Khi Tây y “bó tay” trước bệnh nan y, mãn tính, Trung y trở thành phương cách chữa bệnh hữu hiệu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những liệu pháp cổ xưa của Y học cổ truyền Trung Quốc đã tạo nên sức hút trong những năm gần đây, và hiện đang được sử dụng rộng rãi như một phương pháp y học bổ sung ở các nước phương Tây. Ngay cả những bệnh nhân mắc trọng bệnh như SARS, bệnh tim, ung thư, đột quỵ… sẵn sàng điều trị theo các liệu pháp tự nhiên này. Tại Mỹ, theo một cuộc khảo sát quốc gia, cứ 5 người thì có 1 người sử dụng các loại thảo mộc cổ truyền Trung Quốc để điều trị các bệnh nặng như bệnh tim, đột quỵ, rối loạn tâm thần và các bệnh hô hấp khác, đặc biệt trong bối cảnh lây lan của đại dịch COVID-19.

Đông y nói chung và Trung y nói riêng vẫn nhận được sự tin tưởng của người dân nhờ những hiệu quả trên thực tế. Tuy vậy những nghiên cứu của Tây y về các biện pháp chữa bệnh này vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ của mọi người về một phương pháp chữa bệnh đem đến nhiều lợi ích độc đáo.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Trung Quốc ở Đài Loan và Đại học Chicago đã thảo luận về Y học cổ truyền Trung Quốc và ứng dụng của nó trong điều trị các tình trạng sức khỏe mãn tính cũng như cấp tính và nguy kịch.

Trong những năm qua, các nghiên cứu đã chỉ ra Trung y có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh mãn tính, đặc biệt trong trường hợp các loại thuốc Tây y thông thường không mang lại kết quả thuận lợi. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh tính hữu ích đối các bệnh cấp tính và nguy kịch.

Không giống như Tây y, Trung Y có một cái nhìn tổng thể về cơ thể con người và nhấn mạnh sự cá nhân hóa và dựa trên sự cân bằng và sự tương tác giữa tâm và thân. Một số liệu pháp được sử dụng thường xuyên trong Trung y là thuốc thảo dược và châm cứu, đặc biệt trong vài thập niên gần đây khí công trị bệnh nổi lên và ngày càng phổ biến. Dưới đây là sơ lược một số các phương pháp được bệnh nhân sử dụng phổ biến ngày nay.

Châm cứu

Châm cứu là một kỹ thuật cổ xưa được các thầy thuốc Trung Y cổ đại sử dụng để thúc đẩy khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể. Đông y nói chung cho rằng sự tắc nghẽn các kinh mạch là nguyên nhân gây bệnh. Các chuyên gia châm cứu sử dụng kim đã khử trùng để kích thích các huyệt dọc cơ thể, giúp khai thông các kinh mạch bị tắc nghẽn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng châm cứu cũng kích thích giải phóng Endorphin, chất giảm đau tự nhiên của cơ thể và ảnh hưởng đến một số vùng não liên quan đến quá trình xử lý cơn đau.

Từ những tác dụng này, ngày nay châm cứu thường được sử dụng để giảm đau do các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như đau lưng dưới, viêm xương khớp và hội chứng ống cổ tay. Châm cứu cũng là một liệu pháp bổ sung phổ biến ở những bệnh nhân ung thư đang muốn giảm bớt các tác dụng phụ của hóa trị.

Thảo dược

Các loại thảo mộc cổ truyền Trung Quốc tiếp tục là chủ đề thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu do chứa nhiều hoạt chất hữu ích. Các thành phần thảo dược không chỉ có nhiều đặc tính chữa bệnh, mà chúng còn là ứng cử viên sáng giá cho việc phát triển các loại thuốc an toàn và hiệu quả hơn.

Việc sử dụng thảo dược cổ truyền như một phương pháp điều trị bổ trợ không phải là không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, một số thử nghiệm lâm sàng chất lượng cao đã cho thấy các loại thảo dược và phương pháp điều trị của Trung Quốc cổ đại có thể mang lại lợi ích lâu dài cho bệnh nhân.

Bức ảnh chụp ngày 20 tháng 2 năm 2020 này cho thấy một nhân viên y tế đang kê đơn thuốc y học cổ truyền Trung Quốc tại một bệnh viện ở Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)
Bức ảnh chụp ngày 20 tháng 2 năm 2020 này cho thấy một nhân viên y tế đang kê đơn thuốc y học cổ truyền Trung Quốc tại một bệnh viện ở Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. (Ảnh của STR / AFP qua Getty Images)

Một số loại thảo mộc như Bạch quả (ginkgo biloba), nhân sâm và quả Kỷ Tử (goji) hiện được bán dưới dạng thực phẩm thảo dược bổ sung để hỗ trợ sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc.

Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại thuốc, tác dụng mà phương pháp điều trị này mang lại không chỉ phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể, mà còn tùy thuộc vào việc sử dụng đúng cách.

Khí công

Từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết đến và thực hành khí công. Nhưng mãi cho đến ngày nay, các nhà khoa học mới bắt đầu khám phá bí ẩn đằng sau nó thông qua các kiểm chứng lâm sàng để đánh giá lợi ích của phương pháp chữa bệnh cổ xưa này đối với sức khỏe.

Thoạt nhìn bề ngoài khí công không khác biệt nhiều so với rèn luyện thể dục thông thường. Thậm chí một số môn có những bài thiền ngồi bất động hàng giờ đồng hồ, nhìn chung các bài tập khí công đều chậm rãi. Tuy vậy khí công chữa bệnh dựa trên nguyên lý riêng biệt của y học phương Đông. Các môn khí công được cho là giúp khai thông các kinh mạch bị tắc nghẽn, hợp nhất kinh mạch, từ đó đạt được thân thể khỏe mạnh.

Trước đó, ở các nước phương Tây, khí công thường bị nhiều cơ sở y tế bài xích, chê bai, cho là phi lý. Với những bằng chứng xác thực, ngày càng có nhiều bác sĩ cả Đông và Tây phương đều giới thiệu khí công với người bệnh như một phương pháp hỗ trợ trị liệu chính thống. Hai môn khí công phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến Pháp Luân Công và Thái Cực Quyền.

Đôi khi còn được mô tả là “thiền trong chuyển động”, Thái Cực Quyền là một môn võ thuật cổ xưa của Trung Quốc, ngày nay được sử dụng như một phương pháp rèn luyện sức khỏe. Bài tập chậm rãi này kết hợp các chuyển động tròn, có hướng, hít thở sâu và tập trung tinh thần để thúc đẩy sự thư giãn của tâm trí và cơ bắp.

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu chứng minh Thái Cực Quyền có thể giảm căng thẳng hiệu quả và cải thiện khả năng giữ thăng bằng ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh Parkinson. Với các động tác chậm rãi, Thái Cực Quyền có thể được điều chỉnh cho những người đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc những người khuyết tật phải ngồi trên xe lăn. Thái Cực Quyền cũng được cho là giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối hoặc đau cơ xơ hóa và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim.

Ngoài Thái Cực Quyền, còn một môn tập mang đến rất nhiều lợi ích cũng như tò mò cho rất nhiều người, đó là Pháp Luân Công. Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, lấy đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” làm chỉ đạo căn bản. Pháp Luân Công bao gồm 5 bài Công Pháp đơn giản, dễ học và mang lại hiệu quả cả về tâm lẫn thân.

5 bài Công Pháp của Pháp Luân Công

Người ta thường so sánh Pháp Luân Công với Yoga và Thái Cực Quyền, bởi ba môn này đều coi trọng nhập tĩnh, các động tác đều rất chậm rãi, nhẹ nhàng... Nhưng Pháp Luân Công có một đặc điểm nổi bật hơn cả, đó là yêu cầu người tập luôn giữ một tiêu chuẩn đạo đức cao trong cuộc sống. Họ lấy việc đồng hóa với đặc tính “Chân, Thiện, Nhẫn” làm căn bản. Đây là điểm mấu chốt khiến môn tập này vượt khỏi phạm vi của một phương pháp điều trị y học cổ truyền thông thường, và được nhìn nhận chính xác là một phương pháp tu luyện thượng thừa.

Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. (Nguồn: Internet)
Cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp. (Nguồn: Internet)

Tính đến năm 1999, đã có gần 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc, và hiện nay môn tập này cũng đã được phổ biến trên toàn thế giới với mọi tầng lớp và lứa tuổi tham gia. Trong cuốn sách Lưu tâm thực hành Pháp Luân Công: Môn thiền định dành cho thể chất, sức khỏe, và hơn thế nữa” đã phần nào trình bày được về hiệu quả đối với sức khỏe của Pháp Luân Công dưới góc độ khoa học.

Bìa cuốn sách “The Mindful Practice of Falun Gong: Meditation for Health, Wellness, anh Beyond” (Tạm dịch: “Lưu tâm thực hành Pháp Luân Công: Môn thiền định dành cho thể chất, sức khỏe, và hơn thế nữa”) 
Bìa cuốn sách “The Mindful Practice of Falun Gong: Meditation for Health, Wellness, anh Beyond” (Tạm dịch: “Lưu tâm thực hành Pháp Luân Công: Môn thiền định dành cho thể chất, sức khỏe, và hơn thế nữa”)

Cơ sở hình thành nên cuốn sách của Tiến sĩ Trey là một nghiên cứu có tên: “Cuộc khảo sát của Australia”, là một phần của luận án tiến sĩ của cô tại Đại học South Australia. Thông qua việc so sánh ảnh hưởng về thể chất và sức khỏe của “nhóm người tập luyện Pháp Luân Công” với “nhóm người không tập luyện Pháp Luân Công”, kết quả cuộc khảo sát cho thấy Pháp Luân Công có tác dụng rõ rệt về cải biến sức khỏe.

“Cuộc khảo sát của Australia” cho thấy về tổng quát, tình trạng sức khỏe của những người theo tập Pháp Luân Công tốt hơn so với những người không tập. Đây là kết quả do chính họ trải nghiệm.

Có 76% số người tập Pháp Luân Công xác nhận rằng tình trạng sức khỏe của họ rất tuyệt vời, trong khi chỉ có 19% nhóm người không tập Pháp Luân Công có chung xác nhận này. 82% số người theo tập Pháp Luân Công cho biết họ cảm thấy tâm thân an bình và tràn đầy sinh lực, cũng chung nhận định này thì tỷ lệ này ở nhóm người không theo học Pháp Luân Công chỉ là 44%.

Cố vấn sức khỏe kiêm tác giả – Tiến sĩ Margaret Trey đã nghiên cứu Pháp Luân Công từ năm 2011 đến nay (Ảnh: Daniel Ulrich)
Cố vấn sức khỏe kiêm tác giả – Tiến sĩ Margaret Trey đã nghiên cứu Pháp Luân Công từ năm 2011 đến nay (Ảnh: Daniel Ulrich)

Nghiên cứu của tiến sĩ Trey rất quan trọng, bởi vì nó là cuộc khảo sát đầu tiên của giới chuyên môn về hiệu quả của Pháp Luân Công đối với sức khỏe con người, được thực hiện ở bên ngoài Trung Quốc.

Tuy việc đánh giá khoa học về lợi ích từ việc thực hành Pháp Luân Công vẫn còn đang ở trong giai đoạn sơ khai. Nhưng theo tác giả Margaret Trey, thì những dữ liệu hiện có đã đủ cho thấy Pháp Luân Công có tiềm năng rất lớn trong việc chữa khỏi hẳn bệnh tật.

Do sự gia tăng tính phổ biến của y học cổ truyền Trung Quốc, các nhà nghiên cứu tin rằng các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng được thiết kế phù hợp là cần thiết để chứng minh tính an toàn và hiệu quả của loại hình y học cổ xưa này, cũng như thúc đẩy ứng dụng của nó trên toàn thế giới.

Hướng Dương



BÀI CHỌN LỌC

Khi Tây y “bó tay” trước bệnh nan y, mãn tính, Trung y trở thành phương cách chữa bệnh hữu hiệu