Liệu pháp trà: Phương thức đơn giản ngăn chặn bệnh tật 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tôn Tư Mạc sống 101 tuổi, Can Tổ Vọng sống tới 104 tuổi. Tại sao các bậc thầy của y học cổ truyền Trung Quốc thường khỏe mạnh và trường thọ? Có phải vì họ thông thạo thuốc Bắc, và sẽ không thể sống lâu nếu thiếu ‘thần dược’ mỗi ngày?

Hiển nhiên họ rất thông thạo các dược phương của Trung Y cổ đại, nhưng sau khi phân tích kinh nghiệm giữ gìn sức khỏe của hơn 170 bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc đương thời cho thấy các bác sĩ Trung Y cổ đại không dùng ‘thần dược’, ‘thuốc bổ’ để trường thọ. Họ hiểu rõ hơn ai hết rằng những thứ phổ biến nhất và rẻ nhất có lẽ những thứ tốt nhất’. Và ‘thần dược’ thực sự có khi đang ở ngay bên bạn.

Trà là một ví dụ điển hình - một loại thức uống phổ biến được nhiều người ưa thích nhưng có thể bạn không ngờ rằng nó thực sự là một loại ‘thần dược’ có thể mang đến những lợi ích to lớn cho sức khỏe.

Ba tách trà mỗi ngày

Theo nhiều chuyên gia, mỗi người chỉ nên uống 3 tách trà mỗi ngày. Nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến các triệu chứng như mất ngủ, nhịp tim nhanh, mệt mỏi,... Tuy nhiên với những người muốn giảm cân, hoặc phòng tránh một số bệnh về dạ dày, có thể uống 5-7 tách trà một ngày. Bác sĩ Y học cổ truyền Lục Chí, năm nay đã 97 tuổi, cho biết: ‘Cách uống trà của tôi là 3 tách mỗi ngày, mỗi buổi sáng, chiều và tối uống một loại trà khác nhau và điều này có thể điều hòa hoạt động của tỳ vị và dạ dày’. Sau đây là phương pháp uống trà của bác sĩ Lục Chí nhằm bảo vệ sức khỏe.

Uống trà xanh vào buổi sáng

Trà xanh (Ảnh: Pexels)
Trà xanh (Ảnh: Pexels)

Tăng cường sinh khí và tràn đầy năng lượng

‘Khởi đầu ngày mới vào buổi sáng’. Sau một đêm nuôi dưỡng Dương khí, bạn nên uống một vài tách trà xanh có thể giúp bạn có được tinh thần và thân thể tràn đầy năng lượng.

Trà xanh là một loại trà không lên men. Lá trà tươi giữ được nhiều hợp chất thiên nhiên cùng vitamin, có thể giúp tỳ vị và dạ dày vận chuyển đồng thời chuyển hóa nước và tinh bột cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các bộ phận như tim, não, giúp bạn tỉnh táo và tăng cường sinh lực.

Lưu ý: Tránh uống thuốc với nước trà vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Tránh uống trà lần pha đầu, vì những chất độc như thuốc trừ sâu chắc chắn sẽ còn sót lại trong tuần trà đầu tiên. Ngoài ra không nên uống trà khi bụng đói, vì như vậy sẽ khiến một lượng lớn các hợp chất không tốt trong trà xâm nhập vào máu, gây chóng mặt, hồi hộp, chân tay yếu ớt.

Uống trà ô long vào buổi chiều

Trà ô long (Ảnh: Pixabay)
Trà ô long (Ảnh: Pixabay)

Bổ sung lá lách và tiêu hóa thức ăn, giảm béo và giảm cân

Vào buổi chiều, dương khí suy yếu dần và âm khí tăng dần, chức năng của lá lách và dạ dày cũng yếu hơn so với buổi sáng.

Trong văn hóa ẩm thực, người phương Đông quan niệm rằng ‘bữa sáng ăn sớm, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn nhẹ’. Vì vậy, trong khẩu phần ăn vào buổi trưa của người phương Đông sẽ có nhiều đồ ăn dầu mỡ, có thể dẫn đến đầy bụng (do chất béo tiêu hóa chậm nhất), từ đó các chức năng của tỳ vị và dạ dày bị suy yếu, dễ dẫn đến béo phì, mỡ máu, cao huyết áp.

Khi đó uống trà ô long sẽ giúp hỗ trợ chức năng của tỳ vị và dạ dày, kích thích tiêu hóa và duy trì hoạt động hiệu quả của các chức năng phân hủy và vận chuyển chất. Trong đó, tỳ vị và dạ dày khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để phòng chữa bệnh, có được sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ.Thêm vào đó, những ai có nhu cầu giảm cân cũng có thể dùng trà ô long như một liệu pháp bổ sung an toàn và hiệu quả.

Lưu ý: Không nên uống nhiều trà ô long trước và sau bữa ăn. Thời gian hợp lý là thưởng thức trà trước và sau bữa ăn 1 giờ, và không nên uống trà quá đặc.

Uống trà Phổ Nhĩ vào buổi tối

Trà Phổ Nhĩ (Ảnh: Pixabay)
Trà Phổ Nhĩ (Ảnh: Pixabay)

Làm dịu thần kinh, thư giãn giúp ngủ ngon và hồi phục cơ thể vào buổi tối

Vào buổi tối, âm khí tăng lên, dương khí giảm xuống, tức âm thịnh dương suy. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, sức lực của cơ thể giảm xuống. Cần bồi bổ tỳ vị, dưỡng tâm an thần, ngủ ngon để hồi phục cơ thể vào ban đêm. Lúc này uống một lượng vừa đủ trà Phổ Nhĩ chín rất tốt giúp cơ thể thư giãn, an thần và không gây mất ngủ. Ngoài ra, chất cafein trong trà Phổ Nhĩ chín đã được ủ và lên men nhiều năm đã được ức chế nên sau khi uống một lượng vừa đủ sẽ không gây mất ngủ, uống nóng bụng dễ chịu và có thể điều trị chứng đi tiểu nhiều lần.

Lưu ý: Trà Phổ Nhĩ nên được uống ở nhiệt độ ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh. Nên uống trà loãng, không nên pha đặc. Ngoài ra, bạn nên uống một cách điều độ trước khi đi ngủ.

Liệu pháp trà - phương thức để loại bỏ bệnh tật

Giáo sư bác sĩ Hà Nhậm, bậc thầy y học cổ truyền Trung Quốc, cho biết các bệnh thường gặp như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, mất ngủ ở người già phần lớn là do thiếu ‘chân âm’ và ‘hư hỏa’ (các thuật ngữ Trung Y) trong cơ thể. Các chứng bệnh như viêm phế quản mãn tính hoặc bệnh tim mạch xảy ra cũng do nhiều trường hợp là do mất cân bằng âm dương và quá nhiệt. Trong khi đó, trà là một sản phẩm thanh nhiệt, sẽ phát huy tác dụng nếu uống thường xuyên. Do đó bác sĩ Nhậm đã đưa ra một số liệu pháp trà tùy theo nhu cầu sức khỏe của người uống:

Liệu pháp trà

  1. Trà giấm: 5 gam lá trà pha trong nước 5 phút, sau đó nhỏ 1 ml giấm. Liệu pháp này có thể ngăn ngừa chứng kiết lỵ, loại bỏ ứ trệ đồng thời thúc đẩy lưu thông máu,điều trị đau răng và các bệnh khác.
  1. Trà đường: 2 gam lá trà, 10 gam đường nâu, hãm trong nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn có tác dụng bổ trung, bổ khí, đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày. Nó cũng tác dụng với các vấn đề về ruột, đau lạnh bụng dưới và đau bụng kinh.
Thêm đường nâu vào trà có tác dụng dưỡng trung ích khí, bổ tỳ vị, tiêu hóa (Ảnh: Pixabay)
Thêm đường nâu vào trà có tác dụng dưỡng trung ích khí, bổ tỳ vị, tiêu hóa (Ảnh: Pixabay)
  1. Trà muối: 3 gam lá trà, 1 gam muối, hãm trong nước sôi 7 phút rồi uống. Liệu pháp này có tác dụng cải thiện thị lực, tiêu viêm, tiêu đờm giảm hỏa, thông cổ họng, có thể điều trị cảm lạnh và ho, đau họng, viêm nướu, sưng hai mắt, v.v.
  1. Trà mật ong: 3 gam lá trà, ủ trong nước 5 phút, thêm 5 ml mật ong ở nhiệt độ ấm nhẹ, uống sau bữa ăn, có tác dụng làm dịu cơn khát và dưỡng huyết, dưỡng ẩm cho phổi và thận, và cũng có thể chữa bệnh suy nhược, tinh thần kém, cải thiện chức năng của tỳ và dạ dày.
Thêm mật ong vào trà có thể chữa bệnh suy nhược và tinh thần kém (Ảnh: Pixabay)
Thêm mật ong vào trà có thể chữa bệnh suy nhược và tinh thần kém (Ảnh: Pixabay)
  1. Trà sữa: Cho một chút đường vào sữa đã đun sôi và uống theo tỷ lệ 1 thìa sữa với 2 thìa nước trà giúp tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày, cải thiện thị lực, giúp tinh thần sảng khoái, thích hợp cho những người gầy yếu, khó tiêu và người mắc các bệnh mãn tính.
  1. Trà hoa cúc: Trà hoa cúc Hàng Châu mỗi vị 2 gam, hãm với nước sôi, có công dụng bổ gan, cải thiện thị lực, thanh nhiệt và giải độc, chống lão hóa, chữa ho khan, viêm họng.
  1. Trà táo tàu: 5 gam lá trà, hãm trong nước sôi 7 phút, thêm 10 trái táo tàu xay nhuyễn, có khả năng bổ tỳ vị, bồi bổ sự thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thích hợp cho trẻ em bị tiểu đêm.
Thêm táo tàu vào trà có tác dụng bổ tỳ vị.(Pixabay)
Thêm táo tàu vào trà có tác dụng bổ tỳ vị.(Pixabay)
  1. Trà bạc: 2 gam lá chè, 1 gam kim ngân hoa, hãm trong nước sôi rồi uống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống say nắng, giải khát, chữa sốt, ung nhọt nhọt rất hiệu quả.

Trị liệu bằng trà là một phương pháp đơn giản và dễ làm. Hiệu quả có thể không tức thời , nhưng sau một thời gian bạn có thể sẽ bất ngờ đấy! Hãy chia sẻ cho người thân và bè bạn để có những dịp nhâm nhi thưởng trà cùng nhau nhé!

Quang Minh

Theo Sound Of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Liệu pháp trà: Phương thức đơn giản ngăn chặn bệnh tật