Làm gì với vết bỏng và phồng rộp da? Cách đối phó với trường hợp khẩn cấp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong mỗi gia đình đều ẩn chứa những nguy cơ gây bỏng nhất định đối với trẻ em, từ bếp ga, ấm đun nước cho đến ống xả khói của xe máy… tất cả đều có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng nếu phụ huynh không chú ý hoặc do trẻ bất cẩn. Vậy nếu trẻ không may bị bỏng, thì cha mẹ cần sơ cứu như thế nào cho đúng?

Làm thế nào để đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết bỏng và phồng rộp của trẻ?

Mức độ nghiêm trọng của bỏng và phồng rộp được đánh giá dựa trên diện tích bề mặt và độ sâu của vết thương. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, vì tổng diện tích bề mặt của cơ thể tương đối nhỏ, vết thương bỏng có diện tích nhỏ đối với người lớn lại có thể được xếp vào loại bỏng trung bình dối với trẻ.

  • Vùng bị bỏng

Các bậc cha mẹ có thể thường nghe các chuyên gia đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết bỏng dựa trên phần trăm vết bỏng trên cơ thể. Vậy các chuyên gia đánh giá tỷ lệ bỏng ở trẻ em như thế nào?

Một phương pháp đơn giản và nhanh chóng là đánh giá bằng kích thước lòng bàn tay của trẻ. Lòng bàn tay của trẻ em ước tính chiếm 1.25% tổng diện tích bề mặt cơ thể. Nói chung, nếu vết bỏng nhỏ hơn lòng bàn tay của trẻ thì các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng.

  • Độ sâu của vết bỏng

Không cần tính phần trăm diện tích đối với bỏng nhẹ. Điều quan trọng là phải đánh giá độ sâu của vết bỏng.

Làm thế nào để đánh giá độ sâu của vết bỏng? Đây là một câu hỏi chuyên môn hơn, nhưng nếu ở nhà, cha mẹ có thể kiểm tra xem vết thương có bị phồng rộp, đau rát, có màu đen hoặc trắng hay không. Nếu có, đó là vết bỏng vừa phải trở lên.

  • Diện mạo của khu vực bị bỏng

Ngoài diện tích bề mặt và độ sâu, phần bị bỏng của cơ thể cũng phải được xem xét.

Nếu bỏng hoặc phồng rộp ở các bộ phận quan trọng như: mặt, vùng kín, lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc bao gồm các khớp quan trọng, chẳng hạn như khuỷu tay, đầu gối, cổ v.v. thì đừng xem nhẹ.

Ngoài ra, nếu vết thương có hình tròn, hoặc bỏng toàn bộ cánh tay và chân, loại bỏng này có thể gây sưng tấy da và cơ, khiến máu không lưu thông, bạn phải đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể.

Cấp cứu vết bỏng và vết thương bỏng

Nếu chẳng may trẻ bị bỏng, cha mẹ có thể làm theo các bước dưới đây để xử lý khẩn cấp:

1. Loại bỏ các vật thể lạ

Cha mẹ hãy loại bỏ những thứ có nhiệt độ cao càng sớm càng tốt. Ví dụ, tháo tất cả đồ trang sức bằng kim loại và cởi ngay lập tức nếu quần áo bị chất lỏng nóng làm ướt. Tất nhiên, nếu vết bỏng nghiêm trọng và quần áo đã bị dính vào da, không nên kéo mạnh quần áo bị rách ra để tránh làm vết thương thêm trầm trọng.

2. Hạ nhiệt ngay lập tức

Cha mẹ có thể nhẹ nhàng rửa vết thương bằng nước lạnh sạch, chẳng hạn như vòi nước lạnh, hoặc dùng gạc thấm nước lạnh để chườm lạnh lên vết thương. Điều này có thể làm cho nhiệt độ giảm nhanh chóng và giảm thiệt hại do nhiệt độ cao gây ra.

Nhớ là không nên chườm trực tiếp đá viên lên vết thương, nhằm tránh làm vết thương sâu hơn và tăng thêm cảm giác đau.

Quá trình làm mát hoặc rửa mất khoảng 5 phút, nhưng rửa quá lâu sẽ khiến vết thương bị thối.

3. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức

Bước 1 đến bước 2 là điều trị khẩn cấp. Nếu nhận định trẻ không bị thương theo phương pháp vừa dạy, và vết thương không lớn cũng không sâu, cha mẹ có thể gọi ngay cho bác sĩ gia đình để hỏi sau khi sơ cứu. Đối với trường hợp bỏng nặng cần được đưa đến bệnh viện để điều trị y tế ngay lập tức.

4. Băng vết thương

Trước khi đưa đến bác sĩ, hãy băng vết thương bằng một miếng gạc mát hoặc một miếng vải bông sạch, rồi cố định nó.

Nhớ đừng dùng gạc khô hoặc băng dính để dán lên, nếu vết thương bị phồng rộp sẽ dễ làm gạc bị dính vào vết thương mà không tháo ra được.

Cha mẹ không nên bôi bất kỳ loại dầu hoặc thuốc mỡ nào không rõ nguồn gốc lên vết thương, vì điều này sẽ khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc làm sạch vết thương.

5. Giữ bình tĩnh và giảm đau

Vết thương bỏng hoặc phồng rộp có thể khiến con bạn đau đớn. Cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau. Vết bỏng đau thường khiến trẻ khóc. Thuốc giảm đau có thể giúp trẻ bình tĩnh và bảo vệ vết thương dễ dàng.

Làm thế nào để ngăn ngừa bỏng và phồng rộp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bỏng hoặc phồng rộp da ở trẻ em là những tai nạn có thể phòng tránh được. Các bậc cha mẹ có con nhỏ nên thực hiện các biện pháp phòng tránh tại nhà như rút các ổ cắm điện, công tắc bếp ở nhà; để nước nóng ở những nơi trẻ không thể với tới; cất kỹ các chất lỏng tẩy rửa hóa chất có khả năng ăn mòn...

Bất cứ khi nào trẻ bị bỏng do điện giật, đừng ngần ngại gọi ngay cho số cấp cứu.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Làm gì với vết bỏng và phồng rộp da? Cách đối phó với trường hợp khẩn cấp