Đông Y: Tình hình dịch COVID-19 xuân Tân Sửu 2021 sẽ như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm Canh Tý 2020 thiên can Canh thuộc hành Kim, địa chi Tý thuộc hành Thủy, Kim sinh Thủy nên thủy khí năm Canh Tý rất nặng, âm khí cường thịnh, người thiếu dương khí rất dễ bị ảnh hưởng. Vậy còn năm Tân Sửu 2021 sẽ như thế nào...

Không chỉ sinh ra trong một gia đình có truyền thống Đông Y, thầy thuốc Thư Vinh cho đến nay đã có hơn 30 năm kinh nghiệm hành nghề. Ông từng công tác ở bệnh viện thuộc trường Đại học Y Đồng Tế (Thượng Hải), đến năm 2004 thì di cư đến Anh lập phòng khám. Là người am hiểu chẩn đoán và trị liệu các bệnh khó, ông cũng từng làm bác sĩ riêng cho vương thất Dubai.

Dưới đây là những dự đoán của ông về tình hình dịch COVID-19 trong mùa xuân tới, cũng như các biện pháp đơn giản mà hữu hiệu giúp phòng bệnh và tránh bệnh trở nặng.

Gần đây có người hỏi tôi, vì sao phần lớn người nhiễm virus hiện nay (COVID-19) lại là trẻ nhỏ, thanh niên cho tới cả những người trung niên khỏe mạnh? Chẳng phải là khác so với làn sóng dịch bệnh lần trước sao? Làn sóng dịch bệnh lần trước, những người chết đa phần là những những người già và người có tiền sử bệnh nền khác. Tại sao vậy, liệu có cách nào để tránh bệnh dịch không?

Theo Đông Y, năm Canh Tý 2020 vừa qua có can Canh thuộc hành Kim, chi Tý thuộc hành Thủy, Kim sinh Thủy cho nên thủy khí năm Canh Tý rất nặng, âm khí vô cùng thịnh. Người già và những người có tiền sử bệnh nền đa phần thiếu dương khí, rất dễ bị phạm phải khí hàn tà mà mắc bệnh. Do đó đa phần nhiễm bệnh bắt đầu là từ những người già và người có bệnh nền kèm theo.

Nhưng hai tháng cuối cùng của năm Canh Tý 2020, âm khí càng ngày càng thịnh, cái âm hàn tới cực điểm, giống như ánh mặt trời bị che phủ, màn đêm đen giăng kín khắp nơi, rất nhiều người trẻ cũng không đủ dương khí để mà kháng lại âm khí hàn tà, lại thêm việc họ không biết chú ý giữ gìn sức khỏe, do đó mà rất nhiều người trẻ cũng bị nhiễm bệnh.

22h58' ngày 3 tháng 2 năm 2021 là bắt đầu Lập xuân, từ thời điểm đó chính thức bắt đầu năm Tân Sửu.

Tình hình dịch bệnh xuân Tân Sửu (2021) sẽ như thế nào?

Năm Tân Sửu, can Tân thuộc hành Kim, chi Sửu thuộc hành Thổ, Thổ sinh Kim, có thể thấy năm Tân Sửu là một thời gian mà khí Kim Thủy quá vượng. Kim khắc Mộc, Mộc đối ứng với mùa xuân, do đó mùa xuân năm nay sẽ là một mùa xuân lạnh lẽo, rất nhiều cây cối vì không nhận đủ ánh sáng mặt trời và gió xuân ấm áp mà không thể sinh trưởng được tốt. Mà Can Đởm của chúng ta cũng thuộc Mộc, chịu sự khắc chế quá phận của khí Kim mà dễ dàng sinh bệnh, do đó mọi người cần đặc biệt cẩn thận với bệnh Can Đởm; Thủy khắc Hỏa, Tâm thuộc Hỏa, do đó tạng Tâm của chúng ta cũng sẽ chịu sự khắc chế mà dễ dàng phát bệnh.

Đáng chú hơn nữa, khí hậu khác thường của mùa Đông (Canh Tý) sẽ khiến ôn dịch thêm nặng nề vào mùa Xuân (Tân Sửu), mà tạng Tâm lại chịu khắc chế (Thủy khắc Hỏa), kết quả dẫn đến việc virus sau khi nhiễm vào cơ thể, thì sẽ rất dễ đi từ Phế truyền vào Tâm bao, khiến bệnh tình nhanh chóng diễn biến xấu, máy thở cũng không có tác dụng.

Rất nhiều người đã bị cảm nhiễm hàn tà quá nặng vào mùa đông, lại gặp phải cái lạnh của mùa xuân, khiến cơ thể ở phía ngoài thì bị hàn khí phong bế, ở phía trong thì dương khí không thể truyền ra ngoài, tạo thành tình trạng bệnh lý nội nhiệt ngoại hàn (trong nóng, ngoài lạnh). Thời tiết mùa xuân ôn dịch thịnh hành, dương khí của cơ thể không phát tán được ra ngoài khiến con người không đủ sức kháng lại dịch bệnh, do đó dễ dàng nhiễm bệnh.

Tâm chủ thần minh, tâm chủ huyết mạch. Người trẻ khỏe dương khí tương đối mạnh mẽ, nhưng cũng vì vậy mà dương khí bị phong bế nhiều hơn so với người khác, nóng bức trong cơ thể sẽ hóa hỏa mà làm tổn thương âm dịch, tổn hại huyết mạch và tâm âm. Một khi cảm nhiễm bệnh dịch, sau khi truyền vào bộ Phế thì sẽ dễ làm tổn thương tâm mạch huyết quản, nhiễu loạn thần minh, có thể làm cản trở tư duy ý thức tinh thần cho tới phát sinh các bệnh về mạch máu.

Làm sao để tránh nhiễm dịch bệnh, tránh bị bệnh nặng?

Đặc điểm của làn sóng dịch bệnh lần này là: sau khi nhiệt bên trong cơ thể quá thừa, lại nhiễm phải hàn tà, thì cơ thể dễ dàng bị virus đánh hạ, sau khi bệnh tà đánh hạ Phế thì rất dễ đánh vào Tâm bao, thậm chí tạng Tâm sẽ bị tổn thương, huyết mạch và thần trí đều sẽ chịu ảnh hưởng, xuất hiện tình hình nguy cấp. Cho nên không để nhiệt trong cơ thể quá cao cũng chính là phòng bệnh và không để bệnh chuyển nặng nếu cảm nhiễm, đó chính là điểm mấu chốt!

Những hành động dưới đây có thể phòng ngừa nhiệt trong cơ thể quá thịnh và bảo tồn chân âm trong cơ thể:

    1. Mùa đông lạnh chú ý giữ ấm, mùa xuân không nên chịu lạnh, để tránh dương khí bị phong bế không thể sơ tiết phát tán ra bên ngoài mà hóa nhiệt trong cơ thể.
    2. Không ăn quá nhiều đồ cay nóng, chiên nướng, xào...vv là những đồ ăn dễ sản sinh nội nhiệt.
    3. Không hút thuốc, uống ít rượu, tránh làm sản sinh nội hỏa thiêu đốt chân âm.
    4. Tình tự quá kích động cũng sẽ hóa hỏa, do đó cần bảo trì một tâm thái bình hòa.
    5. Sinh hoạt tình dục quá độ sẽ làm thương âm hóa hỏa, cần biết tiết chế.
    6. Uống nước ấm, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều canh đều có thể dưỡng âm sinh tân và tiêu trừ nội nhiệt.
    7. Thức khuya, ngủ muộn làm hao chân âm và sinh nội nhiệt nhiều nhất, ngủ trước 11h tối là tốt đẹp nhất. Đặc biệt là khi cơ thể mệt mỏi và mới cảm nhiễm phải bệnh dịch, uống một cốc trà gừng ấm pha đường đồng thời ăn một chút cháo loãng, có thể đến ngày hôm sau là đã có thể khỏi bệnh rồi, nếu không bệnh tình sẽ rất dễ trở nên nặng.

Bệnh dịch vào mùa xuân rất có khả năng sẽ trở nên nghiêm trọng, tốc độ phát triển theo hướng xấu đi cũng rất nhanh, do đó phòng và điều trị bệnh từ sớm là cực kỳ quan trọng. Bảy điểm nêu trên sẽ giúp âm tinh đầy đủ để nội nhiệt không sinh, nhờ đó mà khả năng chống đỡ lại bệnh dịch tự nhiên sẽ mạnh mẽ. Nếu một khi nhiễm phải hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh thì nhất định cần uống nhiều nước ấm, ăn nhiều rau quả, đồng thời nghỉ ngơi thêm nhiều. Nếu như xuất hiện sốt thì không cần hạ sốt bằng phương pháp vật lý, ngược lại, sẽ làm nội nhiệt càng thêm nghiêm trọng, bệnh tình sẽ trở nên xấu hơn, mà nên uống nhiều nước đậu xanh để thoát nhiệt hạ sốt.

Cách nấu nước đậu xanh:

Lấy 200g đậu xanh, thêm 1500ml nước, nấu 20 phút ( chú ý không cần nấu quá lâu), sau đó uống nước đậu xanh, dùng thay nước trong ngày, khi khát lại uống. Nếu như sốt cao và miệng khát nghiêm trọng, có thể tăng thêm đậu xanh và lượng nước, uống nhiều không có hại gì cả.

Thanh Tâm
- Theo the Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Đông Y: Tình hình dịch COVID-19 xuân Tân Sửu 2021 sẽ như thế nào?