Game - Một sàn Stockholm ảo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều coi thường tác động của game và tầm ảnh hưởng của chúng. Tuy nhiên, hội chứng Stockholm có thể xảy ra với người chơi game với tác động ấn tượng hơn nhiều...

Theo kết luận của các nhà nghiên cứu, hội chứng này sẽ tạo thành khi có đủ 4 điều kiện sau:

    • Con tin bị kẻ cướp phong tỏa hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
    • Con sợ hãi và cảm thấy kẻ cướp có thể hại mình bất cứ lúc nào.
    • Con tin cảm thấy mình không thể trốn thoát khỏi kẻ cướp.
    • Con tin cảm thấy mang ơn khi kẻ cướp ban phát chút ơn huệ mình.

Điều này diễn ra ở game như thế nào?

Game phong tỏa trẻ với thế giới bên ngoài

Đừng dừng lại ở việc trẻ sẽ chỉ chơi một trò chơi. Việc coi game là thư giãn đồng nghĩa với việc trẻ chắc chắn sẽ chơi game về lâu dài và không dừng ở 1 game. Cái mà game phong tỏa là ý thức hệ, khiến nạn nhân thậm chí còn không biết mình đang dần bị phong bế.

Không có bất kỳ game nào sinh ra với mục đích giúp trẻ thoát khỏi màn hình cả, và game thực hiện này với việc "cá nhân hóa", để game thủ thể hiện bản thân hết mình trong trò chơi.

    • Trẻ có thể không thích toán, nhưng việc đo lường cự ly và khoảng cách, tính toán thời gian hồi chiêu; hay đếm xem súng mình còn bao nhiêu viên đạn, căn xem đối phương còn bao nhiêu máu rõ ràng là thực tế hơn làm bài tập về nhà.
    • Trẻ có thể ghét lịch sử nhưng những cốt truyện hoành tráng của game hay campaign thì khó mà bỏ qua.
    • Trẻ có thể ghét địa lý, nhưng nhớ map và đọc map là điều không dễ dàng và đứa nào làm được thì cũng khá là cao thủ.
    • Trẻ ghét lý, hóa, sinh, nhưng chắc chắn sẽ tìm cách học những combo skill để có thể chiến thắng đối thủ dễ dàng hơn.
    • Trẻ không thích giáo dục công dân, nhưng khi chơi ở level hay thứ hạng càng cao thì càng có những đồng đội tuyệt vời và biết hy sinh.

Khi mà các môn học ở trường thiếu tính ứng dụng thực tiễn và ít bồi dưỡng về nhân cách hay giá trị phổ quát, thì trẻ có game như cá gặp nước.

Khách tham quan chơi thử trò chơi tại gian hàng Blizzard Entertainment tại hội chợ thương mại trò chơi Gamescom 2015 ở Cologne, Đức vào ngày 5 tháng 8 năm 2015... (Sascha Schuermann / Getty Images)

Game khiến trẻ sợ hãi một cách tự nguyện

Trẻ có thể sợ điểm kém, nhưng nó không quá thường xuyên và sự sợ hãi này là ép buộc. Nhưng ngày nay, khi mạng internet cho phép quá trình cạnh tranh diễn ra là toàn cầu và đặc biệt là trong game phối hợp đồng đội, việc dở dang 1 ván game 10-20 phút sẽ dẫn đến tụt hạng, kinh khủng hơn là nghe đồng đội chửi, hay nếu chơi cùng các bạn trong lớp mà thế thì chúng nó tẩy chay.

Hiện tượng này diễn ra nhiều thì một thế lực nào đó sẽ làm người chơi mất nick vĩnh viễn và phải cày lại từ đầu.

Khi trẻ bị cuốn hút bởi game thì mọi hình phạt trong đó đều là bài học đáng giá, còn mọi khuyên răn của người thân đều là những chướng ngại cần phải vượt qua. Đây chính là một trong những tâm lý bị bóp méo, thể hiện tư duy miễn dịch của trẻ đang bị đầu độc và ăn mòn.

Game khiến trẻ không thể trốn thoát

Sau những giờ học căng thẳng, trẻ cần được giải tỏa về tinh thần; sau những buổi tập thể thao, trẻ cần được thả lỏng chút. Trẻ cần thư giãn và nếu không có hình thức thay thế, trẻ sẽ tìm đến game.

Điều này càng tiện lợi hơn khi ngày nay nhiều hình thức giải trí đều được đưa lên điện thoại. Kết quả là trẻ có thể vừa ăn vừa chơi, hoặc vừa nghe nhạc vừa chơi, vừa nói chuyện với bạn bè vừa chơi...

Điều đáng sợ ở đây là một khi đã quen với các thao tác khi chơi game, trẻ có thể làm các việc khác, giống như khi lái xe bạn vẫn có thể trò chuyện với người khác. Thực ra là game đã ăn sâu và tạo thành một hệ ý thức tự động, đảm bảo não vẫn dành chỗ cho nó như một điều tự nhiên, mà thiếu nó thì sẽ không quen.

Đọc thêm: Giai điệu thiên nhiên: liều thuốc cho sức khỏe

Chúng ta đã biết đến cà phê có thể giúp chúng ta tập trung hơn, nhưng game thì không để uống, còn uống cà phê thì vẫn có thể chơi game.

Ngày càng có nhiều học sinh sử dụng điện thoại thông minh quá mức và cho rằng chúng có tác dụng hỗ trợ cho học tập. Nhưng thực tế đã chứng minh, đây chỉ là cái cớ mà thôi.
Ngày càng có nhiều học sinh sử dụng điện thoại thông minh quá mức và cho rằng chúng có tác dụng hỗ trợ cho học tập. Nhưng thực tế đã chứng minh, đây chỉ là cái cớ mà thôi. (Ảnh: Shutterstock)

Một chút ơn huệ từ game

Sự thư giãn, tính thực tế (ảo), thỏa mãn khả năng tính toán - áp dụng những gì được học vào game, danh vọng khi leo hạng và được xếp hạng.

Sự công nhận của bạn bè, sự công nhận của cộng đồng game, vượt qua bố mẹ để có thể chơi game kiếm tiền và nhiều người biết đến, hay trở thành game thủ chuyên nghiệp và theo đuổi trò chơi mình yêu thích - đưa game vào cuộc sống thực tại.

Nhiều bạn trưởng thành hơn cho rằng điều này không đúng và mình hoàn toàn tự chủ được khi chơi game, nhưng các bạn không biết rằng mình đang tiếp tay giúp một hệ thống rất nhiều game lớn mạnh. Và hơn nữa là nhấn chìm những người thiếu tự chủ hơn và còn chưa hình thành tư duy để suy nghĩ độc lập.

Bệnh nhẹ có thể chữa nhanh còn bệnh mãn tính sẽ mất thời gian, còn những hội chứng về tâm lý và tư duy thì chi phí điều trị tính bằng công sức của nhiều thế hệ.

Trọng Nguyên

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Game - Một sàn Stockholm ảo