Khò khò thay vì lo lắng trước virus Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giấc ngủ say rất có thể giúp xóa tan cảm cúm hay những triệu chứng “kiểu cúm”...

Nếu bạn đã từng thức giấc để rồi cảm thấy phát bệnh và nghĩ: “Thôi cúm rồi”, thì bạn đã bao giờ thử quay trở lại giường, đánh một giấc ngon lành, để tỉnh dậy hoàn toàn khỏe mạnh chưa? Những triệu chứng như rùng mình, đau đầu, nhức mỏi, uể oải, rát họng, sưng huyết, hay nhợt nhạt có thể biến mất chỉ sau vài tiếng ngủ sâu.

Vậy điều gì giải thích cho tình trạng “ốm đau” rồi “khỏe mạnh” này?

Câu trả lời nằm ở bản chất của bệnh cúm, nó giống như bản chất của đại dịch hiện nay là virus ĐCSTQ. Và trong quá trình vén tấm màn bao phủ sự bí ẩn, bài viết sẽ tranh thủ làm sáng tỏ một vài bí mật về giấc ngủ.

Bài liên quan: Đặt tên đúng cho loại virus gây ra đại dịch toàn cầu

Cảnh báo của hệ miễn dịch: Cytokines

Hầu như ai trong chúng ta cũng từng trải qua cảm giác “kiểu cúm” trong đời. Tuy nhiên, có những người phải trải nghiệm nó thường xuyên hơn, và thường là do các hội chứng rối loạn khó nhận biết khiến giấc ngủ chất lượng bị ngăn trở.

Hiểu một cách nôm na, nhóm triệu chứng giống cúm này có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nếu như họ trải qua một đêm trằn trọc không ngủ hoặc thức trắng. Vì khi “tỉnh dậy”, ‘người đó kêu lên “Mệt/Ốm thế nhỉ!” và ngay lập tức muốn trùm chăn để cơ thể được sửa chữa.

Vài tiếng ngủ chất lượng trôi qua. Khi tỉnh dậy, họ thấy những mệt mỏi biến mất và sức khỏe đã hồi phục.

Giấc ngủ là một thứ thần dược không thể nhầm lẫn, và nó vô cùng quan trọng để cơ thể được hồi phục và tái tạo.

Một mô hình giấc ngủ bị phá vỡ có thể phá hủy khả năng não bộ nghỉ ngơi, gây tổn hại cho cả tâm trí và cơ thể... (Shutterstock)

Viêm là triệu chứng có thể giúp chúng ta phân biệt giữa cúm và những mệt mỏi do thiếu ngủ. Song hành với nó là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân truyền nhiễm: cytokine.

Khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, các mô bị ảnh hưởng sẽ giải phóng các phân tử đặc biệt với nhiệm vụ do thám tại nơi gặp rắc rối, các cytokines. Chúng sẽ xuất hiện tại địa điểm gặp vấn đề, nhắn tin cho các tế bào khác biết về cuộc xâm lược, và báo hiệu để chống trả cuộc tấn công. Hai trong số các cytokine phổ biến nhất là interleukin-1 beta (IL-1β) và yếu tố hoại tử u (TNF-α).

Ngưng thở khi ngủ (OSA) cũng kích hoạt việc giải phóng IL-1β và TNF-α. Vì vậy, giống như cúm, OSA sẽ gây phản ứng viêm, báo hiệu chống trả “cuộc tấn công” trên toàn cơ thể, trong đó bao gồm cả vào các mô thuộc đường hô hấp trên.Cytokines gây phù nề đường hô hấp trên, làm cọ xát đường thở trong khi bệnh nhân hít vào và thở ra, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Điều quan trọng chúng ta không nên bỏ qua là: trong giai đoạn đầu của những bệnh “kiểu cúm”, các triệu chứng gặp phải phần lớn là do hệ miễn dịch đang cố gắng chống lại những lỗi xuất hiện trong cơ thể.

Những cytokine này kích hoạt những thay đổi trong tế bào và trong dịch chất của các mô bị tấn công hoặc khu vực gần đó. Những thay đổi này là nguyên nhân gây ửng đỏ, sưng tấy, xung huyết, và đau… - tất cả các triệu chứng này đều giống cúm.

Do đó, thiếu ngủ hoặc mắc chứng rối loạn trong giấc ngủ chưa được điều trị như OSA có thể tạo thành báo động giả của một cuộc xâm lược, và dòng thác cytokines chống viêm sẽ tuôn chảy dẫn đến các triệu chứng “kiểu cúm”.

Cytokines sẽ xuất hiện tại địa điểm gặp vấn đề, nhắn tin cho các tế bào khác biết về cuộc xâm lược, và báo hiệu để chống trả cuộc tấn công - CC BY-SA 4.0, Wikipedia)

Giấc ngủ gián đoạn: phá hủy sự phục hồi

Khi OSA lần đầu tiên được phát hiện, hầu hết các cuộc điều tra đều báo cáo sự nguy hiểm khi nồng độ oxy trong máu tụt quá mức. Bởi khi đó, người ta chỉ mới biết những thể nghiêm trọng của rối loạn ngưng thở khi ngủ này.

Tới những năm 1990, thế giới đã biết tới giấc ngủ gián đoạn, đặc trưng bởi sự gián đoạn lặp đi lặp lại, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tinh thần và thể chất. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy OSA dẫn đến giấc ngủ gián đoạn này, kết quả khiến não và cơ thể của bạn đi vào trạng thái chập chờn giữa ngủ và thức, cuối cùng cướp đi giấc ngủ sâu mà cơ thể cần để hồi phục, tái tạo và trẻ hóa ở cấp độ tế bào.

Người bị chứng ngưng thở khi ngủ phải chịu tác động bởi các yếu tố chống viêm mà thường xảy ra chỉ khi cơ thể bị nhiễm trùng. Ví dụ, tỷ lệ tế bào bạch cầu trung tính so với tế bào lympho (neutrophil-to-lymphocyte ratio - NEUT) sẽ tăng ở bệnh nhân OSA báo hiệu bệnh viêm mãn tính. Nhưng thật may mắn khi chứng ngưng thở khi ngủ chỉ cần một liệu trình điều trị ngắn hạn cũng có thể giúp làm giảm tỷ lệ NEUT ở trong máu.

Một nghiên cứu khác, còn gọi là nghiên cứu phân tích tổng hợp, đã đánh giá kết quả từ năm nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng khác. 5 nghiên cứu này tìm thấy protein C-reactive (CRP) đều tăng trên bệnh nhân OSA, trong đó CRP là một chỉ số sinh học thường để đánh giá tình trạng viêm. Các tác giả đưa ra giả thuyết rằng cả hầu họng và toàn bộ cơ thể đã chịu tình trạng viêm nặng hơn do OSA. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì CRP cũng luôn tăng trong các bệnh đường hô hấp hoặc do virus (cúm).

Bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán có thể giải phóng một lượng lớn virus khi bệnh nhẹ
Bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán có thể giải phóng một lượng lớn virus trong thời gian đầu mắc bệnh. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Nghiên cứu này gửi tới một thông điệp đáng chú ý: bệnh nhân OSA có nguy cơ hoặc dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc rối loạn chức năng - chẳng hạn như cảm lạnh và nhiễm trùng xoang, ho mãn tính, viêm họng - và các dạng nghẹt mũi khác. Người bệnh cũng có nhiều khả năng gặp phải các phản ứng mà hệ miễn dịch bị kích hoạt bởi các tình trạng hô hấp trên.

Một kết nối nguy hiểm

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về OSA và virus Vũ Hán, nhưng một nghiên cứu trong năm qua về OSA và cúm đã mang lại kết quả then chốt.

Bệnh nhân bị cúm đi kèm ngưng thở khi ngủ thường phải điều trị ở ICU (đơn vị chăm sóc đặc biệt). Do đó, OSA là nguy cơ thường khiến bệnh nhân bị cúm phải nhập ICU so với các nguy cơ khác.

Hơn nữa, bệnh nhân ngưng thở khi ngủ (OSA) cũng là yếu tố có nguy cơ tử vong cao nhất - khi so sánh với các yếu tố nguy cơ gây tử vong khác tại ICU.

Giải thích về việc bệnh nhân ngưng thở khi ngủ qua đời tại ICU sau khi bị cúm, các nhà nghiên cứu cho biết nhiều nguyên nhân bao gồm: suy yếu chức năng phổi do giảm chất lượng hô hấp, rối loạn chức năng của các mạch máu bên trong cơ thể, viêm và stress oxy hóa.

Thật không may, không có thông tin nào về việc bệnh nhân có được chỉ định sử dụng thiết bị thở CPAP hay không, khi đây được coi là phương pháp điều trị OSA tiêu chuẩn vàng; hay ít nhất là họ có được sử dụng CPAP từ đầu không.

Tôi tin rằng thông tin này về các kết nối giữa OSA và việc nhận vào ICU có thể chứng minh sự liên quan cao trong đại dịch hiện nay.

Các y tá điều trị cho bệnh nhân bị mắc một căn bệnh không rõ nguồn gốc - trong phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện No1 tại Quảng Châu, Trung Quốc vào 12/06/2003... (Peter park/AFP/ GettyImages)

Như bạn đã biết, trên toàn cầu có những lo ngại rất lớn về việc thiếu giường ICU để điều trị các bệnh nhân virus ĐCSTQ cần máy thở. Điều này làm cho việc xác nhận xem những bệnh nhân COVID-19 có hay không có kèm chẩn đoán OSA vô cùng quan trọng vì giúp tiên lượng được xem bệnh nhân có cần chăm sóc y tế chuyên sâu hay không.

Nếu ngưng thở khi ngủ là một yếu tố có liên quan, nó sẽ đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào để điều trị OSA nhanh và hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, virus Vũ Hán có khả năng xuất hiện ở cá nhân mắc OSA nhưng không được chẩn đoán trước đây. Chúng tôi biết độ chính xác của tuyên bố này vì ngưng thở khi ngủ thật sự là một chẩn đoán thường bị bỏ sót.

Tóm lại, giấc ngủ là một vấn đề lớn và cũng là một liều thuốc mạnh mẽ. Nếu giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng bởi ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hoặc trở bệnh nặng hơn. Tôi đặc biệt khuyến khích bất cứ ai gặp phải các triệu chứng của virus Vũ Hán nên trao đổi về giấc ngủ của bạn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. “Đừng chờ cho đến sáng mai”.

Barry Krakow là một bác sĩ nội khoa và là chuyên gia trong xử lý các vấn đề giấc ngủ với 30 năm kinh nghiệm và nghiên cứu. Ông đã đi tiên phong trong các phương pháp điều trị sáng tạo cho các rối chứng loạn giấc ngủ phổ biến, được lưu trữ trên website www.BarryKrakowMD.com.

Kim Anh
- Theo The Epoch Times

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Khò khò thay vì lo lắng trước virus Vũ Hán