Một bác sĩ người Nhật chiến thắng ung thư trong vòng 30 ngày

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ung thư với nhiều người đã là cửa tử, một cái chết đang được báo trước. Nhưng nếu chúng ta có niềm tin vững chắc thì có thể cải biến được số mệnh như cách bác sĩ Nhật đã làm. Trong cuốn sách “Một tháng sống sót sau khi ung thư”, bác sĩ Watanabe đã kể lại quá trình mình chiến thắng căn bệnh ung thư phổi mình như thế nào. Khoa học đã chứng minh tinh thần có thể cải biến gen.

Câu chuyện bác sĩ Nhật chiến thắng ung thư trong vòng 30 ngày

Trong cuốn của mình “Một tháng sống sót sau khi ung thư”, bác sĩ Watanabe đã kể lại quá trình mình chiến thắng căn bệnh ung thư phổi mình như thế nào. Watanabe là một bác sĩ tâm lý nên ông rất hiểu rõ sự ảnh hưởng qua lại giữa cảm xúc và bệnh ung thư. Khi chúng ta rơi vào trạng thái lo lắng thì đó là cơ hội cho các tế bào ung thư tấn công cơ thể do lá chắn của cơ thể-hệ miễn dịch bị suy yếu.

Điều đầu tiên, bác sĩ Watanabe nhanh chóng loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và thực hành kỹ thuật “kiểm soát lo âu”, một cách ông áp dụng để đối phó các tế bào ung thư. Watanabe rất thích đi bộ, ông chia sẻ “Tôi thích đi bộ. Mỗi bước đi tôi lại tưởng tượng bản thân mình đang dẫm chân lên tế bào ung thư... Tôi thực hiện phương pháp này liên tục mỗi ngày, sự tưởng tượng của tôi trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Trí óc của tôi bắt đầu nhìn thấy tế bào ung thư bị dẫm đạp, bị thối rữa và bị suy mòn mỗi ngày”.

Bác sĩ Watanabe đã kiên trì thực hiện nó mỗi ngày trong khi ông đi bộ. Bằng cách này, Watanabe cảm thấy sức khỏe của mình tốt lên hằng ngày. Và điều kỳ diệu đã xảy ra trong lần tái khám kiểm tra sức khỏe sau 30 ngày bị mắc bệnh ung thư phổi của ông. Các bác sĩ không tìm thấy khối u xấp xỉ 4 cm trong lần đầu khi Watanabe phát hiện ung thư phổi trên phim phổi. Nó thực sự đã biến mất. Cho đến tận hai năm sau khi cuốn sách này được xuất bản, bác sĩ Watanabe vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Thoát khỏi cửa tử nhờ niềm tin “Chân-Thiện- Nhẫn”

Stephen Hawking một nhà vật lý học vô cùng nổi tiếng trên thế giới. Ông đã cống hiến cho nhân loại rất nhiều công trình, phát minh được xem là những bước ngoặt giúp con người có thể khám phá về vũ trụ, dải ngân hà, lỗ đen, cũng như giúp nhân loại có chìa khóa mở cánh cửa vào vũ trụ.

Sự ra đi của ông thật sự là mất mát to lớn cho nhân loại đồng thời để lại một bí ẩn y học chưa có lời giải, căn bệnh xơ cứng teo cơ (ALS), nguyên nhân gây ra cái chết của ông. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ALS là một trong năm bệnh nan y hàng đầu của thế giới, chỉ có 4% bệnh nhân ALS sống sót trên 10 năm. Nhưng đa số họ thường phải ngồi xe lăn với toàn bộ các cơ cơ thể đều teo.

Giáo sư Uông Chí Viễn, cũng là một bệnh nhân ALS, nhưng lại sống sót hơn 30 năm, và hoàn toàn khỏe mạnh. Điều gì thực sự đã làm nên sự khác biệt này ? Chỉ có thể nói là niềm tin sâu sắc của ông vào nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, môn tu luyện giúp ông cải thiện ngay lần đầu thực hành từ năm 1998 đến nay.

Giáo sư Viễn chia sẻ, ông gần như tuyệt vọng dù đã tìm kiếm rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ALS trong suốt mười lăm năm phải chịu đựng nó. Ông đã đến khám các chuyên gia cũng như các bệnh viện hàng đầu ở Trung Quốc, thậm chí phải rời bỏ quê hương đến Mỹ để tham gia các chương trình thử nghiệm và đã áp dụng các biện pháp điều trị được xem là hàng đầu lúc bấy giờ cho căn bệnh này.

Nhưng điều ông nhận lại được là sức khỏe ngày càng suy kiệt “Chưa đầy ba tháng cân nặng của tôi từ 75kg đã giảm xuống chỉ còn 59 kg. Tôi cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt thậm chí chỉ bước lên được có một bậc cầu thang”. Ông chỉ có thể bất lực nhìn cơ bắp của mình tiếp tục teo đi.

Khi mọi hy vọng đang vụt tắt, một cơ may đã đến với ông vào năm 1998. Ông bắt đầu luyện tập một môn khí công qua lời giới thiệu của một bạn ở Trung Quốc. Chỉ trong vòng ba tháng sau tập luyện, không chỉ mọi triệu chứng bệnh tật đã biến mất, cân nặng cũng quay trở lại. Mọi cuộc kiểm tra sức khỏe ở Bệnh viện đa khoa Massachusetts cho thấy ông Uông Chí Viễn đã hoàn toàn hồi phục.

GS Viễn đã chia sẻ, “Sức khỏe thân thể của người ta có quan hệ rất mật thiết với trạng thái tinh thần của họ. Một người tốt bụng, chân thành, lạc quan và cởi mở sẽ có một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Pháp Luân Đại Pháp là pháp môn tu luyện cả tâm và thân, nó cho phép người ta đạt được một sức khỏe tốt với những tư tưởng cao thượng, để trở thành một người tốt thực sự, và thậm chí là một người với những năng lực siêu thường”.

Thiền định giúp tăng cường hệ thống miễn dịch - kết quả nghiên cứu 
Thiền định giúp tăng cường khả năng phòng chống nhiễm trùng và bệnh tật. (Ảnh: Một học viên luyện bài công pháp thiền định của Pháp Luân Đại Pháp/ Internet)

Niềm tin quan trọng hơn cả di truyền

Tiến sĩ Bruce Lipton, chuyên gia về di truyền biểu sinh-ngoại di truyền cho biết: “Tinh thần có thể kiểm soát cơ thể, nó giống như một hiệu ứng giả dược. Nếu chúng ta tin tưởng bằng cả trái tim rằng thuốc có hiệu quả, thì nó sẽ như vậy”. Ngoại di truyền là một lĩnh vực chuyên nghiên cứu các yếu tố có vai trò quan trọng trong điều hòa DNA bằng cách bật tắt các gen như: Môi trường, bệnh tật hay lối sống.

Sức mạnh của tinh thần không chỉ dừng ở “hiệu ứng giả dược”, nó vô cùng mạnh mẽ có thể điều tiết cả gen của con người. Trong cuốn sách “Sinh học của niềm tin”, Tiến sĩ Lipton đã chứng minh phần nào “Nhận thức điều khiển tất cả hoạt động của con người chứ không phải gen di truyền. Trên thực tế, niềm tin có thể chọn lọc gen và quyết định hành vi của chúng ta. Thân thể con người là do 50 - 65 nghìn tỷ tế bào tạo thành. Tế bào hoạt động độc lập với DNA. Nguyên tắc này có thể cũng áp dụng cho toàn bộ thân thể con người: sức mạnh nhận thức và niềm tin của chúng ta vượt trên cả mã di truyền, DNA”.

Khoa học đã chứng minh tinh thần có thể cải biến gen

Nhằm chứng minh tinh thần có thể cải biến thân thể và gen, Viện Benson Henry đã tiến hành nghiên cứu tại Massachusetts (Hoa Kỳ). Các nhà khoa học đã chọn 26 người trưởng thành khỏe mạnh. Họ yêu cầu những đối tượng này tham gia học một vài kỹ thuật thư giãn bao gồm thực hành chánh niệm, thiền định và niệm chú. Trong đó, niệm chú bao gồm đọc thuộc lòng những lời thiêng liêng của tôn giáo.

Bằng cách phân tích 22.000 trình tự gen khác nhau, các nhà nghiên cứu mong muốn có thể nhận dạng và đo lường được sự thay đổi của gen-DNA của những người tham gia trước và sau khi thực hành chánh niệm, thiền định và niệm chú.

Kết quả khá bất ngờ, họ đã phát hiện gen liên quan đến sự trao đổi chất, lão hóa, tiết insulin và thư giãn có sự thay đổi đáng kể. Những sự thay đổi chủ yếu do phản ứng và kích hoạt telomere, cấu trúc đặc thù không chứa gen nằm ở đầu cuối của nhiễm sắc thể. Nó giúp ổn định hệ gen và bảo vệ nhiễm sắc thể trong lúc phân bào. Telomere một cấu trúc chia phối rất nhiều đến sức khỏe con người, nhất là tuổi thọ và các bệnh ung thư.

Điều đó đã chứng minh thực hành chánh niệm, thiền định hay niệm chú là những cách có thể thay đổi không chỉ thể chất con người mà còn có thể cải biến gen theo chiều hướng có lợi cho chúng ta, điều mà cho đến nay khoa học còn rất hạn chế.

Từ ngàn xưa, trong nhiều nền y học cổ truyền ở nhiều nước luôn lấy niềm tin, tín Thần làm tiêu chí trong điều trị cũng như thực hành lối sống của mình. Tương tự, ở phương Tây trong lời thề Hippocrate, tín Thần được xem là lời thệ ước, điều răn đối với các bác sĩ Tây y. Chỉ làm theo những điều Thần chỉ dẫn mới đem đến kết quả tốt nhất, và đạt được trình độ cao nhất về y thuật.

Hà Thành
Theo NTDTV Hoa Ngữ



BÀI CHỌN LỌC

Một bác sĩ người Nhật chiến thắng ung thư trong vòng 30 ngày