Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá khả năng lây nhiễm của bệnh nhân Covid-19?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong thời kỳ đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, thuật ngữ "Giá trị Ct" thường hay xuất hiện. Trên thực tế, khả năng lây lan virus mạnh hay yếu, thời gian truyền nhiễm có mối quan hệ chặt chẽ với nó. Vậy giá trị này là gì, và ở mức nào thì được cho là an toàn?

Giá trị Ct càng cao, càng ít lây nhiễm

Trong số các trường hợp dương tính với Covid-19 được ghi nhận, người ta thường nghe thấy các số liệu như: giá trị Ct của bệnh nhân A được xác nhận là 15, giá trị Ct của trường hợp B là 26 và giá trị Ct của bệnh nhân C là 32.

Tên đầy đủ của giá trị Ct là "giá trị ngưỡng chu kỳ", được gọi là ngưỡng số chu kỳ. Đây là giá trị tham khảo để đánh giá mức độ hàm lượng virus bằng cách phát hiện số chu kỳ nhân lên và khuếch đại của virus trong phòng thí nghiệm thông qua xét nghiệm axit nucleic (PCR).

Vì gene coronavirus mới rất nhỏ nên cần phải liên tục khuếch đại gen thông qua PCR cho đến khi có thể đánh giá được. Nhân khoảng 2 lần là giá trị CT, và giá trị Ct là 15 có nghĩa là sự hiện diện của gen virus có thể được nhận biết sau 15 chu kỳ.

Nếu bệnh nhân mang một tải lượng virus cao thì sẽ không cần trải qua nhiều quá trình tái tạo và khuếch đại. Ngược lại, càng tái tạo nhiều thì lượng virus ban đầu trong cơ thể bệnh nhân càng ít. Ví dụ, một trường hợp được xác nhận có giá trị Ct là 15 và một trường hợp có giá trị Ct là 32, tức là giá trị Ct càng thấp thì mật độ virus trong cơ thể của bệnh nhân càng lớn.

Giá trị Ct có thể được sử dụng để đánh giá mức độ lây nhiễm và thời gian lây nhiễm

Ông Trịnh Nguyên Du, một cựu bác sĩ điều trị tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc và là bác sĩ tại Phòng khám Shangwen, nói rằng giá trị Ct có thể được sử dụng để đánh giá mức độ nhiễm trùng và thời gian lây nhiễm.

  • Khả năng lây nhiễm: Có thể đánh giá tại thời điểm nào, người được chẩn đoán có khả năng lây nhiễm mạnh nhất và thời điểm nào là yếu nhất. Giá trị Ct càng thấp thì khả năng lây nhiễm càng mạnh.
  • Thời gian lây nhiễm: Có thể đánh giá khoảng thời gian người bệnh đã bị nhiễm virus.

Ông Trịnh Nguyên Du chỉ ra rằng, mặc dù giá trị Ct thấp thể hiện một lượng lớn virus nhưng không có nghĩa là nó dễ phát triển thành bệnh nặng. Điều này cần xem xét dựa trên sức đề kháng của chính người bệnh. Ví dụ, sức đề kháng của người trẻ và người già là khác nhau, và người già dễ bị bệnh nặng hơn. Ngược lại, các bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cũng không đồng nghĩa là giá trị Ct cao (lượng virus ít).

Trong hầu hết các trường hợp dương tính với Covid-19 được ghi nhận, giá trị Ct rơi vào khoảng 20, đây là con số có khả năng lây nhiễm cao, sau khi giá trị Ct đạt 30 thì khả năng lây nhiễm rất thấp.

Sự chênh lệch về giá trị Ct bằng 1 có nghĩa là tải lượng virus trong cơ thể nhiều gấp đôi. Giá trị Ct ở mức 20 và 30 tức mật độ virus của hai người hơn kém nhau 1024 lần (2 luỹ thừa 10).

Ở nhiều quốc gia, bệnh nhân có giá trị Ct từ 30 trở lên được coi là không bị nhiễm bệnh. Tiêu chuẩn cho các xét nghiệm âm tính ở Đài Loan được đặt ở giá trị Ct là 34, còn Hoa Kỳ và Nhật Bản được đặt ở giá trị Ct là 40.

Giá trị Ct chỉ là một trong những giá trị tham chiếu, và trên bình diện quốc tế, không có tiêu chuẩn thống nhất cho các bệnh nhân dương tính với Covid-19. Vì vẫn cần hợp tác với dữ liệu lấy máu, chẳng hạn như IgG (immunoglobulin G), IgM (immunoglobulin M), những dữ liệu này được kết hợp để xác định xem có lây nhiễm hay không hoặc để phân biệt dương tính giả.

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá khả năng lây nhiễm của bệnh nhân Covid-19?