phổi Vũ Hán (Covid-19): (1) lây trực tiếp qua giọt bắn, (2) lây gián tiếp qua niêm mạc, khi chạm tay có dính virus vào mắt, mũi, miệng.

Khẩu trang là công cụ hỗ trợ hữu hiệu ngăn lây trực tiếp qua giọt bắn đang trở nên khan hiếm và đắt đỏ ở những quốc gia đang trong vùng dịch. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên chọn loại khẩu trang 3 lớp, được xử lý chống thấm nước và kháng khuẩn nhằm ngăn giọt bắn chứa vi khuẩn, virus từ người tiếp xúc hoặc lơ lửng trong không khí xâm nhiễm. Đồng thời, có thể ngăn ngừa các hạt nước bọt chứa vi khuẩn, virus văng khỏi miệng, mũi người đeo mỗi khi họ nói chuyện hay hắt hơi. Từ đó, làm giảm sự lây lan và tiếp xúc với mầm bệnh có trong dịch tiết của người khác.

Hiện có rất nhiều loại khẩu trang không có nhiều tác dụng phòng dịch bệnh. Khẩu trang 1 lớp, 2 lớp phổ biến hiện nay tại Việt Nam đa phần chỉ có tác dụng ngăn người đeo nói chuyện và văng nước bọt bắn ra xa, hầu như không có tác dụng ngăn cho họ không bị nhiễm vi khuẩn, virut gây bệnh do không có lớp ngoài chống thấm nước. Do đó, cần chú ý khi lựa chọn khẩu trang.

Các loại khẩu trang có tác dụng phòng dịch hiện nay gồm 4 loại: Khẩu trang y tế, Khẩu trang N95, Khẩu trang chống thấm nước/kháng khuẩn và Khẩu trang phủ muối.

Thành phố Oita của Nhật Bản cũng tặng 30.000 khẩu trang cho Vũ Hán. 
Công nhân sản xuất khẩu trang tại nhà máy của Công ty TNHH Sản phẩm Bệnh viện Thái Lan tại Bangkok vào ngày 30 tháng 1 năm 2020... (Photo by Jonathan KLEIN / AFP)

Khẩu trang Y tế

Đây là loại khẩu trang dùng một lần với thiết kế thông dụng, thường gồm 3-4 lớp bằng vải không dệt, lớp ngoài cùng và lớp lõi (giữa) kháng nước có tác dụng lọc bụi bẩn và các vi sinh vật, ngăn không cho giọt bắn, bụi nước nhiễm vi khuẩn, virus trong không khí thẩm thấu vào mũi, miệng của người đeo.

Một số loại khẩu trang y tế còn có lớp giấy lọc than hoạt tính để hấp phụ khí độc, đồng thời giúp tăng khả năng ngăn chặn bụi hiệu quả. Khẩu trang y tế 3 lớp có thể giữ lại các giọt bắn có kích thước lớn hơn 5 μm, còn các hạt trong không khí có kích cỡ nhỏ hơn vẫn có thể đi qua.

Theo Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), khẩu trang y tế cần có hiệu suất lọc khuẩn (BFE) tối thiểu là 95% và lựa chọn tốt nhất là BFE lớn hơn 99%.

Khẩu trang N95 (4 lớp)

N95 là dòng khẩu trang có nhiều thương hiệu khác nhau, có loại dùng một lần và có loại có thể tái sử dụng tới 30 lần (bằng cách giặt). Khẩu trang N95 thường gồm 4 lớp:

  • Lớp ngoài cùng chống thấm nước PP spun-bound với khả năng chịu nhiệt cao;
  • Lớp thứ hai được xử lý kháng khuẩn bằng ion;
  • Lớp thứ ba là tấm lọc đặc biệt PP melt-blown, có thể chặn các giọt bắn có kích thước nhỏ tới 3μm với tỷ lệ 95% - bao gồm cả vi khuẩn và virus;
  • Lớp trong cùng thông thoáng.

Loại khẩu trang này được các Chuyên gia y tế khuyến cáo có thể gây khó thở, do vậy không phù hợp với người già và những người gặp khó khăn về hô hấp. Giá thành cao và hiện rất khan hiếm trên thị trường.

Phóng viên Wendy Luo cầm mặt nạ N95 do 3M sản xuất, một trong những mặt nạ duy nhất bảo vệ chống lại vi trùng như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) ngày 4 tháng 4 năm 2003 tại Vancouver, British Columbia, Canada. (Ảnh:Don MacKinnon / Getty Images)

Khẩu trang vải có xử lý chống thấm nước/kháng khuẩn (3-4 lớp)

Khẩu trang vải có cấu tạo 3-4 lớp và có thể tái sử dụng tới 30 lần giặt nhờ cấu trúc và công nghệ xử lý chống thấm nước và kháng khuẩn đặc biệt:

  • Lớp ngoài cùng chống thấm nước;
  • Lớp thứ hai và lớp thứ ba được xử lý kháng khuẩn bằng hoạt chất có khả năng bất hoạt virus. Hiệu suất lọc khuẩn trên 95%.
  • Lớp trong cùng thông thoáng, thường dùng chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, xử lý kháng khuẩn an toàn và không gây kích ứng cho da.

Khẩu trang phủ muối (3-4 lớp)

Theo nghiên cứu của GS. Choj thuộc trường Đại học Alberta, Canada, tinh thể muối có thể vô hiệu hóa một số chủng virus cúm. Trong môi trường tinh thể muối khô, virus sẽ bị bất hoạt trong 5 phút và tiêu diệt hoàn toàn trong 30 phút nhờ những cạnh sắc nhọn của tinh thể muối phá hủy lớp vỏ ngoài của virus.

Khẩu trang phù hợp để người dùng có thể tự phủ muối cần có ít nhất là 3 lớp. Lớp ngoài cùng có khả năng thấm hút để thẩm thấu tinh thể muối khi được phủ, đồng thời khô nhanh khi sấy để tạo thành một lớp tinh thể bám chắc chắn lên mặt ngoài của khẩu trang. Lớp giữa và lớp trong cùng cần xử lý kháng khuẩn bằng hoạt chất kháng chuẩn và bất hoạt virus nhằm tăng cường khả năng bảo vệ cho người dùng, giữ cho khẩu trang không có mùi hôi trong quá trình đeo. Quan trọng là lớp muối phủ bên ngoài không được thẩm thấu vào lớp trong vì sẽ gây khó chịu cho người sử dụng.

Phủ muối theo sáng kiến của Giáo sư Choj rất đơn giản, ai cũng có thể làm được. Dùng 1 thìa muối biển (muối tinh) pha với 1 thìa nước, khuấy đều và kỹ để tạo thành một dung dịch muối đặc. Dùng chổi lông mềm phủ nhanh lên lớp ngoài cùng của khẩu trang và sấy khô ngay để dung dịch muối không ngấm vào lớp bên trong. Lặp lại 3 lần bước này để tạo thành một lớp muối tinh thể bám trên bề mặt ngoài cùng của khẩu trang. Sử dụng trong ngày, tránh để lâu có thể khiến lớp muối bên ngoài chảy nước.

Khẩu trang sau khi được phủ muối phù hợp dùng trong nhà, nhiệt độ mát và trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, chăm sóc người ốm…Không phù hợp dùng ngoài trời và ở nhiệt độ cao, gây chảy nước lớp muối phủ bên ngoài.

Sử dụng khẩu trang đúng cách

Cho dù bạn chọn được loại khẩu trang phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn phòng dịch, cũng cần phải đeo đúng cách mới có thể phát huy tác dụng phòng bệnh tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng khẩu trang:

  1. Không tái sử dụng khẩu trang y tế sử dụng một lần, kể cả sau khi giặt lại do không đảm bảo được khả năng bảo vệ của lớp lọc sau khi giặt.
  2. Không nên xịt dung dịch sát khuẩn lên khẩu trang để tái sử dụng: Nếu đeo khẩu trang ngay sau khi xịt cồn, có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp hoặc có thể gây dị ứng.
  1. Dùng tay sạch đeo khẩu trang trùm khít kín mũi, miệng. Tháo khẩu trang từ dây đeo qua tai, tránh chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang.
  2. Không tháo ra và dùng lại cùng một khẩu trang ở môi trường độc hại, có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  3. Bỏ khẩu trang đã dùng vào túi nylon có miệng kín.
  4. Với khẩu trang vải có khuyến cáo về số lần sử dụng, không sử dụng khẩu trang quá số lần giặt để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.

Bài xem thêm:


Nên chọn loại khẩu trang nào giúp ngăn ngừa virus hiệu quả và sử dụng khẩu trang như thế nào đúng cách?