Các nhà khoa học "bất lực" trước chủng virus "bất trị" - COVID-19 và các bệnh nan y?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với sự biến thể không ngừng của virus SARS-CoV-2 dễ lây lan và tử vong cao và đã xuất hiện tại Hải Dương, các chuyên gia y học đang thận trọng đánh giá mức độ nguy hiểm đáng báo động của đại dịch COVID-19. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, 90 – 95% nguyên nhân gây ra dịch bệnh (như COVID-19) hoặc các bệnh nan y (đặc biệt bệnh ung thư), là do các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường và thực phẩm độc hại, chỉ có 5 – 10% là do di truyền.

Đối mặt với các căn bệnh nan y hay dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành, với chúng ta - một liều vaccine, một toa thuốc hay một phác đồ điều trị hữu hiệu để “tận trị” các căn bệnh quái ác hiện vẫn còn đang ở phía trước...

Cơ thể của bạn là một "cộng đồng" của hàng nghìn tỷ tế bào sống. Khi các tế bào của bạn khỏe mạnh thì dĩ nhiên cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh, và ngược lại.

Khi virus Vũ Hán xâm nhập tế bào: Hai lá phổi tan nát

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng virus Corona còn gọi là COVID-19 (virus Vũ Hán) đang lây lan khó kiểm soát, các nhà khoa học trên thế giới đang gấp rút tìm mọi cách chống lại nó.

Thực ra, virus Corona không hề xa lạ với con người và là một trong những chủng virus cực kỳ “cứng đầu” và khó lường. Sở dĩ nó có tên là Corona vì qua kính hiển vi, virus này có các gai glycoprotein chĩa ra giống như chiếc vương miện (tiếng Latin Corona có nghĩa là Vương miện).

Các nhà khoa học đã tìm ra được 7 chủng virus Corona có thể lây nhiễm sang người. Tất cả đều gây ra các bệnh liên quan tới hô hấp, trong đó 4 chủng chỉ gây các bệnh cảm lạnh thông thường, 3 chủng còn lại đã từng và đang gây ra dịch bệnh hô hấp nguy hiểm nhất ở người, đó chính là: SARS (2003), MERS (2012) và COVID-19 hiện nay.

Sở dĩ nó có tên là Corona vì qua kính hiển vi, virus này có các gai glycoprotein chĩa ra giống như chiếc vương miện (tiếng Latin Corona có nghĩa là Vương miện). 
Sở dĩ nó có tên là Corona vì qua kính hiển vi, virus này có các gai glycoprotein chĩa ra giống như chiếc vương miện (tiếng Latin Corona có nghĩa là Vương miện). (Ảnh: Shutterstock)

Corona là một dạng virus chứa trong lớp vỏ gai một đoạn mã di truyền gọi là Axit ribonucleic (RNA). Virus cần bám vào tế bào cụ thể (trong trường hợp này là tế bào hô hấp), giải phóng RNA để biến tế bào cơ thể người trở thành cỗ máy sản sinh thêm virus. Cuối cùng, virus Corona sau khi nhân bản xong được giải phóng khỏi tế bào và thường cũng phá hủy luôn tế bào.

Theo Tiến sĩ, phó Giáo sư Matthew B.Frieman, một chuyên gia về Coronavirus của ĐH Maryland (Mỹ) cho biết, COVID-19 cũng tiến triển như SARS. Giai đoạn 1, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào cilia bảo vệ tế bào niêm dịch. Mất đi lớp bảo vệ đó, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập.

Đây cũng là lúc giai đoạn 2 bắt đầu. Trước sự xâm nhập của virus, cơ thể phản ứng bằng cách tăng cường tế bào miễn dịch đến phổi để khắc phục những tổn thương. Nếu hoạt động đúng, quá trình viêm này được kiểm soát và chỉ giới hạn ở bộ phận nhiễm virus. Nhưng đôi khi tế bào miễn dịch bị kích thích quá mức, chúng sẽ “triệt hạ” tất cả không phân biệt virus hay mô khỏe mạnh.

Giai đoạn 3 là tổn thương phổi tiếp tục lan rộng và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu bệnh nhân may mắn không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng nhìn như "tổ ong". Đó là đặc điểm của SARS và COVID-19 cũng tương tự như vậy.

Giai đoạn 3 là tổn thương phổi tiếp tục lan rộng và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu bệnh nhân may mắn không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng nhìn như "tổ ong".
Giai đoạn 3 là tổn thương phổi tiếp tục lan rộng và có thể dẫn đến suy hô hấp. Nếu bệnh nhân may mắn không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn với những lỗ thủng nhìn như "tổ ong". (Ảnh: Dân trí)

→ Cơ chế sản xuất thuốc kháng virus hiện nay là tìm ra các phân tử nhỏ ngăn virus nhân lên bên trong các tế bào của con người. Thuốc kháng virus đem theo các phân tử này can thiệp vào quá trình xâm nhập vào tế bào và nhân bản của virus. Nhưng điều chế thuốc kháng virus hiệu quả hết sức tốn kém và cần có thời gian.

Số người tử vong thực tế do virus Corona chủng mới đã vượt xa đại dịch SARS (2003) và hiện các phòng thí nghiệm trên thế giới đang gấp rút tìm kiếm phương pháp điều trị và vaccine chống lại chủng virus mới này. Tuy nhiên "Phát triển được loại vaccine phòng ngừa hoặc chấm dứt một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng khó khăn hơn ta nghĩ. Việc này thường tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc”, ông Brad Loncar, một nhà đầu tư công nghệ sinh học và Giám đốc điều hành của Loncar Investments cho biết.

Virus Corona biến thể cấp tốc khiến các nhà nghiên cứu xoay xở không kịp khi họ nhận ra rằng, vật liệu di truyền của virus là Axit ribonucleic (RNA). RNA tồn tại trong một chuỗi, không giống như DNA là chuỗi kép. Chỉ có một chuỗi duy nhất giúp RNA dễ dàng chia tách và phối lại vì chỉ cần một kết nối bị phá vỡ. Điều này có nghĩa là virus có thể đột biến nhanh chóng, khiến cho bất kỳ phương pháp điều trị hoặc vaccine nào ra đời sẽ sớm bị lỗi thời.

Có điều, vào thời điểm tìm ra loại vắc-xin và được đánh giá là an toàn để sử dụng thì có thể đúng lúc ấy dịch bệnh lại kết thúc hoặc được kiểm soát dần dần trước khi vắc-xin được tạo ra.
Virus có thể đột biến nhanh chóng, khiến cho bất kỳ phương pháp điều trị hoặc vaccine nào ra đời sẽ sớm bị lỗi thời.

Trong vài tháng qua, các biến thể mới của virus được gọi là SARS-CoV-2 đã bắt đầu xuất hiện từ Anh đến Nam Phi, Brazil và Mỹ. Hiện nay, các nhà khoa học đang phát hiện ra rằng, virus đã thay đổi theo những cách có thể ảnh hưởng đến khả năng lây lan của nó, có khả năng dẫn đến nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 hơn.

Một thử nghiệm lâm sàng gần đây về vaccine Oxford-AstraZeneca cho thấy vaccine không hiệu quả trong việc ngăn ngừa các trường hợp mắc bệnh COVID-19 từ nhiễm nhẹ đến đến trung bình từ biến thể Nam Phi, được biết với tên gọi 501Y.V2 (hay còn gọi là B1.351), vốn chiếm khoảng 90% các trường hợp nhiễm COVID-19 ở nước này.

Tờ Financial Times đưa tin, trong thử nghiệm lâm sàng và xét nghiệm máu của những người được tiêm chủng cho thấy, vaccine AstraZeneca “không cho thấy khả năng bảo vệ cơ thể trước biến thể 501Y.V2 ở mức độ nhẹ và trung bình”. Biến thể 501Y.V2 còn gọi là biến thể Nam Phi, là một trong những biến thể có tốc độ lây lan nhanh, và có khả năng đề kháng vaccine.

Hãng ModernaPfizer cũng thông báo rằng, họ đang phát triển các bản nâng cấp cho vaccine để có thể đối phó lại các biến thể virus.

Ngày 28/1, hãng Novavax công bố các kết quả thử nghiệm lâm sàng bước đầu cho thấy vaccine của hãng chỉ hiệu quả được 50% đối với các bệnh nhân ở Nam Phi.

Ngày 29/1, hãng Johnson & Johnson thông báo rằng, vaccine tiêm một mũi của họ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh từ trung bình đến nặng, nhưng cũng kém hiệu quả hơn đối với biến thể Nam Phi. Hãng Johnson & Johnson cho biết loại vaccine này đạt hiệu quả 66% trong khuôn khổ thử nghiệm lâm sàng rộng khắp ở 3 châu lục, nhưng có tỉ lệ thành công khá khác biệt tùy theo vị trí địa lý.

Chẳng hạn tỉ lệ thành công đạt 72% tại Mỹ nhưng chỉ 57% tại Nam Phi chiếm đến 95% số bệnh nhân tham gia thử nghiệm vaccine.

Theo tạp chí Nature, 3 nghiên cứu công bố liên tiếp gần đây đều ghi nhận biến thể của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, còn có khả năng lẩn tránh phản ứng miễn dịch tạo ra do vaccine và lần nhiễm bệnh COVID-19 trước (gây ra do chủng virus cũ).

Nhóm các nhà khoa học Nam Phi đã lấy kháng thể của 6 bệnh nhân COVID-19 từng nhập viện trước khi biến thể 501Y.V2 xuất hiện. Họ nhận thấy ở các mức độ khác nhau, cả 6 mẫu đều không thể kháng cự lại biến thể mới.
Ngay cả khi bạn không xem xét tỉ lệ đột biến của virus, việc phát triển vaccine nói chung mất khá nhiều thời gian, có khi kéo dài nhiều năm. Khung thời gian ngắn nhất để phát triển vaccine cũng phải mất ít nhất 1 năm, bởi vaccine sẽ phải trải qua 6 giai đoạn, trong đó 3 giai đoạn là thử nghiệm lâm sàng. Vaccine cũng cần trải qua việc thử nghiệm rộng khắp và quyết liệt trước khi được chuẩn thuận, đưa ra sử dụng rộng rãi trong dân chúng. (theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Thường tiến trình sản xuất vaccine lẽ ra cần tới 10 năm để hoàn tất, nhưng với COVID-19, trình tự này đã được "rút ngắn" chưa tới 1năm.

Việc các "ông lớn" dược phẩm Big Pharma có thể phát triển được vaccine chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm đã làm dấy lên những lo ngại, khi nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 đang nhanh chóng tung ra thị trường - đã bỏ qua quá trình thử nghiệm vaccine điển hình, bao gồm cần thời gian nghiên cứu phát triển lâu, và thông thường thử nghiệm lâm sàng phải trải qua ba giai đoạn bắt buộc.

Theo trợ lý giáo sư Jeanette B. Ruiz, tốc độ nghiên cứu phát triển vaccine là điểm chung đáng lo ngại, khi nhiều người tự đặt câu hỏi: Liệu quá trình chạy đua với thời gian để cho ra vaccine sớm nhất có khiến tính hiệu quả và an toàn của vaccine bị cắt giảm hay không?

Theo thông tin trên "Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine" (VAERS) do CDC và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từ ngày 14/12/2020 đến ngày 14/2/2021, đã có 934 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Mặc dù CDC vẫn tuyên bố rằng, những ca tử vong này “không nhất định là do vaccine gây ra”, và cho đến nay không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy vaccine COVID-19 “có vấn đề về an toàn”, vẫn có khá nhiều lý do khiến nhiều người chần chừ không tiêm vaccine COVID-19 bởi những tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ và nghi ngờ về tính hiệu quả của vaccine.

Một cuộc thăm dò do YouGov thực hiện vào tháng 1/2021 cho thấy người dân Mỹ hoài nghi về vaccine COVID-19 nhiều hơn các quốc gia khác. Ở Anh, 73% người nói rằng họ sẽ tiêm vaccine và tỷ lệ tương ứng lần lượt với 70% ở Đan Mạch, 69% ở Ấn Độ, 68% ở Mexico và 64% ở Úc.

Ngay cả khi các nhà khoa học phát triển ra loại vaccine được đánh giá là an toàn để sử dụng, thì lúc ấy virus lại có thể tiếp tục biến thể, khiến vaccine vừa ra đời lại tiếp tục bị "lỗi thời".

Có một nguyên lý là, vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên. Khi vaccine được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện vaccine là một vật thể lạ nên ghi nhớ chúng. Khi một tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và tạo kháng thể để chống lại tác nhân đó. Vì vậy, vaccine chỉ có hiệu nghiệm trước khi cơ thể bị lây nhiễm.

“Tổng hợp lại những điều này, có thể chúng ta sẽ không bao giờ có vắc-xin hay thuốc điều trị virus Corona chủng mới”, tiến sĩ Chia-Yi Hou, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ cho biết. 
Ngay cả khi các nhà khoa học phát triển ra loại loại vaccine được đánh giá là an toàn để sử dụng, thì có thể lúc ấy virus lại tiếp tục biến thể khiến vaccine vừa ra đời lại tiếp tục bị "lỗi thời".

Khi tế bào không phân tách đúng “lộ trình”: Ung thư xuất hiện

Theo Viện Ung thư Quốc gia (National Cancer Instituse), ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 9,6 triệu ca tử vong trong năm 2018. Số trường hợp ung thư mới mỗi năm dự kiến ​​sẽ tăng lên 23,6 triệu người vào năm 2030.

Theo WHO, Việt Nam nằm trong top 2 bản đồ ung thư thế giới (50 nước cao nhất đứng top 1). Theo số liệu của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAL), mỗi năm Việt Nam có khoảng 130.000 ca mắc mới và 94.000 người chết vì ung thư. Như vậy, trung bình mỗi ngày có khoảng gần 300 người tử vong vì ung thư.

Ung thư là bệnh ác tính của tế bào. Bình thường, các tế bào phát triển, phân chia và chết đi theo một chu trình định sẵn. Nhưng các tế bào ung thư không phân chia theo “lộ trình” định sẵn ấy. Chúng không hoạt động giống như các tế bào bình thường. Ví như chúng không biết khi nào nên ngừng phân chia và khi nào tế bào sẽ chết.

Thay vì chết đi, tế bào ung thư vẫn tiếp tục phát triển đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát, hình thành nên các tế bào bất thường. Tế bào thừa tạo nên thể khối (tức khối u) và xâm lấn các mô lân cận. Ngược lại với các tế bào bình thường không thể và không bao giờ dịch chuyển khỏi cơ quan của mình, các tế bào ung thư có thể tách ra, di chuyển qua các mạch máu hoặc hệ bạch huyết và bắt đầu phát triển ở một nơi khác trong cơ thể. Quá trình này được gọi là di căn.

→ Nếu triệt tiêu các khả năng đó của tế bào ung thư, chúng ta có thể điều trị được bệnh ung thư.

Có nhiều cách điều trị ung thư khác nhau như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất với đa số bệnh ung thư, nhưng nó cũng có thể xảy ra biến chứng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân hoặc làm mất chức năng sinh lý một số bộ phận cơ thể.

Nếu những tổn thương ác tính đã vượt qua giai đoạn khu trú thì vai trò của phẫu thuật không còn phù hợp. Khi ấy Xạ trị và Hóa trị là những phương pháp được sử dụng nhiều để tiêu diệt tế bào ung thư cũng như ngăn chặn sự di căn và tái phát lại khối u. Tuy vậy chúng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ đối với người bệnh.

Thay vì chết đi, tế bào ung thư vẫn tiếp tục phát triển đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát, hình thành nên các tế bào bất thường. Tế bào thừa tạo nên thể khối (tức khối u) và xâm lấn các mô lân cận.
Thay vì chết đi, tế bào ung thư vẫn tiếp tục phát triển đến mức vượt khỏi tầm kiểm soát, hình thành nên các tế bào bất thường. Tế bào thừa tạo nên thể khối (tức khối u) và xâm lấn các mô lân cận. (Ảnh: Shutterstock)

Tuy nhiên cách đây hơn nửa thế kỷ, các nhà khoa học đã phát hiện ra một phương thức có thể “đối phó” với căn bệnh này: Cấy ghép tế bào gốc.

Tế bào gốc là gì? Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết cho sức khoẻ hằng ngày. Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường. Chức năng đặc biệt của tế bào gốc là tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể. Tế bào gốc là “nhà cung cấp” của tế bào mới. Khi tế bào gốc phân chia, nó có thể làm ra thêm tế bào gốc mới, hoặc làm ra những loại tế bào khác.

“Phương thuốc” hữu hiệu? Tế bào gốc có một khả năng vô song, đó là chúng có thể phát triển thành nhiều loại tế bào khác trong cơ thể. Về mặt lý thuyết, chúng có thể phân chia không hạn định để thay thế các tế bào khác, và đồng thời đảm bảo số lượng các loại tế bào trong cơ thể, miễn là con người hay con vật còn sống.

Tế bào ung thư cũng được biết đến với nhiều đặc tính của tế bào chưa trưởng thành. Một phần trong quá trình biến đổi thành ung thư, chúng xuất hiện các cơ chế tự nhiên để ngăn cản sự phân chia bình thường của tế bào, và thay vào đó là sự tăng sinh nhanh chóng bất thường.

Khi chúng ta bị thương hoặc bị bệnh, tế bào trong cơ thể của chúng ta cũng sẽ bị thương hoặc chết. Khi ấy tế bào gốc bắt đầu hoạt động. Công việc của tế bào gốc là có nhiệm vụ “sửa chữa” những tế bào bị thương và thay tế bào mới vào chỗ những tế bào chết. Đây là cách mà tế bào gốc giữ cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên việc cấy ghép tế bào gốc là một việc mới và khó đối với trình độ khoa học của con người hiện nay. Cấy ghép tế bào gốc phải trải qua một quá trình tuyển chọn (tìm kiếm tế bào gốc phù hợp với cơ thể được ghép); quá trình biệt hoá thành tế bào chức năng trong phòng thí nghiệm; quá trình chống đào thải (chống lại việc bị các tế bào bạch huyết tấn công tiêu diệt)...

Ngoài ra, nó còn phải đảm bảo một yêu cầu: Đó là nó phải kết hợp một cách hoà hợp với các tế bào tự nhiên trong bộ phận cơ thể được cấy ghép. Với quá nhiều yếu tố phức tạp như vậy, việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các chứng bệnh vẫn mới chỉ ở bước khởi đầu.

Chờ đợi...

Dù nền y học của nhân loại đã vô cùng phát triển, nhưng nhiều năm qua chúng ta vẫn đầu hàng trước căn bệnh nan y - Ung thư - một khi nó phát tác dưới dạng di căn.

Cũng vậy, dù chúng ta đã phát minh ra thuốc kháng sinh và các loại vaccinen để phòng ngừa, điều trị nhiều chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây nên, chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đáng sợ, đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người như dịch cúm châu Á (1957), HIV (1990), SARS (2003), MERS (2012), Ebola (2013), Zika (2015)...

Để chống lại tác hại của những vi khuẩn kháng thuốc, chúng ta tiếp tục phát triển những loại thuốc kháng sinh mới. Điều này lại dẫn đến khả năng vi khuẩn biến thể lại trở nên nhờn thuốc đối với một số loại thuốc kháng sinh mới. Kết quả là cuộc chiến giữa con người và vi khuẩn lại tiếp tục diễn ra và có thể là không có hồi kết.

Như Michael Worobey - chuyên gia về sinh học tiến hóa virus tại Đại học Arizona (Mỹ) ví von rằng: "Đối với tôi, tương lai chúng ta phải chạy đua vũ trang trước virus này, giống như chúng ta đang chạy đua với cúm vậy. Mỗi năm vaccine cúm phải được cập nhật vì virus cúm biến đổi và thích nghi để né được khả năng miễn dịch đã có trong cộng đồng".

Cũng vậy, trong vòng vài tháng qua chúng ta một lần nữa lại phải đối mặt với một đợt bùng dịch COVID-19 nữa, với việc virus tiếp tục biến thể với khả năng lây lan nhanh hơn và có tỷ lệ tử vong cao hơn. Có điều trong khi chờ đợi các nhà khoa học tìm ra loại vaccine và thuốc đặc trị COVID-19 thì hiển nhiên virus không hề chờ đợi chúng ta. Chủng virus mới này tiếp tục đột biến nhanh chóng....

Xuân Trường

 



BÀI CHỌN LỌC

Các nhà khoa học "bất lực" trước chủng virus "bất trị" - COVID-19 và các bệnh nan y?