Hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine cúm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ứng dụng tiêm vaccine toàn cầu cần được xem xét dựa trên những nghiên cứu mới về phản ứng của từng loại vaccine...

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford cho thấy, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh đường uống làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột - một quần thể phức tạp gồm hàng nghìn tỷ tế bào vi khuẩn tồn tại trong mỗi cơ thể của chúng ta. Sự suy yếu này làm suy giảm hệ thống miễn dịch và làm thay đổi đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với vaccine cúm.

Trong nghiên cứu này, họ tiêm vaccine cúm cho tất cả người tham gia. Trong đó, một nửa số trường hợp uống kháng sinh trước khi tiêm vaccine 5 ngày, kết quả đã làm giảm số lượng các vi khuẩn trong đường ruột và tạo thành rào cản đáp ứng với vaccine, đồng thời là một yếu tố tăng cường mức độ phản ứng viêm.

Phát hiện này có thể chính là lý giải cho sự khác biệt của hệ miễn dịch khi đáp ứng với vaccine ở người lớn tuổi. Vaccine tác động đến các nhóm tuổi khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, tuy nhiên một số chương trình tiêm chủng thì lại dành cho tất cả các lứa tuổi, và nó khó mà tối ưu.

Nghiên cứu khác cũng cho thấy hiệu quả của việc tiêm chủng giảm đi đáng kể khi tính đa dạng của hệ vi sinh trong đường ruột giảm. Sự thiếu đa dạng này có thể làm giảm đáp ứng immunoglobulin A (IgA) - một loại kháng thể chịu trách nhiệm về chức năng miễn dịch của màng nhầy tế bào.

Tổn thương hệ vi sinh đường ruột và các phản ứng tiêm vaccine

Các nhà nghiên cứu ngày càng tin tưởng hơn về sức mạnh của hệ vi sinh đường ruột trong việc giúp định hình sức khỏe của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Việc duy trì sức mạnh này chính là chìa khóa giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh, cũng như giúp hệ miễn dịch đáp ứng với việc tiêm vaccine.

Bản chất tự nhiên phức tạp của hệ khuẩn đường ruột vẫn là bí ẩn với các nhà khoa học, chúng tôi chỉ đề cập đến tầm quan trọng của việc giữ cho hệ vi khuẩn đường ruột được khỏe mạnh và sẵn sàng hoạt động, vì chỉ một sai lệch trong quá trình phát triển của hệ khuẩn ruột bình thường có thể tác động nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của chúng ta - và tiêm vaccine là một ví dụ điển hình.

Những sai lệch này có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh viêm mạn tính bao gồm tiểu đường tuýp 1, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm da cơ địa, béo phì, một số bệnh ung thư... Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy hệ vi sinh đường ruột bị xáo trộn có liên quan đến bệnh đa xơ cứng.

Từ một góc khác, các phản ứng miễn dịch còn thường xuất hiện ở những người có chế độ ăn “hiện đại” - chế độ ăn “phương Tây” hay chế độ ăn kiểu Mỹ. Đặc điểm chung của những chế độ này là ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến, thực phẩm đóng gói sẵn, bơ, kẹo và kẹo, thực phẩm chiên, nhiều chất béo sản phẩm sữa, trứng, ngũ cốc tinh chế, khoai tây, ngô. Và chúng ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.

Chế độ ăn này ở các nước thu nhập cao sẽ làm gián đoạn việc sản xuất các tự kháng thể, là một loại kháng thể được tạo ra bởi hệ miễn dịch và thường gặp ở các bệnh tự miễn. Gluten là một chất có rất nhiều trong chế độ ăn “hiện đại” và làm gia tăng sản sinh tự miễn.

Các cơ chế trong cơ thể chúng ta vô cùng phức tạp và ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của việc tiêm vaccine. Chúng tôi vẫn còn hiểu biết quá ít về tầm quan trọng của một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cũng như những ảnh hưởng của việc tiêm vaccine đối với sức khỏe.

Một chương trình tiêm vaccine phù hợp với tất cả mọi người cần được nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt về những tác dụng phụ khác nhau của kháng sinh và chế độ ăn uống không phù hợp ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Để biết thêm thông tin về các nghiên cứu về việc tiêm vaccine và các tác dụng có thể xảy ra đối với cơ thể chúng ta, vui lòng truy cập cơ sở dữ liệu nghiên cứu tiêm chủng của GreenMedInfo.com.

Thiên Chân
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Hệ vi sinh đường ruột có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine cúm