Hôn nhân giúp ích cho bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày càng nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy: kết hôn đóng vai trò tích cực, giúp các bệnh nhân ung thư hồi phục nhanh hơn trong quá trình điều trị; Hơn nữa, vai trò này còn được mở rộng tới những mối quan hệ riêng gần gũi…

Các bác sĩ và nhà khoa học tại Đại học Harvard đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí uy tín Cancer, cho thấy: những người đã kết hôn dường như ít có khả năng tử vong bởi ung thư khu vực đầu và cổ.

Những phát hiện này cũng phù hợp với kết quả điều trị ung thư thành công được tìm thấy ở nhiều nghiên cứu đối với ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, và ung thư tuyến tụy.

Các bằng chứng

Nghiên cứu của Harvard đã thu thập dữ liệu từ hơn 51.000 bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư đầu hoặc cổ từ năm 2007 đến 2010 - thông qua chương trình dịch tễ học của Viện ung thư quốc gia - SEERS.

Trọng tâm của nghiên cứu là tình trạng hôn nhân, tuy nhiên nó cũng xét các yếu tố khác như: vị trí khối u; tuổi tác, giới tính, chủng tộc; thu nhập và bảo hiểm. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy: khả năng phát hiện giai đoạn 3 của ung thư - khi tế bào ác tính đã lan rộng trong cơ thể - của những người đã kết hôn là thấp hơn từ 28% đến 47% so với các nhóm khác (độc thân, ly thân, ly dị…) đây là yếu tố quyết định của việc thành công trong điều trị.

Chẳng hạn người phối ngẫu có thể giúp phát hiện ra các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư thông qua việc quan sát hay lắng nghe các biểu hiện của bạn đời... (Pixabay)

Chẳng hạn người phối ngẫu có thể giúp phát hiện ra các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư thông qua việc quan sát hay lắng nghe các biểu hiện của bạn đời, ví dụ: khàn giọng khi nói, khó nuốt khi ăn, hoặc những thay đổi khác trong lời nói. Nhận ra những dấu hiệu này của ung thư, vợ/chồng có xu hướng khuyến khích người bạn đời tìm đến khám bác sĩ, điều này giúp chẩn đoán và điều trị sớm hơn.

Các tác giả của nghiên cứu cho rằng: sự hỗ trợ liên tục của “người kia” cũng đóng một vai trò quan trọng trong kết quả điều trị thành công của “người này”. Bệnh nhân đã kết hôn lắng nghe lời khuyên của bác sĩ dễ dàng hơn và tuân thủ lịch trình dùng thuốc của họ.

Tuy nhiên, khi xem xét vai trò của người vợ/chồng, nghiên cứu không nói rõ tầm quan trọng của các yếu tố khác như: tình trạng hút thuốc hay uống rượu bia, hoặc nguy cơ mắc bệnh ung thư từ các nguyên nhân khác - như siêu vi-rút (HPV) chẳng hạn.

Nghiên cứu cũng không phân tích vai trò của chuyên gia y tế trong việc phát hiện sớm ung thư đầu và cổ. Khám tổng thể hay khám nha định kỳ cũng được mong đợi là có thể sớm phát hiện ung thư, từ đó khiến tỷ lệ điều trị thành công được nâng cao hơn.

Mặc dù nhận ra những hạn chế trong nghiên cứu của họ, nhóm Harvard vẫn tập trung công việc của mình vào sự liên kết tương tự - giữa tình trạng hôn nhân và kết quả điều trị ung thư.

So với những người đàn ông độc thân, ly thân, ly dị, hay mất vợ; người đàn ông đã kết hôn có ít nguy cơ mắc ung thư hơn, hoặc sống sót lâu hơn đáng kể sau chẩn đoán ung thư dương tính - theo một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khác - cũng thông qua SEERS, đã tìm thấy lợi thế của kết hôn đối với việc hỗ trợ điều trị cho những phụ nữ mắc ung thư tử cung.

Học hỏi từ chính việc nghiên cứu

Ngoài cam kết trong hôn nhân mang lại kết quả điều trị tích cực, các nhà khoa học còn mở rộng phạm vi tới cả những mối quan hệ riêng thân thiết. Đối với những người độc thân, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao - hút thuốc hoặc nghiện rượu nặng, các chương trình giám sát và theo dõi cho thấy: bác sĩ và nha sĩ mà họ thăm khám định kỳ là những “người thân” thông thái và tốt bụng.

Bác sĩ và nha sĩ thăm khám định kỳ là những “người thân” thông thái và tốt bụng.(oswaldoruiz/Pixabay)

Nghiên cứu của Harvard cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc lồng ghép hoạt động hỗ trợ xã hội vào việc chăm sóc bệnh nhân ung thư trong suốt thời gian điều trị. Bước đầu ​​có thể và nên có các chuyến ghé thăm nhà thường xuyên, hoặc nên có các cuộc gọi hỏi han từ nhân viên y tế, hoặc sắp xếp những khu vực ở chung để những người độc thân có thể sống cùng nhau, hoặc các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư.

Gần 128.000 ca ung thư mới có thể sẽ được chẩn đoán trong năm nay chỉ riêng tại Úc [và hơn 1,6 triệu tại Hoa Kỳ]. Con số đó có khả năng tăng lên 150.000 vào năm 2020. Chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả sẽ luôn là yếu tố chính trong việc chữa khỏi căn bệnh này, dù là ai tạo điều kiện cho nó.

Nial Wheate là giảng viên cao cấp về dược phẩm, và Parth J. Upadhyay là thạc sĩ triết học tại Đại học Sydney. Bài viết được đăng tải lần đầu trên The Conversation.

Trọng Nguyên (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Hôn nhân giúp ích cho bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị