Gối hoa cúc cải thiện các vấn đề về mắt và giữ gìn sức khỏe

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi ngủ, áp suất và nhiệt độ sẽ đưa các hoạt chất của thảo dược nhẹ nhàng đi vào phổi và huyết quản, đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, giữ gìn sức khỏe và phòng chống bệnh tật...

Hoa cúc khô có mùi thơm dịu, nó cũng có khả năng cải thiện các bệnh đau đầu và bệnh mắt. Biết được những đặc tính này, gối hoa cúc được người xưa thường xuyên sử dụng để giữ gìn sức khỏe. Nhà thơ nổi tiếng Lục Du thời Nam Tống cũng có thói quen thu hoạch hoa cúc để làm gối và thậm chí viết thơ về loại gối này.

Về lý thuyết “dùng hương thơm để chữa bệnh” thì các đại y học gia như Tôn Tư Mạc và Hoa Đà đều đã cập từ xa xưa. Cụ thể hơn với gối dược liệu: phơi khô thảo dược dưới ánh nắng mặt trời để làm gối. Khi ngủ, áp suất và nhiệt độ sẽ đưa các hoạt chất của thảo dược nhẹ nhàng đi vào phổi và huyết quản, đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, giữ gìn sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

Sự tích Gối Thần

Việc sử dụng gối thuốc để bảo vệ sức khỏe đã được ghi chép lại từ hơn 2000 năm trước, bắt nguồn từ thời Hán Vũ Đế. Cuốn Ẩm thiện chính yếu (飲膳正要) có ghi chép lại sự tích này:

Trong một lần Hán Vũ Đế đi về phía Đông đã bắt gặp một người lớn tuổi. Hoàng đế hỏi ra thì vô cùng kinh ngạc khi biết người này tuy trong chỉ như hơn 50, nhưng thực ra đã 150 tuổi.

Cụ ông đã kể lại với Hán Vũ Đế rằng: ở tuổi 80, ông đã nhận được công thức làm gối thuốc từ một đạo sĩ. Sau khi sử dụng nó, tóc của ông dần chuyển lại sang màu đen, răng rụng của ông cũng đã mọc trở lại. Không thể tin nổi chuyện thần kỳ, hoàng đế đã cho hỏi hàng xóm của ông cụ, nhưng câu trả lời vẫn y hệt những gì cụ đã kể. Cụ ông sau đó đã truyền lại phương pháp làm gối thần cho vua Hán Vũ Đế.

Chiếc gối này được làm từ 32 loại thảo dược. Trong đó có 24 vị thuốc tốt. Chúng có tác dụng chống lại 8 thứ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như lợi, suy, bại, danh, nhạo, khổ và hạnh.

Tại sao gối dược liệu lại có tác dụng kéo dài tuổi thọ? Thừa tướng dưới thời Hán Vũ Đế là Đông Phương Sóc, sống thọ 125 tuổi, trả lời rằng: Khi các tác nhân gây bệnh tiến vào mạch Dương, chiếc gối này có thể ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Lợi gan, bổ não, cải thiện thị lực và tĩnh tâm

Trong rất nhiều các loại gối thảo dược, gối hoa cúc được người xưa ưa chuộng và thường xuyên sử dụng. Loại gối này đặc biệt phổ biến vào thời nhà Đường.

Bản thân hoa cúc là một vị thuốc tốt. Theo ghi chép từ Thần Nông bản thảo kinh bách chủng lục: Hoa cúc có vị đắng, tính bình, dùng lâu ngày để bồi bổ sinh lực, cơ thể nhẹ nhàng. Đặc điểm của hoa cúc là nở muộn và rụng muộn. Đây cũng là loài hoa có tuổi thọ cao nhất trong các loài hoa và có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Trong Bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân thời nhà Minh cũng có đề cập đến hoa cúc: là thứ dược liệu có thể sử dụng từ gốc cho đến rễ. Cây cúc tần có thể làm rau, hoa có thể làm ăn, lá thường được dùng để ngâm nước, rễ và quả dùng làm thuốc.

Riêng hoa cúc có tác dụng trừ phong nhiệt, giải độc gan, bổ não, chữa đau đầu, chóng mặt và các bệnh về mắt. Khi ngủ, gối hoa cúc có chức năng đả thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, cải thiện thị lực. Nó cũng giúp thư giãn đầu óc, làm dịu tinh thần, mang lại một giấc ngủ ngon.

Nếu cơ thể có biểu hiện phát nhiệt, chóng mặt, nhức đầu, hay cáu gắt, mất ngủ, thì người bị cao huyết áp có thể dùng gối hoa cúc để cải thiện các triệu chứng và phục hồi bệnh.

Hoa cúc có thể loại bỏ phong nhiệt và cải thiện các vấn đề về não bộ, ví dụ các chứng đau đầu và chóng mặt... (Shutterstock)

Có nhiều công thức làm gối từ hoa cúc. Đơn giản nhất là phơi khô hoa cúc rồi cho vào túi gối. Cách còn lại có thể dùng hoa cúc phối với các loại dược liệu phơi khô khác để làm túi. Gối hoa cúc có thể sử dụng trong vòng nửa năm. Trong quá trình sử dụng, cứ hai hoặc ba tuần lại cần đem ra ngoài phơi khô.

Nhà thơ Lục Du cũng đã sống đến 86 tuổi với thói quen nhặt và phơi khô hoa cúc để làm gối. Gối hoa cúc cũng được là là một trong những công thức bí mật của ông.

Thùy Linh
- Theo NTDTV Hoa ngữ.



BÀI CHỌN LỌC

Gối hoa cúc cải thiện các vấn đề về mắt và giữ gìn sức khỏe