Không thể bổ sung i-ốt nếu chỉ dựa vào thực phẩm tự nhiên? Cách ăn uống để duy trì tuyến giáp

Giúp NTDVN sửa lỗi

I-ốt là một nguyên tố quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động bình thường của cơ thể. Chỉ một số trường hợp đặc biệt mới phải tuân theo nguyên tắc chế độ ăn ít i-ốt, nếu không, miễn là chức năng tuyến giáp vẫn bình thường, kể cả khi có nhân giáp thì không cần cố ý hạn chế i-ốt, hãy áp dụng chế độ ăn cân bằng kết hợp với muối i-ốt để đảm bảo cung cấp đủ i-ốt, từ đó giúp sức khỏe được đảm bảo.

Tầm quan trọng của i-ốt đối với cơ thể

Vào những năm 1940, bướu cổ là một căn bệnh phổ biến ở Đài Loan. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống của người dân nói chung thiếu i-ốt trầm trọng. I-ốt là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thyroxine. Khi cơ thể thiếu nguyên liệu thô và không thể sản xuất đủ thyroxine, cơ thể sẽ điều chỉnh để mở rộng mô tuyến giáp, với “niềm tin” rằng nhiều mô tuyến giáp hơn có thể tạo ra nhiều thyroxine hơn, đây là nguyên nhân gây ra chứng cổ to.

Năm 1958, chính phủ Đài Loan đã chọn thí điểm chính sách i-ốt hóa ở những vùng có tỷ lệ người mắc bệnh cao, sau ba năm theo dõi, người ta thấy rằng tỷ lệ mắc bướu cổ ở trẻ em đi học giảm từ 51.3% xuống còn 4.1%. Vì vậy, năm 1967, chính sách quốc gia về muối i-ốt được thực hiện đầy đủ, sau 4 năm theo dõi, tỷ lệ mắc bệnh này trên toàn quốc ở trẻ em đi học đã giảm từ 21.6% xuống còn 4.3%.

Từ quan điểm lịch sử, chính phủ Đài Loan đã sử dụng chính sách muối i-ốt hóa để giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ ở hòn đảo này. Do đó thấy rằng, i-ốt là một trong những nguyên tố không thể thiếu để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

Làm thế nào để bổ sung i-ốt thường xuyên trong cuộc sống?

Muối ăn có i-ốt là nguồn i-ốt ổn định nhất, nhưng tổng lượng muối ăn hàng ngày không được vượt quá 6g (khoảng 1 thìa cà phê). Ăn quá nhiều sẽ dẫn đến quá nhiều natri, từ đó gây ra bệnh cao huyết áp.

Người lớn cần 140 microgam i-ốt mỗi ngày (trẻ vị thành niên ăn hàng ngày không cần quá cao, nhưng khuyến nghị là 200 microgam đối với thai kỳ và 250 microgam đối với thời kỳ cho con bú, nên cân nhắc bổ sung thêm vitamin có chứa i-ốt).

Như đã nói, tổng lượng ăn vào không vượt quá 6g, cộng với việc ăn uống cân đối các loại thực phẩm có chứa i-ốt như rau, cá, tôm, sữa, trứng... thì lượng i-ốt hàng ngày sẽ đủ, và hầu như không để xảy ra tình trạng thiếu hoặc thừa i-ốt.

Làm thế nào để chọn muối i-ốt tốt?

Trước khi mua muối ăn, nếu trên bao bì ghi ba chỉ dẫn sau, thì đó là muối i-ốt:

  • Trên nhãn ghi rõ ràng “muối i-ốt”.
  • Nhãn dinh dưỡng sản phẩm có hàm lượng i-ốt.
  • Thành phần sản phẩm có ghi "kali iodua" hoặc "kali iodat".

Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng muối ăn được bổ sung i-ốt làm nguồn cung cấp i-ốt chính cùng trái cây với rau quả, vì vậy không cần lo lắng về việc ăn quá nhiều hoặc không đủ.

Bổ sung i-ốt từ nguyên liệu tự nhiên có tốt hơn không?

Các thành phần tự nhiên như tảo bẹ, rong biển đều là những thực phẩm rất giàu i-ốt. Các loại rau, trái cây, dưa chua và sữa thuộc họ cải thông thường khác cũng chứa i-ốt, nhưng nói chung không nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên làm nguồn i-ốt chính, vì nếu hấp thụ quá nhiều có thể gây ra dư thừa i-ốt trong cơ thể.

Hàm lượng i-ốt trong thực phẩm không ổn định, nếu thực phẩm được nấu bằng cách chiên, luộc, rán trong thời gian dài sẽ làm mất i-ốt có trong thực phẩm. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng phương pháp hấp hoặc chế biến theo kiểu salad.

Bệnh nhân bị u bướu có thể tiêu thụ i-ốt không?

Miễn là chức năng tuyến giáp bình thường và có một chế độ ăn uống cân bằng, bạn không cần phải cố tình tăng hoặc giảm i-ốt. Ngoại trừ một số u bướu sản xuất thêm thyroxine và gây rối loạn chức năng tuyến giáp, hầu hết các u bướu còn lại không gây cường giáp hoặc suy giáp. Vì vậy, về chế độ ăn uống, chỉ cần bạn chú ý đến chế độ ăn uống điều độ, đừng lạm dụng i-ốt là đủ.

Kết luận của nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng khi nồng độ i-ốt trong cơ thể “thiếu” hoặc “quá nhiều” sẽ dễ gây ra các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, dù là do rối loạn chức năng, u bướu hay thậm chí là ung thư.

Ngay sau khi được chẩn đoán có u bướu, nhiều bệnh nhân không dám ăn tảo bẹ rong biển và các loại thực phẩm khác, thậm chí họ còn cảm thấy cần phải có một chế độ ăn ít i-ốt. Trên thực tế, bạn càng cố tình hạn chế i-ốt thì càng gây ra các vấn đề về tuyến giáp.

Có phải i-ốt không phù hợp cho người bệnh cường giáp?

Thường chỉ cần tránh thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao. Khi chức năng của tuyến giáp hoạt động kém và xuất hiện các triệu chứng, thì bạn nên hạn chế nạp i-ốt. Cách thuận tiện nhất là trước tiên bạn nên chọn các món “không có muối i-ốt” làm lựa chọn hàng đầu.

Bác sĩ giải thích trừ khi bệnh cường giáp nghiêm trọng hơn, cần kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn kiêng ít i-ốt, nếu không, bạn chỉ cần tránh các thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao như tảo bẹ, rong biển và một số thực phẩm khác… nếu cố tránh hoàn toàn i-ốt, sẽ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Sau khi chức năng tuyến giáp trở lại ổn định, bạn có thể ăn uống bình thường với muối i-ốt..

Tôi có cần bổ sung thêm i-ốt cho bệnh suy giáp không?

Một chế độ ăn uống bình thường là tốt, và không cần phải cố tình ăn nhiều hay ít i-ốt. Cơ thể thiếu i-ốt lâu dài có thể dẫn đến suy giáp, thậm chí là bướu cổ. Nhưng khi chức năng tuyến giáp thấp, tôi có cần bổ sung thêm i-ốt để phục hồi chức năng bình thường không?

Thực tế, khi xảy ra tình trạng suy giảm chức năng cần kiểm tra xem nguyên nhân là do đâu, thường gặp nhất là tình trạng suy giảm chức năng do viêm tuyến giáp tự thân. Trong trường hợp này, khả năng sản xuất thyroxine đã bị phá hủy, dù có bổ sung i-ốt cũng không thể tạo ra đủ lượng thyroxine, thay vào đó phải bổ sung thyroxine trực tiếp bằng đường uống. Trong trường hợp này, một chế độ ăn uống bình thường là tốt, và không cần cố ý chọn chế độ ăn nhiều hay ít i-ốt.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Không thể bổ sung i-ốt nếu chỉ dựa vào thực phẩm tự nhiên? Cách ăn uống để duy trì tuyến giáp