Đông Y: Những món ăn chữa ho và điều trị cảm lạnh bị lãng quên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ho là một triệu chứng phổ biến trong cái lạnh của mùa Đông, nhưng chúng ta có thể dễ dàng làm dịu cơn ho và đẩy lùi cái lạnh bên trong cơ thể với 5 món ăn “trước quen sau lạ” này...

1. Cháo gạo tẻ
Cháo gạo tẻ có tác dụng chữa ho rất tốt nhưng nhiều người lại bỏ qua... (YouTube/胡乃文開講 - 名醫談養生)

Công dụng: bớt ho, giảm khò khè, chống cảm lạnh.
Chế biến: Bạn có thể nấu một bát cháo gạo tẻ và dùng ngay khi còn nóng. Tuy đơn giản nhưng đây lại là một bài thuốc chống cảm lạnh và ho cực kỳ hiệu quả. Lớp mỏng trên cùng của bát cháo có chứa các chất dinh dưỡng với tác dụng chữa ho và khò khè. Các loại thực phẩm trắng (white foods) khác như gạo trắng, lúa mạch, bạch quả và củ hoa loa kèn khô cũng rất tốt để bổ phổi.

2. Cháo kê bạch quả
Bạch quả rất dễ kiếm, còn gạo tẻ thì luôn sẵn có trong gia đình... (YouTube/胡乃文開講 - 名醫談養生)

Công dụng: Chữa ho, giảm đờm.
Chế biến: Cho 30g hạt bạch quả và 100g hạt kê vào 800 ml nước với ít đường phèn để nấu thành cháo kê đặc. Hạt bạch quả giúp giảm ho và giảm đờm.

Mẹo ngoài lề: Danh y Lý Thời Trân của thời nhà Minh còn phát hiện hạt bạch quả có thể loại bỏ vết dầu trên bát đĩa cực kỳ hiệu quả.

3. Cam rang muối

Công dụng: Giảm ho.
Chế biến: Cam rang muối giúp giảm ho. Chuẩn bị bằng cách rắc một ít muối lên quả cam và nướng ở trong lò. Theo cách truyền thống thì cam được nướng bằng bếp lửa, nhưng chúng ta ngày nay có thể dùng bằng lò nướng, cách này dễ thực hiện hơn, nhưng cẩn thận kẻo cháy khét.

4. Cam hấp đường
Cam có thể ăn quanh năm, còn đường và muối thì nhà nào mà chẳng có... (YouTube/胡乃文開講 - 名醫談養生)

Công dụng: Giảm ho và giảm đờm.
Chế biến: Cho cam đã gọt vỏ vào bát, rắc chút đường rồi cho vào nồi hấp chín. Cả cam hấp lẫn cam rang muối đều có vị ngọt nhang nhác đắng, giúp giảm đờm, giảm ho hiệu quả.

5. Lê hấp đường
Trẻ nhỏ rất thích ăn lê, lại thêm chút đường là rất phù hợp cho các bé... (YouTube/胡乃文開講 - 名醫談養生)

Công dụng: Giảm ho, giảm đờm.
Chế biến: Đây là “bài thuốc” thường dùng để chữa ho. Bỏ phần hạt bên trong quả lê, rắc một ít đường vào và đậy nắp lại. Sau đó đem hấp, khi hấp xong, chúng ta loại bỏ lớp vỏ bên ngoài và có thể ăn cả quả. Món ăn này làm giúp đờm bớt đặc và dễ khạc ra hơn.

Chú ý: Khi thời tiết chuyển mùa, đây là phương thuốc tốt cho gia đình và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bài thuốc này không phù hợp với trường hợp ho tức ngực, đặc biệt là khi có đờm loãng, có bọt.

Một số nguyên nhân ho theo y học cổ truyền

Dựa trên các ghi chép của y học cổ truyền phương Đông, nguyên nhân gây ra ho thường liên quan đến chức năng của các cơ quan. Có loại ho liên quan đến phế, có loại liên quan đến tỳ vị, và có loại ho liên quan đến tâm. Phổ biến nhất là loại ho liên quan đến tỳ vị và phế. Vì vậy, việc tìm ra những nguyên nhân chính xác gây ho là điều quan trọng hàng đầu.

Có một câu nói trong Đông Y: “Vị suy yếu, tỳ ẩm ướt và phế tắc nghẽn sẽ gây ra ho nghiêm trọng". Đây là nguyên nhân dẫn đến chứng ho ngày nay gọi là mạn tính.

Các cách khác giúp ngăn ngừa ho:

    • Thứ nhất, tránh “gió”, “nóng”, “ẩm ướt”, “khô” và “lạnh”. Ví dụ: cần tránh gió quá trực tiếp từ quạt điện. Thời tiết nóng bức và tắm nước nóng quá mức cũng khiến cơ thể tích tụ quá nhiều nhiệt độc.
    • Thứ hai, cố gắng tránh một số thực phẩm như chuối, thịt vịt, cam chưa nấu chín và đá viên. Ngoài ra, cũng nên tránh ăn lê chưa nấu chín, dưa hấu, xoài, dưa lưới khi bạn đang bị ho.
    • Thứ ba, bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá thụ động (kể cả khói vape).

Minh Sang
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Đông Y: Những món ăn chữa ho và điều trị cảm lạnh bị lãng quên