'Ép' dân phải tiêm, nhưng quan chức ĐCSTQ lại trốn tiêm vắc-xin ‘made in China’. Vì sao?

Giúp NTDVN sửa lỗi

ĐCSTQ và Big Pharma từng tham gia cam kết rằng, sẽ "luôn đặt sự an toàn và sức khỏe của những người được tiêm vaccine lên hàng đầu". Sự thật có phải vậy? Tại nhiều quốc gia, có khá nhiều ca tử vong và thương tật sau khi tiêm vaccine COVID-19. Trong khi đó tại Trung Quốc, các quan chức của ĐCSTQ đã viện nhiều lý do để trốn tránh tiêm vaccine “made in China”.

Cán mốc 1 tỷ liều: Tự nguyện hay cưỡng ép?

Ngày 20/6 vừa qua, Trung Quốc đã cán mốc 1 tỷ liều vaccine COVID-19 trong một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới. Thông tin được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc công bố, sau khi chương trình tiêm chủng COVID-19 tại nước này được cho là đạt bước tiến quan trọng, với số liều vaccine hàng ngày vượt mốc 20 triệu trong nhiều ngày gần đây. Riêng ngày 18/6, Trung Quốc đạt kỷ lục tiêm hơn 23 triệu liều một ngày.

Zoltan Kis, chuyên gia tại Trung tâm Sản xuất Vaccine Tương lai thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) nhận xét: "Đây thực sự là một quy mô ấn tượng, cả về công tác triển khai và sản xuất vaccine".

Trung Quốc đã cán mốc 1 tỷ liều vaccine Covid-19 trong một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới. (Ảnh: Flickr)
Trung Quốc đã cán mốc 1 tỷ liều vaccine COVID-19 trong một chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới. (Ảnh: Flickr)

Tuy nhiên thực tế có vẻ khác xa so với những gì mà truyền thông ĐCSTQ và Big Media tuyên truyền:

  • Theo Reuters, Zhong Nanshan, nhà dịch tễ học hàng đầu và là cố vấn y tế về COVID-19 của Trung Quốc cho biết, tỷ lệ tiêm vaccine tại Trung Quốc là thấp hơn nhiều so với một số nước như Israel, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Mỹ, với tỷ lệ 3,56/100 người. Ông này cũng cho biết ĐCSTQ đặt mục tiêu tiêu chủng là 40% trên tổng số 1,4 tỷ dân vào tháng 7, sau khi tính đến tỷ lệ người không muốn tiêm chủng.
  • Trong khi đó theo CNN, vào tuần đầu tiên của tháng 6, tỷ lệ tiêm đầy đủ trong dân chúng tại Bắc Kinh là gần 70%, và Thượng Hải là 50%. Nhưng tại các tỉnh Quảng Đông và Sơn Đông, tỷ lệ tiêm chỉ dưới 20%.

Điều này cho thấy tỷ lệ tiêm chủng ở Trung Quốc phân bố không đồng đều. Để “thuyết phục” người dân tiêm chủng vaccine do nước này sản xuất, ĐCSTQ đã phát động một Chiến dịch tiêm chủng toàn diện, từ các thành phố lớn cho tới làng mạc, với đội ngũ nhân viên trong chính quyền được huy động đông đảo.

Đối với ĐCSTQ, tiêm vaccine COVID-19 đã trở thành 'nhiệm vụ chính trị'.

Cây gậy và củ cà rốt

Trong khi đó, ở các cơ quan công quyền, nhân viên bị sếp thúc giục đi tiêm. Tại các điểm tiêm chủng, ĐCSTQ còn “khuyến mãi” nhiều quyền lợi cho những ai đi tiêm chủng. Từ tặng phiếu mua hàng miễn phí cho tới tặng trứng, kem, rau, cánh gà và bánh bao...

Bên cạnh các “món quà miễn phí” dành cho người đi tiêm, ĐCSTQ cũng sẵn sàng dùng các biện pháp mạnh để trừng phạt những ai chưa chịu tiêm vaccine do Đảng “bào chế”.

"<yoastmarkẢnh bên trái: Tiêm vaccine tặng trứng gà. Ảnh bên phải: Người chưa tiêm vaccine không được vào chợ. (Ảnh tổng hợp từ Weibo)
Ảnh bên trái: Tiêm vaccine tặng trứng gà. Ảnh bên phải: Người chưa tiêm vaccine không được vào chợ. (Ảnh tổng hợp từ Weibo)

Theo CNN, một số khu dân cư cho biết, người dân bị cấm "tái nhập cảnh" trừ khi họ chịu đi tiêm phòng. Một trung tâm mua sắm ở Thượng Hải đặt một tấm biển ở lối vào, yêu cầu khách hàng phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng mới cho vào. Một công viên thành phố ở tỉnh Hà Bắc từ chối những du khách không tiêm chủng, và hướng dẫn họ đến các địa điểm tiêm chủng gần đó.

Tất cả cho thấy, ĐCSTQ đã áp dụng các biện pháp từ “dụ dỗ” đến “trừng phạt” để cưỡng ép người dân Trung Quốc phải tiêm vaccine COVID-19.

Tuy nhiên thực tế, chính các quan chức, nhân viên ĐCSTQ lại không hề tin tưởng các loại vaccine do chính quyền sản xuất, và viện nhiều lý do khác nhau để trốn tránh việc tiêm chủng.

Ép dân phải tiêm nhưng quan chức ĐCSTQ lại trốn tránh tiêm

Theo Epochtimes, một số bảng thống kê tiêm vaccine COVID-19 của chính quyền địa phương thuộc huyện Đài An (tỉnh Liêu Ninh) đã bị rò rỉ, cho thấy hầu hết các quan chức, nhân viên làm việc trong cơ quan công quyền của ĐCSTQ đều từ chối tiêm chủng. Tất cả đều viện lý do sức khỏe có vấn đề.

Bảng thống kê tiêm chủng ở thị trấn Tây Đài (huyện Đài An) cho thấy, trong số 65 cán bộ nhân viên, chỉ có 3 người đã tiêm phòng, 2 người đăng ký tiêm, và những người còn lại chưa tiêm. Trong số những người “trì hoãn” tiêm có 21 người viện lý do bị dị ứng, 20 người bị cao huyết áp và 6 người bị cảm lạnh, tiểu đường, mắc bệnh tim, chuẩn bị mang thai...Tỷ lệ sẵn sàng tiêm chỉ có 7,5%.

Trong số 65 người trong Bảng thống kê tiêm chủng của thị trấn Tây Đài, chỉ có 3 người đã tiêm và 2 người đã đăng ký tiêm, những người còn lại đã từ chối tiêm chủng vì nhiều lý do khác nhau.(Ảnh: Epoch Time)
Trong số 65 người trong Bảng thống kê tiêm chủng của thị trấn Tây Đài, chỉ có 3 người đã tiêm và 2 người đã đăng ký tiêm, những người còn lại đã từ chối tiêm chủng vì nhiều lý do khác nhau.(Ảnh: Epoch Time)

Cục Phát triển Nhà ở và Thành thị-Nông thôn huyện An Đài thống kê danh sách 56 người phải tiêm chủng, nhưng chỉ có duy nhất 1 người tiêm chủng, số còn lại từ chối tiêm vì nhiều lý do, bao gồm: Dị ứng (21 người), huyết áp cao (17 người), và một số khai mắc cảm lạnh, sức khỏe kém... Tỷ lệ sẵn sàng tiêm chủng cũng chỉ chiếm 7,1%.

Số liệu thống kê tiêm chủng của Cục Phát triển Nhà ở và Đô thị-Nông thôn huyện Tai'an, trong số 56 người, chỉ có 1 người đã tiêm phòng.
Số liệu thống kê tiêm chủng của Cục Phát triển Nhà ở và Đô thị-Nông thôn huyện Tai'an, trong số 56 người, chỉ có 1 người đã tiêm phòng.

Trong danh sách 40 cán bộ tiêm chủng của Ủy ban Chính trị và Pháp luật huyện Thái An, thì 11 người đã tiêm, 29 người chưa tiêm vì lý do cao huyết áp và dị ứng, 5 người từ chối chủng ngừa vì lý do mang thai, đau răng, suy tuyến giáp… Chỉ có 27,5% số người sẵn sàng tiêm chủng.

"<yoastmark

Trong danh sách 40 cán bộ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật huyện Đài An, có 11 người đã tiêm, 29 người chưa tiêm.
Trong danh sách 40 cán bộ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật huyện Đài An, có 11 người đã tiêm, 29 người chưa tiêm.

Các cơ quan chính quyền của quận, bao gồm Trung tâm Dịch vụ Cựu chiến binh và Văn phòng Kiểm tra Quận ủy, cũng có rất ít người đồng ý tiêm.

Tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp huyện An Đài, trong số 119 người phải tiêm, chỉ có 2 người đã tiêm, 39 người không tiêm do “hết vaccine”, số còn lại từ chối tiêm vì nhiều lý do: Dị ứng; đang dùng thuốc hạ huyết áp, đang hồi phục sau phẫu thuật, chuẩn bị mang thai, dị ứng da, đang uống thuốc bắc, rối loạn chức năng tự miễn dịch. Tỷ lệ người sẵn sàng tiêm chủng chỉ đạt 34,5%.

Trong số 24 đơn vị tiêm chủng của các công ty viễn thông trên địa bàn huyện, chỉ có 4 người tiêm, 2 người còn lại “trì hoãn tiêm”, 16 người không đi tiêm, và 3 người lấy lý do mang thai từ chối tiêm. "Vấn đề trì hoãn tiêm” cũng được phân loại vào danh sách "sẵn sàng tiêm chủng". Dù vậy tỷ lệ sẵn sàng tiêm cũng chỉ đạt 25%.

Chất lượng vắc-xin Trung Quốc như thế nào?

Theo dữ liệu của Bloomberg, cứ 3 liều vaccine Covid-19 được sử dụng trên toàn thế giới thì có hơn 1 liều được tiêm tại Trung Quốc. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, tổng số liều vaccine đã dùng trên toàn cầu đạt 2,5 tỷ trong tuần qua, với tốc độ trung bình 37 triệu liều/ngày tính đến ngày 18/6.

Tân Hoa Xã hồi tháng 4 đưa tin, Trung Quốc dự kiến sản xuất hơn 3 tỷ liều vaccine Covid-19 trong năm nay. Vào tháng 3, Trung Quốc cho biết đang cung cấp "viện trợ vaccine" cho 53 quốc gia và xuất khẩu sang 27 quốc gia, nhưng lại từ chối công khai danh sách theo yêu cầu của hãng AP.

Ủy ban Y tế Trung Quốc ngày 28/3 thông báo nước này đã sử dụng hơn 100 triệu liều vaccine, tuy nhiên không có bất kỳ trường hợp tử vong hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.

Tuy nhiên, một cư dân mạng Trung Quốc đã đăng tờ những điều cần chú ý sau khi tiêm chủng do khu dân cư địa phương phát. Trong đó bao gồm cả việc "không được có con trong vòng 6 tháng sau khi tiêm vaccine Coronavirus mới".

Người này đã đăng bài trên Weibo nói rằng, nhà chức trách đã rất thận trọng khi phát tờ hướng dẫn cho người dân đi tiêm phòng. Điều này đặt ra câu hỏi về sự an toàn của vaccine Trung Quốc, đặc biệt là những người trẻ đang có ý định mang thai.

Tờ những điều cần chú ý sau khi tiêm vaccine COVID-19 của Trung Quốc, điều số 5 nhắc nhở "không được có con trong vòng 6 tháng sau khi tiêm vaccine Coronavirus mới". (Nguồn ảnh: Weibo)
Tờ những điều cần chú ý sau khi tiêm vaccine COVID-19 của Trung Quốc, điều số 5 nhắc nhở "không được có con trong vòng 6 tháng sau khi tiêm vaccine Coronavirus mới". (Nguồn ảnh: Weibo)

Bất chấp truyền thông của ĐCSTQ không công bố các trường hợp tử vong hoặc thương tích sau khi sử dụng vaccine “made in China”, nhưng tính đến ngày 29/3, chỉ trong vòng một tháng, Hong Kong đã công bố 13 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19. 11 người trong số đó đã tiêm vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc, 8 người bị liệt mặt.

11 người Hồng Kông đã tử vong sau khi tiêm vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc. (Lillian Suwanrumpha / AFP qua Getty Images)
11 người Hồng Kông đã tử vong sau khi tiêm vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc. (Lillian Suwanrumpha / AFP qua Getty Images)

Dù vậy, trong bối cảnh nhiều nước đang “khát” vaccine, thì lời hứa sẽ “giải cứu” nhiều quốc gia khỏi đại dịch COVID-19 của ĐCSTQ, bằng cách sản xuất hơn 3 tỷ liều trong năm 2021 chẳng khác gì nắng hạn gặp mưa rào.

Tuy nhiên khá nhiều người, trong đó có các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế thế giới lại tỏ ra thờ ơ với vaccine Trung Quốc. Joy Zhang, giáo sư tại Đại học Kent ở Anh cho biết: “Đối với nhiều người, điều đầu tiên họ nghĩ đến là “Sản xuất tại Trung Quốc”, và điều đó không mang lại cho họ nhiều sự đảm bảo”.

Bất chấp việc WHO xác nhận "tính an toàn, hiệu quả và chất lượng" của vaccine Sinopharm Bắc Kinh, và chấp thuận cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, chính người dân Trung Quốc lại tỏ ra nghi ngờ vaccine của nước mình.

Một phần chủ yếu là do quá trình phát triển vaccine tại Trung Quốckhông minh bạch. Và ĐCSTQ luôn bưng bít, kiểm duyệt hoặc miễn cưỡng công bố các báo cáo về phản ứng bất lợi của vaccine đối với họ.

Sayedur Rahman, Trưởng khoa dược tại Đại học Y Bangabandhu Sheikh Mujib ở Bangladesh, cho biết: “Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Cuba, bất cứ khi nào họ phát triển vaccine hoặc tiến hành nghiên cứu, dữ liệu của họ đều bị nghi ngờ và mọi người nói rằng quy trình của họ không minh bạch”.

Những lo ngại đó càng trở nên trầm trọng hơn khi hãng Sinovac Biotech có trụ sở tại Bắc Kinh đã tiến hành một phần thử nghiệm hiệu quả vaccine tại Thổ Nhĩ Kỳ, và công bố vaccine của hãng có hiệu quả tới... 91%.

Tuy nhiên, tại Brazil, Viện Butantan của nước này đã thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối và phát hiện ra rằng tỷ lệ hiệu quả của vaccine Sinovac chỉ là 50,4% , thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 78% mà nhà sản xuất vaccine Trung Quốc này tuyên bố.

Người dân Trung Quốc nghi ngờ vắc-xin trong nước

ĐCSTQ đã triển khai tiêm chủng hàng loạt kể từ đầu năm nay và bắt buộc hàng triệu người dân Trung Quốc phải tiêm vaccine tự sản xuất trong nước. Tuy nhiên, rất nhiều bác sĩ và người dân Bắc Kinh đã từ chối sử dụng vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Một số bác sĩ và người dân ở Bắc Kinh cho biết, họ nghi ngờ về Hiệu quả và tính an toàn của vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất vì sự thiếu minh bạch của chính quyền trong việc cung cấp các dữ liệu lâm sàng cần thiết.

Tao Lina, một chuyên gia về vaccine ở Thượng Hải đã bình luận về 73 tác dụng phụ có thể xảy ra của vaccine Sinopharm trên Weibo. Ông cho biết: “Loại vaccine [này] đã trở thành loại kém an toàn nhất trên thế giới một cách hoàn hảo”.

Chuyên gia vaccine Tao Lina đếm thấy vaccine Sinopharm có tới 73 phản ứng có hại tại chỗ hoặc toàn thân...
Chuyên gia vaccine Tao Lina đếm thấy vaccine Sinopharm có tới 73 phản ứng có hại tại chỗ hoặc toàn thân...

Nhiều ý kiến ​​cho rằng, để người dân tin tưởng vaccine sản xuất trong nước, cán bộ lãnh đạo của ĐCSTQ nên đi đầu trong việc tiêm chủng.

Hua Po, một quan sát viên của Cục Các vấn đề thời sự Bắc Kinh, đề nghị các cán bộ, công chức và nhân viên y tế nên đi đầu trong việc tiêm chủng. Mục đích là để loại bỏ những nghi ngờ của người dân, giống như Tổng thống Putin ở Nga đã đi tiêm chủng “làm gương”.

Sau khi ra mắt vaccine “nội địa” vào năm ngoái, ĐCSTQ đã công bố chiến lược gồm hai bước. Trong đó bước đầu tiên là nhắm vào một số người chủ chốt để tạo “niềm tin” trong dân chúng. Thời điểm đó, Zhang Wenhong, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Huashan (Đại học Fudan) đề nghị các cán bộ lãnh đạo ĐCSTQ nên tiêm phòng trước.

GS Zhang Wenhong nói thẳng thừng: “10% các vị tiêm vaccine cũng được, 20% cũng được, kỳ thực chúng tôi không quá sốt ruột”. “Hôm nay ai nên tiêm phòng (vaccine) trước? Cá nhân tôi cho rằng cán bộ lãnh đạo cần phải tiêm vaccine trước”.

Lời đề nghị hãy để các nhà lãnh đạo tiêm vaccine trước của GS Zhang Wenhong đã dấy lên một làn sóng bàn luận sôi nổi trong các cộng đồng cư dân mạng, và nhanh chóng trở thành một cụm từ thông dụng ở Trung Quốc.

Một số cư dân mạng còn nói đùa: “Vaccine khẳng định phải được tiêm trước cho nhóm ‘nguy cơ cao’, người dân bình thường có thể để muộn hơn một chút”.

Một cán bộ hưu trí ở Bắc Kinh chia sẻ với phóng viên tờ Epoch Time rằng ông không muốn tiêm phòng: "Tôi sợ rằng nó sẽ có tác dụng phụ sau khi tiêm, hoặc bị tàn tật, hoặc chết trong vài ngày tới. Tôi sợ di chứng. Tôi lo lắng và quan tâm tới vấn đề này".

Chile, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan, những quốc gia đã chọn tiêm vaccine “made in China”, đã chứng kiến ​​sự gia tăng số ca nhiễm bệnh, và dịch bệnh ngày càng lan rộng. Điều này cũng gây ra lo ngại về tính an toàn của vaccine Trung Quốc.

Tính đến ngày 16/6, trang Our World in Data (Anh) cho biết, 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch COVID-19 bao gồm: Seychelles, Uruguay, Mông Cổ, Colombia, Maldives, Bahrain, Argentina, Suriname, Kuwait, và Chile.

Đáng tiếc, chiếm già nửa trong số các quốc gia đó đã sử dụng vaccine “made in China”

Đông Bắc

Xem thêm: ĐCSTQ muốn cung cấp vaccine cho các vận động viên dự Olympic: Nhật Bản, Australia, Đài Loan đều từ chối



BÀI CHỌN LỌC

'Ép' dân phải tiêm, nhưng quan chức ĐCSTQ lại trốn tiêm vắc-xin ‘made in China’. Vì sao?