Đông Y nói gì về cần sa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sử dụng cần sa sẽ lấy đi “Tinh” và nhanh chóng biến nó thành “Khí” và “Thần”. Bạn mất rất nhiều “Tinh” theo thời gian, đổi lại, bạn đạt được cảm giác thăng hoa tạm thời về thể chất và tinh thần. Nhưng, sau đó là gì?

Tam Bảo sinh mệnh

Đạo gia gọi Jing (tinh), Qi (khí) và Shen (thần) là “Tam Bảo sinh mệnh” - ba điều quý giá đối với sinh mệnh và có thể bảo vệ sự sống. Dưỡng sinh chính là bảo phải dưỡng tinh-khí-thần thì tà khí bên ngoài mới không thể xâm nhập. Đông Y cũng tập trung vào nguồn gốc sinh mệnh căn bản này của con người. Do đó, mục tiêu mà các nhà thực hành y học cổ truyền nhắm đến chính là cân bằng 3 yếu tố cốt lõi này.

Tinh (Jing) hay bản chất, là một chất không thể tái tạo, là nền tảng của sự tăng trưởng, phát triển và sinh sản. Các khái niệm từ khoa học phương Tây cho rằng Tinh chính là DNA hoặc tế bào mào thần kinh, các tế bào mầm của phôi thai. DNA tích lũy những tổn thương theo thời gian, dần lão hóa và dần dần không còn thực hiện đúng được chức năng của nó nữa. Theo một nghĩa nào đó, khi DNA bị tổn hại, nó không còn có thể giúp chúng ta tái tạo các tế bào khỏe mạnh và duy trì sức sống.

Khí (Qi) là một khái niệm mà nhiều người quen thuộc. Đó là năng lượng thúc đẩy cơ thể, tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Khí là năng lượng mà chúng ta có được từ thức ăn và hơi thở, là yếu tố thúc đẩy sự lưu thông và chuyển động của cơ thể chúng ta.

Thần (Shen) hay tinh thần, chịu trách nhiệm về ý thức. Nó thúc đẩy nhận thức và đời sống tình cảm của chúng ta.

Hiểu về ba kho báu này sẽ giúp bạn hiểu cần sa ảnh hưởng đến người dùng như thế nào theo Đông Y.

Đốt “Tinh” - sự vay mượn nguy hiểm

Sử dụng cần sa sẽ lấy đi Tinh và nhanh chóng biến nó thành KhíThần.

Tinh bình thường mất dần theo thời gian, nhưng lúc này bạn đổi nó lấy cảm giác thăng hoa tạm thời về tinh thần và thể chất. Vì cơ thể giải phóng Tinh nhanh hơn tốc độ bình thường mà cơ thể có thể đồng hóa, nó đương nhiên sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt.

Điều này giống như việc bạn mượn tiền ngân hàng để chi tiêu quá mức và sau đó rơi vào tình trạng "không xu dính túi". Hay nó cũng giống việc bạn có một chiếc xe siêu mạnh nhưng lại chẳng hề tiết kiệm nhiên liệu. Việc sử dụng quá mức Tinh mà cơ thể có sẽ khiến những ai tiêu thụ nhiều cần sa thường trông già hơn so với tuổi của họ.

Vape, một dạng "mai thúy" tương tự cần sa được bán công khai tại Hà Nội... (Minh họa)

Nhưng tại sao người ta lại mê đắm cần sa?

Sự vận chuyển nhanh chóng đó của Tinh có thể thúc đẩy cảm hứng và hoạt động. Bạn có để ý rằng nhiều người sử dụng cần sa là nghệ sĩ hoặc những người làm sáng tạo? Họ muốn có được liên kết sâu sắc với thế giới tinh thần và được tỏa sáng rực rỡ.

Nhưng về lâu dài, quá trình “nhìn xa trông rộng” này dần dần bị suy yếu và họ không còn khả năng để thực hiện được "tương lai". Đây là lý do tại sao nhiều người sử dụng cần sa có đầy đủ các ý tưởng lớn nhưng lại không thể hoàn thành những gì mà họ đã bắt đầu. Họ bị mất khả năng thực thi.

Sự suy giảm liên tục của Tinh có thể tạo ra các vấn đề nguy hiểm hơn như trầm cảm, mất ngủ, thiếu động lực và giảm ham muốn tình dục.

Những người sử dụng cần sa có thể cảm thụ được một mối kết nối tâm linh sâu sắc hơn. Họ có thể cảm nhận chân thực hơn về thực tại và điều này khiến tâm trí họ bị xúc động mạnh mẽ. Nhiều người trở nên nghiện cảm giác này, do đó họ tiếp tục sử dụng cần sa, mặc dù sự giác ngộ đạt được chỉ là thoáng chốc và chỉ bền vững khi trở thành "con nghiện".

Những dân chơi "mai thúy" và "con nghiện" hiện đang ngày càng được trẻ hóa... (Pixabay)

Giác ngộ từ thân tâm

Cần sa không phải là cách duy nhất để thăng hoa. Điều thú vị nhưng hơi trái ngược là tu luyện tâm linh cũng có thể giúp giác ngộ được cảm giác này. Khi một người có thể tĩnh tâm và bao dung, họ cũng có thể đạt được sự giác ngộ. Và chắc chắn là để thực sự đạt được sự giác ngộ, chúng ta cần tích hợp và đồng hóa nhiều thông tin hơn, chứ không phải chỉ lướt qua một hoặc hai lần một cách nhanh chóng và giả tạo.

Nhiều người đã trải qua cảm giác thăng hoa tuyệt vời khi luyện tập yoga, khí công và thiền định. Điều quan trọng là họ có thể cảm nhận sâu sắc về nó và duy trì được năng lượng tích cực lâu dài. Thực hành Thiền Siêu việt, Phật giáo và Đạo giáo cũng hướng đến sự giác ngộ. Mặc dù cách diễn đạt khác nhau, nhưng mục tiêu của những người thực hành tôn giáo khác là giống nhau. Cảm giác gần Chúa mà những người Cơ đốc mô tả cũng không phải là ngoại lệ.

Cần sa là sản phẩm nhân tạo. Sự khác biệt giữa những cách tự nhiên để tìm kiếm sự giác ngộ và sử dụng thuốc để giải trí chính là sự lười biếng. Bởi vì cần sa có thể mang lại cảm giác thăng hoa, nhưng không thực sự thay đổi được con người. Mặt khác, những tác dụng phụ tiêu cực mà nó mang lại cho sức khỏe thể chất, tinh thần cho người nghiện thì vô cùng nguy hiểm. Và ranh giới giữa sử dụng thuốc để giải trí và nghiện ngập lại cực kỳ mong manh.

Khai Tâm
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Đông Y nói gì về cần sa