CDC: Khẩu trang “đảm bảo hơn” vaccine về hiệu quả để phòng chống virus Vũ Hán?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong phiên điều trần tại Thượng Viện ngày 16/9, Giám đốc CDC nói rằng khẩu trang “đảm bảo hơn” hơn vaccine trước virus Vũ Hán...

Trong phiên điều trần tại Thượng Viện Mỹ ngày 16/9, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Robert Redfield kêu gọi người dân hãy đeo khẩu trang. Ông nói tiếp rằng “nếu chúng ta làm điều đó trong 6, 8, 10, 12 tuần, thì chúng ta sẽ kiểm soát được đại dịch này”.

Tiến sĩ Redfield nhấn mạnh: "Tôi thậm chí có thể đi xa hơn khi nói rằng chiếc khẩu trang này đảm bảo việc bảo vệ tôi khỏi COVID hơn là khi tôi dùng vaccine COVID".

Ông cho biết: "Nếu tôi không nhận được phản ứng miễn dịch, vaccine sẽ không bảo vệ tôi. Nhưng chiếc khẩu trang này thì có," - ông nói khi đang cầm một chiếc khẩu trang trên tay.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phát biểu này của Redfield, Tổng thống Trump nói rằng ông ta đã “nhầm lẫn” khi đưa ra thông tin này. Ông Trump cho biết trước đó mình đã phải gọi điện cho Giám đốc của CDC "và ông ấy không nói với tôi về điều đó... Tôi chỉ có thể nói với bạn rằng chúng tôi sẵn sàng xúc tiến ngay khi vaccine xuất hiện”.

Nhìn lại vaccine và các liệu pháp điều trị

Ai ai cũng biết rằng, để cộng đồng có thể hoàn toàn được đảm bảo trước COVID-19, chúng ta cần có miễn dịch cộng đồng, hoặc cần những loại thuốc có thể điều trị bệnh do virus Vũ Hán gây ra.

Để có miễn dịch cộng đồng, nhân loại sẽ phải đánh đổi thời gian và tính mạng của người bệnh, hoặc chờ một loại vaccine có hiệu quả. Nếu có thuốc điều trị COVID-19, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều, và nếu có cả hai là tốt nhất.

Vào đầu năm 2020, Tổng thống Trump đã công khai ủng hộ phác đồ điều trị kết hợp của Hydroxychloroquine (HCQ) để đối phó với COVID-19. Ông Trump đã dùng thuốc này để phòng bệnh, FDA cũng đã cấp phép khẩn cấp cho loại thuốc giá rẻ này để chờ các nghiên cứu chính thức xác nhận kết quả. Tuy nhiên, HCQ đã bị chính trị hóa và trở thành biện pháp điều trị tiềm năng đầu tiên bị FDA loại khỏi cuộc chơi. Cho đến nay, nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ vẫn dùng phác đồ này sau khi nhiễm COVID-19 và thấy sự hiệu quả.

Vào tháng Tám, ông Trump tiếp tục đề xuất liệu pháp huyết tương - sử dụng huyết tương của những người từng nhiễm bệnh do COVID-19 - để điều trị bệnh nhân trong đại dịch. Tuy nhiên, FDA vẫn chần chừ trong việc đưa ra những kết luận cuối cùng đối với phương pháp điều trị tiềm năng.

Còn đối với vaccine, một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 trên Tạp chí Y học Dự phòng của Hoa Kỳ, dựa trên các thí nghiệm mô phỏng, để dập tắt dịch virus Vũ Hán đang diễn ra, vaccine sẽ phải có tỷ lệ hiệu quả tối thiểu là 60% với tỷ lệ bao phủ là 100%. Nếu tỷ lệ bao phủ là 75%, ngưỡng hiệu quả của vaccine sẽ phải là 70%. Và Tổng thống Trump hy vọng vaccine COVID-19 sẽ chính thức xuất hiện vào khoảng giữa tháng 10 hoặc sau đó.

Còn Tổng thống Donald Trump thì cho biết khoảng 10 tỷ USD tiền thuế của người dân đang được bơm vào việc phát triển vaccine và các phương pháp điều trị. Theo Chiến dịch Warp Speed của ông Trump, chính phủ hy vọng sẽ có một loại vaccine sẵn sàng vào cuối năm, có thể sớm nhất là vào tháng 10, với khoảng 150 đến 200 triệu liều “cho tất cả những ai muốn tiêm” - ông nói.

Người dân Mỹ sụt giảm niềm tin của chính họ

Nhưng những kỳ vọng vào vaccine lại dần dần bị làm cho nguội lạnh qua thời gian. Trên một cuộc thăm dò gần đây của CBS News được công bố vào ngày 6/9, cho thấy 21% người muốn nhận được vaccine miễn phí càng sớm càng tốt, 21% khác cho biết sẽ không bao giờ tiêm, 58% còn lại nói rằng họ sẽ cân nhắc một loại vaccine - nhưng sẽ chờ xem nó đã hoạt động như thế nào đối với những người đã sử dụng.

Trước đó, Tiến sĩ Anthony Fauci - người đứng đầu Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (FDA) cho biết: quá tin vào vaccine có thể sẽ khiến đất nước bùng phát đại dịch trở lại. Fauci cũng liên tục đưa ra nghi vấn về một loại vaccine tiềm năng sẽ xuất hiện trước ngày Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 - 3/11/2020.

Phát biểu trước hội đồng các bác sĩ đến từ trường Đại học Y Harvard, Fauci nói rằng việc nhận thức và áp dụng các biện pháp y tế công cộng trên diện rộng - như cách ly xã hội và vệ sinh - sẽ mang đến hy vọng không có “sự lan rộng của COVID”, khi mà người Mỹ sẽ ở nhà nhiều hơn trong mùa thu và mùa đông. Ông cho biết ở một mức cơ bản thì vaccine mới giúp xoay chuyển tình thế, và cần giữ COVID-19 không lan thêm cho đến khi nước Mỹ có vaccine.

Tiến sĩ David Heymann, người dẫn đầu lực lượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong thời gian xảy ra đại dịch SARS, ông nói với The Guardian: “Chúng tôi thậm chí không biết liệu vaccine có thể tạo ra phản ứng miễn dịch để bảo vệ chống lại sự lây nhiễm trong tương lai hay không”.

Tính đến ngày 16/9, hơn 6,6 triệu người đã xét nghiệm dương tính với virus ĐCSTQ ở Hoa Kỳ và ít nhất 196.000 người có kết quả xét nghiệm dương tính đã tử vong, theo dữ liệu của trường Đại học Johns Hopkins.

Kim Anh



BÀI CHỌN LỌC

CDC: Khẩu trang “đảm bảo hơn” vaccine về hiệu quả để phòng chống virus Vũ Hán?