Khả năng miễn dịch của bạn mạnh hơn vaccine - Một số cách cải thiện sức đề kháng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch bệnh trên toàn cầu đã lây lan hơn một năm, thậm chí ngày càng xuất hiện thêm nhiều biến thể mới khiến hiệu quả của vaccine bị giảm sút. Việc đặt quá nhiều hy vọng vào vaccine không phải là một ý hay. Trên thực tế, lý do tại sao vaccine có thể chống lại Covid-19 phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống miễn dịch của chính bạn.

Hệ thống miễn dịch của con người có bốn rào cản để ngăn chặn và tiêu diệt virus

Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người là một hệ thống chống virus hoàn chỉnh và thông minh. Nó có tổng cộng bốn rào cản, từng lớp một để tách virus ra khỏi cơ thể:

  • Rào cản đầu tiên: mũi, họng

Hàng rào vật lý là hàng rào đầu tiên của hệ thống miễn dịch, da và chất nhờn trên cơ thể sẽ loại trừ hầu hết các vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác xâm nhập.

Đối với loại coronavirus lây qua đường hô hấp, mũi và họng là rào cản chính.

Khi virus bay vào khoang mũi, lông mũi và lông mao mũi (lông trên niêm mạc mũi) sẽ chặn một phần virus, chất nhầy sau đó dính virus rồi hắt ra ngoài.

Khi bạn mở miệng để nói, hít thở hoặc ăn thức ăn bị nhiễm virus, chất nhầy trong cổ họng sẽ bọc lấy virus và bài tiết ra ngoài qua ho và đờm.

Ở những vùng có dịch nặng, không khí có chứa mật độ virus cao, lúc này ngoài khẩu trang, thì lông mũi, nước mũi và đờm dãi cũng đóng vai trò chính.

  • Rào cản thứ hai: tế bào biểu mô

Một lượng virus sau khi thoát khỏi hàng rào vật lý sẽ chạm trán với các tế bào biểu mô tiếp theo.

Tế bào biểu mô là lớp tế bào bao phủ hầu hết bề mặt của khoang mũi, họng, khí quản, phế quản và phổi.

Virus corona chủ yếu tấn công các tế bào biểu mô của đường hô hấp người (bao gồm phế quản và phổi). Khi virus xâm nhập vào các tế bào biểu mô, các tế bào biểu mô tiết ra một loại vũ khí rất mạnh - "interferon". Interferon là một chất kháng virus quan trọng, chúng có thể nâng cao khả năng kháng virus của các tế bào biểu mô, ức chế và giảm thiểu sự sinh sản và lây lan của virus.

Nếu hệ thống miễn dịch của con người đủ mạnh, virus sẽ bị xóa sổ hoàn toàn tại đây.

  • Rào cản thứ ba: khả năng miễn dịch bẩm sinh

Nếu virus vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, thì khả năng miễn dịch bẩm sinh của con người sẽ được kích hoạt. Đây là khả năng miễn dịch mà con người sinh ra đã có.

Một số lượng lớn các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên, chịu trách nhiệm thực bào của virus, bắt đầu loại bỏ coronavirus mới. Ngoài các tế bào miễn dịch, bổ thể trong chất lỏng cơ thể cũng tham gia trận chiến.

Miễn dịch bẩm sinh được đặc trưng bởi phản ứng nhanh chóng và tấn công ngay lập tức, nhưng nó không thể hoạt động trong một thời gian dài.

Nếu khả năng miễn dịch bẩm sinh không thể ngăn chặn nó, nó sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống khả năng miễn dịch có được - hậu phương vững chắc của cơ thể con người và là tuyến phòng thủ cuối cùng.

  • Rào cản thứ tư: khả năng miễn dịch có được

Tại sao nó được gọi là miễn dịch có được? Vì nó có thể lưu trữ bộ nhớ và trải nghiệm. Mỗi loại virus đều có hình dạng bên ngoài. Protein hình chóp nhọn trên bề mặt của virus corona có các phần nhô ra, tương đương với "khuôn mặt" của nó. Các tế bào miễn dịch thu được có thể ghi nhớ khuôn mặt này. Nếu lần đầu tiên nó gặp phải SARS-CoV-2, khả năng gây chết đối với virus chỉ ở mức 6, nhưng lần thứ hai gặp cùng loại virus, khả năng gây chết có thể lên tới 9. Con số ở đây chỉ là một sự so sánh tương đối.

Có hai tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch có được, cụ thể là các tế bào T và tế bào B. Tế bào B chịu trách nhiệm sản xuất các kháng thể, có thể liên kết đặc biệt với coronavirus mới, và virus được liên kết bởi kháng thể sau đó sẽ bị loại bỏ. Tế bào T có nhiệm vụ làm sạch các tế bào đã bị nhiễm bệnh và ngăn không cho virus nhân lên và lây lan trong cơ thể.

Chúng làm việc cùng nhau để tiêu diệt coronavirus mới, và cuối cùng, "xác" của virus sẽ bị đại thực bào nuốt chửng.

Trên thực tế, hàng rào cuối cùng này cũng là nơi mà vaccine hoạt động để chống lại virus.

Cách vaccine chống lại coronavirus mới

Vậy, vaccine bảo vệ chống lại coronavirus mới như thế nào?

Vaccine hoạt động trên một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể, là phần mà "tế bào B sản xuất ra kháng thể" (và một lượng nhỏ nó hoạt động trên tế bào T).

Như đã đề cập trước đó, các tế bào B sản xuất kháng thể bằng cách ghi nhớ khuôn mặt của virus. Và vaccine là gì? Vaccine tương đương với một loại "virus mô phỏng", mô phỏng các bộ phận quan trọng trên toàn bộ khuôn mặt của virus, chẳng hạn như "mắt và mũi", để các tế bào B có thể ghi nhớ và tạo ra kháng thể. Bằng cách này, vào lần tiếp theo bạn bị nhiễm "virus thực sự", các kháng thể sẽ được triển khai.

Nói cách khác, vaccine là để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể và thực hiện một "bài tập" trước khi cơ thể bị nhiễm coronavirus mới thực sự.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người mạnh hơn vaccine

Nhiều người coi vaccine là chìa khóa then chốt, nghĩ rằng tiêm vaccine có thể bảo vệ họ an toàn, nên không chú ý đến việc giữ gìn hoặc bỏ qua việc nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân. Trên thực tế, hệ thống miễn dịch của bạn quan trọng hơn vaccine.

  • Vaccine chỉ tăng cường một phần hệ thống miễn dịch

Bốn rào cản của hệ thống miễn dịch giống như không quân, lục quân và hải quân. Sự tồn tại của vaccine tương đương với việc nâng cao một phần khả năng chiến đấu của quân đội.

Tuy nhiên, nếu khả năng miễn dịch tổng thể của người đó được tăng cường, điều đó cũng tương đương với việc tăng cường sức mạnh của lục quân, hải quân và không quân cùng lúc để chống lại Covid-19. Trong trường hợp này, virus thậm chí khó vượt qua nổi ở các hàng rào thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trước khi đột phá đến hàng rào miễn dịch có được cuối cùng.

  • Khả năng bảo vệ của vaccine được chuẩn hóa và cố định, nhưng khả năng miễn dịch của cơ thể lại rất linh hoạt

Ngay sau khi biến thể Nam Phi xuất hiện, hiệu quả của các loại vaccine như Moderna và Novavax đã giảm đi đáng kể. Ví dụ, nghiên cứu của Moderna cho thấy vaccine chỉ có 1/6 khả năng trung hòa kháng thể của biến thể mới. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì các mẫu virus được sử dụng để sản xuất các loại vaccine này là các mẫu ban đầu nhất từ ​​tháng 1 năm ngoái. Kể từ đó, virus đã trải qua nhiều lần đột biến. Virus biến thể Nam Phi có chức năng trốn tránh miễn dịch tốt hơn, tức là nó thay đổi "đặc điểm khuôn mặt" để trốn tránh vaccine và hệ thống miễn dịch của con người, ngăn không cho kháng thể nhận ra nó. Sử dụng loại vaccine được chế tạo trên nền tảng virus cũ, rất khó để các kháng thể có từ vaccine nhận ra được biến thể Nam Phi và kích hoạt khả năng bảo vệ trước virus.

Không chỉ vậy, tác dụng của vaccine đối với hệ thống miễn dịch là một lần duy nhất và các kháng thể mà nó tạo ra cũng có thời hạn, công năng của chúng sẽ giảm dần theo thời gian.

Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta là một hệ thống linh hoạt và năng động có khả năng chống virus ổn định. Nó có khả năng "phản ứng với mọi thay đổi". Khi chức năng miễn dịch hoạt động tốt và đủ mạnh, ngay cả khi virus đột biến, không cần đến vaccine, khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể cũng đủ để tiêu diệt virus.

Vậy lý giải ra sao khi cùng một biến thể virus, nhưng có người nhiễm có người không? Đây là lý do:

Chỉ khi khả năng miễn dịch mạnh thì vaccine mới có hiệu quả.

Mặt khác, nếu vaccine có hiệu quả, hệ thống miễn dịch của con người cũng cần phải đủ mạnh. Hệ miễn dịch của người bệnh mãn tính và người già yếu, sau khi tiêm vaccine thì hiệu quả kém hơn so với người khỏe mạnh và người trẻ tuổi.

Vì vậy, để chống lại coronavirus mới, không phải vaccine, mà khả năng miễn dịch tự nhiên của con người mới đóng vai trò quyết định.

Biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch

Tuy nhiên, trong cuộc chiến chống lại Covid-19, ngành y tế toàn cầu đã dành gần như toàn bộ sức lực cho việc phát triển vaccine và thuốc, mà bỏ qua việc cải thiện sức khỏe tổng thể của con người. Tôi phải nói rằng cách tiếp cận như vậy là thiên vị và có phần thiếu chính xác.

Nhiều người bị nhiễm Covid-19 chủ yếu là do có khả năng miễn dịch kém, dẫn đến nguy cơ biến chứng nặng và tử vong.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ngày càng cao và ngày càng trẻ hóa, áp lực cuộc sống quá lớn, lối sống không tốt, thói quen ăn uống không lành mạnh, cộng với chế độ làm việc và nghỉ ngơi bị xáo trộn đều đang bào mòn chức năng miễn dịch của cơ thể. Nhìn chung, người hiện đại có sức đề kháng phần nào kém hơn nhiều so với quá khứ.

Trong đại dịch này, một số thanh niên đã chết ngay sau khi bị nhiễm bệnh. Một số trường hợp tưởng như không mắc các bệnh khác nhưng thực chất hệ thống miễn dịch của chính họ đã gặp trục trặc, chỉ là chưa tới thời điểm bộc phát. Sự lây nhiễm của virus corona không gì khác hơn ngoài một mối nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể.

Người trẻ hiện nay do không chú ý đến việc giữ gìn thân thể nên sức khỏe bị suy nhược, nhiều người bị đau đầu, đau bụng, tiểu đường, huyết áp hay lipid máu cao, mất ngủ, lo âu, rối loạn tự chủ… cũng như các vấn đề rối loạn cảm xúc khi họ ở độ tuổi 30.

Nghiên cứu mới nhất của Mỹ được công bố trên tạp chí PLOS ONE gần đây cho thấy, 85% học sinh được khảo sát có mức độ căng thẳng tinh thần, đau đớn và lo lắng từ mức độ trung bình đến cao do đại dịch. Cần biết rằng, các vấn đề về tinh thần sẽ đẩy nhanh sự phá hủy của khả năng miễn dịch.

Những người thực sự khỏe mạnh có sức khỏe tốt, trạng thái cảm xúc và tinh thần cao, hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, sẽ không dễ bị bệnh tật và nhiễm virus.

Vậy, làm thế nào để nâng cao khả năng miễn dịch của chính mình?

  • Xoa dịu tâm trạng đúng cách

Nhiều thói quen nguy hiểm đến tính mạng như thức khuya và ăn uống không điều độ đều xuất phát từ căng thẳng cảm xúc. Bản thân tâm trạng không tốt cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng miễn dịch. Do đó, nếu muốn cải thiện những vấn đề này, điều cơ bản nhất là bạn phải làm dịu cảm xúc của mình.

Con người hiện đại dành quá nhiều thời gian để tiếp xúc với điện thoại, máy tính, tivi, trong khi các luồng thông tin trên mạng thì hỗn loạn. Những trò giải trí sôi nổi như tiệc tùng, nhạc rock, nghiện rượu đều làm trầm trọng thêm những thăng trầm trong cảm xúc của con người.

Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, bạn có thể dành chút thời gian để đọc một vài cuốn sách giấy và nghe nhạc cổ điển; trồng một vài loại cây hay rau củ, cũng có thể đi dạo ở các vùng ngoại ô, khu rừng và thiên nhiên. Gần gũi với thiên nhiên giúp con người dễ dàng lắng dịu lại trái tim của mình. Fendocrine do cây cối trong rừng tiết ra có thể nâng cao khả năng miễn dịch của con người.

Thường xuyên chạy bộ, tập thể dục hoặc ngồi thiền cũng là những cách rất tốt để xoa dịu cảm xúc và giảm căng thẳng. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã xác nhận rằng phương pháp tĩnh tâm này có thể cải thiện đáng kể chức năng miễn dịch của cơ thể.

  • Thay đổi suy nghĩ của bạn

Cách một người nhìn nhận một vấn đề cũng có thể có tác động lớn đến hệ thống miễn dịch. Tại sao cùng chung một loại áp lực, nhưng một số người hoàn toàn không bị ảnh hưởng trong khi có người thì lại lo lắng quá mức làm tăng huyết áp, tức ngực, thậm chí có người còn có triệu chứng bồn chồn, hoảng hốt? Điều này liên quan đến tâm lý nhìn nhận vấn đề.

Vào năm 2013, Tiến sĩ Steven từ Trung tâm Nghiên cứu Miễn dịch Thần kinh tại UCLA đã chỉ ra rằng, những người có tâm lý “hưởng thụ” cá nhân thường có khả năng miễn dịch kém hơn nhiều so với những người có mục đích chính là làm lợi cho người khác (hay còn gọi là tâm lý “vị tha”).

Nghiên cứu so sánh các chất kháng virus được tạo ra bởi hai nhóm người và phát hiện ra rằng, những người có tâm lý hưởng thụ có khả năng sản xuất interferon và kháng thể trong cơ thể giảm đáng kể, đồng thời khả năng chống lại virus của họ cũng bị suy yếu; ngược lại, những người có tâm lý “vị tha” thì khả năng tạo ra interferon và kháng thể được cải thiện rõ rệt, khả năng kháng virus được tăng lên đáng kể.

Trước áp lực kinh tế và giáo dục do dịch bệnh mang lại, mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng trở nên hờ hững, xung đột xã hội cũng gia tăng, tất cả sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của bản thân. Lúc này, bạn cũng có thể nhìn nhận vấn đề với thái độ vị tha.

Ví dụ, khi người già trong cộng đồng hoặc ở nhà sức khỏe kém, hãy chăm sóc và giúp đỡ họ; khi trẻ em buộc phải ở nhà do dịch bệnh, mất liên lạc với bạn bè và trở nên cô đơn, dễ xúc động, trẻ có thể cần sự quan tâm và hướng dẫn. Khi gặp nhân viên y tế do áp lực đã mắc phải một số sơ suất, đừng chỉ trích họ, thậm chí bạn có thể bày tỏ sự thông cảm và khiến họ cảm thấy một chút ấm áp.

Những việc làm này không chỉ có thể làm giảm sự lo lắng của người khác mà còn giúp ích cho hệ thống miễn dịch của chính bản thân chúng ta.

Ngoài ra, cần thực hiện chế độ ăn uống điều độ 3 bữa, ăn nhiều thực phẩm tươi, chú ý ngủ nghỉ, giải tỏa căng thẳng để hệ miễn dịch được duy trì ở trạng thái khỏe mạnh và ổn định, từ đó có thể chống lại virus bất cứ lúc nào.

Bảo Vy
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Khả năng miễn dịch của bạn mạnh hơn vaccine - Một số cách cải thiện sức đề kháng