Liệu bạn có nguy cơ bị lây không nếu ăn chung với bệnh nhân ung thư?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người đàn ông có vợ bị nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, dạ dày có nhiều vết loét. Sau khi từ bệnh viện về nhà, anh thường tránh xa vợ mình và không dám ăn chung vì sợ lây, điều này khiến vợ anh bị tổn thương và tự ti. Lâu dần, cô khép mình và trốn trong phòng, xuống cân nhanh chóng. Vậy, liệu bạn có bị lây nếu ăn chung với người bị ung thư không?

Một người đàn ông có vợ đến bệnh viện vì đau bụng dữ dội. Sau khi kiểm tra hơi thở và nội soi, các bác sĩ đã chẩn đoán cô dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori, dạ dày có nhiều vết loét. Sinh thiết bệnh lý cho thấy ung thư biểu mô tuyến kém biệt hóa.

Sau khi vợ về nhà, người đàn ông không còn dám để vợ ngồi ăn chung bàn vì sợ lây bệnh ung thư, anh nói: "Mọi người ăn chung bàn, trên đũa có nước bọt dính vào nên sợ nó sẽ mang theo mầm bệnh khi ăn!"

Vì cảm thấy bị xa lánh, dần dần, cô trở nên ít nói, thường tủi thân trốn trong phòng một mình, từ đó xuống cân nhanh chóng.

Vậy ung thư có bị lây không nếu ăn chung?

1. Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm

Vào tháng 4 năm 2019, Trung tâm Phòng ngừa và Điều trị Ung thư Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng câu hỏi liên quan đến kiến ​​thức cốt lõi về phòng ngừa và điều trị ung thư trong cộng đồng dân cư nói chung tại 21 thành phố và quận của tỉnh.

Điều đáng chú ý là trong số 30.714 người được hỏi, có 3 người nghĩ rằng ung thư là bệnh dễ lây lan, đó là một sự hiểu lầm rất lớn.

Trên thực tế, các tế bào miễn dịch trong cơ thể con người có thể nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư, bởi vì hệ thống miễn dịch có khả năng chống lại các tế bào lạ một cách tự nhiên. Để cấy ghép tế bào ung thư lên chuột thí nghiệm, cơ quan miễn dịch của chuột thường bị loại bỏ trước khi tiến hành.

Ngoài ra, có một số lượng lớn các số liệu thống kê lâm sàng khẳng định rằng trong bệnh viện, dù các bệnh nhân ung thư khác nhau sống trong cùng một phòng, nhưng không có sự lây nhiễm lẫn nhau, đồng thời, tỷ lệ ung thư của các bác sĩ thường xuyên tiếp xúc bệnh nhân ung thư cũng không cao.

Vì vậy, ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, và bạn cũng không cần quá lo lắng nếu ăn chung với người bệnh. Điều đáng chú ý là ung thư không lây truyền trực tiếp nhưng mầm bệnh gây ung thư có thể lây từ người này sang người khác.

2. Các mầm bệnh gây ung thư lây lan qua đường ăn uống

Một nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc tế trên tạp chí The Lancet Global Health đã chỉ ra rõ ràng rằng trong năm 2018, 13% trường hợp ung thư mới trên toàn thế giới là do mầm bệnh truyền nhiễm gây ra. Trong số các mầm bệnh truyền nhiễm, quan trọng nhất là ba loại sau:

1. Helicobacter Pylori

Cả Tổ chức Y tế Thế giới và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đều liệt khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là chất gây ung thư loại 1 của bệnh ung thư dạ dày, và nước bọt của người bị bệnh là “ổ” chứa Helicobacter Pylori. Do đó, khi ăn uống với người bị dương tính với khuẩn HP. Không sử dụng chung đũa ở nơi công cộng, vì có thể xảy ra sự trao đổi nước bọt, dẫn đến lây lan Helicobacter Pylori.

Giáo sư Liu Jun từ Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Vũ Hán cho biết, vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập vào cơ thể và phá hủy niêm mạc dạ dày bình thường. Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nó sẽ dần dần phát triển thành viêm dạ dày mãn tính, sau đó là viêm dạ dày teo mãn tính, rồi lan đến ruột. Dần dần, phát triển thành loạn sản hoặc tân sinh nội biểu mô, và cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày ruột.

2. Virus Epstein-Barr (EB)

Virus Epstein-Barr là nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân. Ngoài ra, nó còn liên quan đến một số dạng đặc biệt của ung thư như: U lympho Burkitt, u lympho Hodgkin, ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày, u lympho của hệ thần kinh trung ương và các tình trạng liên quan tới virus HIV.

Tiếp xúc với nước bọt và giọt bắn của người bệnh có thể bị nhiễm virus Epstein-Barr, đặc biệt đối với trẻ em có khả năng miễn dịch thấp. Virus Epstein-Barr và ung thư biểu mô vòm họng có liên quan mật thiết với nhau.

Một nhóm các chuyên gia đã từng điều tra về virus Epstein-Barr và ung thư biểu mô vòm họng, virus Epstein-Barr rất dễ lây lan, trong đó, hơn 80% trường hợp ung thư biểu mô vòm họng đều nhiễm một phân nhóm virus EB.

3. Virus viêm gan B

Trong hầu hết các trường hợp, virus viêm gan B sẽ không lây qua đường ăn uống, vì viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu có vết thương ở miệng thì hãy cẩn thận, khi niêm mạc miệng bị tổn thương, lở loét, nếu tiếp xúc với virus viêm gan B thì bạn rất dễ bị lây bệnh.

Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng đũa riêng khi ăn chung để tránh mầm bệnh lây lan, ngoài ra, thói quen ăn uống không tốt cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu bạn có một số thói quen thiếu lành mạnh này, nó cũng có thể gây ra ảo giác về khả năng “lây nhiễm” của bệnh ung thư.

3. Chú ý, ăn uống không đúng cách còn có nguy cơ mắc bệnh ung thư

1. Thích đồ ngâm chua

Như chúng ta đã biết, đồ muối chua chứa nhiều nitrit. Nitrit khi vào cơ thể sẽ trở thành nitrosamine gây ung thư, đồng thời đồ muối chua là đồ ăn chứa nhiều muối có thể kích thích niêm mạc dạ dày, do đó, về dài hạn nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm ngâm chua sẽ làm tăng rất nhiều nguy cơ ung thư.

2. Ăn đồ ẩm mốc

Đậu nành, đậu phộng, các loại hạt và thực phẩm khác khi bị mốc có chứa nhiều aflatoxin. Chất này cực độc đối với tế bào gan, độc tính gấp 68 lần asen, là chất gây ung thư loại 1 và có thể gây ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư trực tràng...

Do đó, hãy cố gắng ăn ít đồ ngâm chua, khi đồ ăn bị mốc thì nhớ vứt bỏ và không bao giờ ăn.

Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư, nhiều người sẽ đặt câu hỏi, nếu ăn chung với bệnh nhân ung thư thì cần lưu ý những gì?

4. Khi dùng bữa với bệnh nhân ung thư, cần chú ý 3 điểm

Đừng hoảng sợ khi dùng bữa với bệnh nhân ung thư, hãy nhớ 3 điểm này.

1. Cẩn thận với các bệnh ung thư đặc biệt

Chú ý đến các bệnh ung thư đặc biệt là ung thư dạ dày vì một trong những yếu tố nguy cơ cao gây ung thư dạ dày là vi khuẩn Helicobacter pylori có thể lây truyền qua đường ăn uống, nên khi ăn uống với những bệnh nhân ung thư như vậy cần phải hết sức cẩn thận.

2. Đừng quá thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân ung thư

Trên thực tế, bệnh nhân ung thư cũng là người bình thường, vì vậy, khi ăn uống với bệnh nhân ung thư, việc cẩn thận quá mức sẽ khiến bệnh nhân ung thư cảm thấy khó chịu, tăng áp lực và cảm giác tự ti, thậm chí ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bệnh nhân ung thư.

3. Thực hiện chế độ hỗn hợp dinh dưỡng tốt và ăn ít thực phẩm có nguy cơ ung thư

Cần tránh những thực phẩm có nguy cơ gây ung thư như đồ chua, đồ ăn bị mốc, đồng thời ưu tiên chế độ ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa.

Tóm lại, đừng quá coi thường người bệnh ung thư, và đừng đối xử thái quá với bệnh nhân ung thư. Đối với những bệnh có thể lây qua đường ăn uống, hãy chú ý cẩn thận một chút, còn lại đều có thể tiếp xúc bình thường mà không sợ bị lây nhiễm.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Liệu bạn có nguy cơ bị lây không nếu ăn chung với bệnh nhân ung thư?