Mùa hè đổ quá nhiều mồ hôi, cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu báo trước 3 loại bệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đổ mồ hôi là một hiện tượng sinh lý bình thường, vì cơ thể con người cần đổ mồ hôi để duy trì nhiệt độ cơ thể, đồng thời nó cũng thực hiện chức năng giải độc. Nhưng nếu đổ mồ hôi quá nhiều, hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh.

Lượng mồ hôi và cơ địa tiết mồ hôi của mỗi người là khác nhau, nguyên nhân ra mồ hôi cũng có thể chia thành mồ hôi chủ động và mồ hôi thụ động. Đổ mồ hôi chủ động là mồ hôi do vận động… Đổ mồ hôi thụ động do nhiều nguyên nhân như thời tiết, cơ thể, môi trường…

Mặc dù đổ mồ hôi là chuyện bình thường, nhưng một số người nằm bất động, nhiệt độ ở nhà không cao lắm mà mồ hôi vẫn ra, nếu không thay quần áo trong một ngày sẽ có mùi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sự tự tin của người đó.

Tại sao một số người đổ mồ hôi, nhưng một số người thì không?

Trước hết, chúng ta ai cũng đều đang đổ mồ hôi. Cơ thể luôn diễn ra quá trình tiết mồ hôi nhưng một số người mồ hôi ít nên không cảm thấy điều đó rõ ràng. Ví dụ như vùng nách, lòng bàn tay, bàn chân… sẽ có những vết mồ hôi nhỏ nhưng ít và không đáng để ý.

Vì vậy, sự khác biệt nằm ở lượng mồ hôi. Lượng mồ hôi chủ yếu phụ thuộc vào hai khía cạnh, một là bệnh lý và hai là sinh lý.

Đổ mồ hôi là một trong những phương pháp điều chỉnh và tản nhiệt của cơ thể, khi não nhận được tín hiệu về nhiệt độ cơ thể tăng cao, trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi sẽ ra lệnh tăng tiết mồ hôi để làm mát thân nhiệt. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh ở mỗi người là khác nhau nên lượng mồ hôi tiết ra cũng khác nhau. Ngoài ra, bài tiết mồ hôi cũng có thể điều chỉnh sự cân bằng chuyển hóa nước; nếu nước tiểu, ruột già... bị tắc nghẽn hoặc gặp trục trặc, thì quá trình tiết mồ hôi sẽ tăng lên.

Ngoài ra các bệnh lý như rối loạn nội tiết, bệnh thần kinh cũng gây ra mồ hôi nhiều, còn loạn sản tuyến mồ hôi, teo da… thì mồ hôi ra ít.

Những loại bệnh nào có thể gây ra mồ hôi nhiều?

Lượng mồ hôi chủ yếu phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan và cơ địa mỗi người mỗi khác. Phần lớn việc đổ mồ hôi là bình thường, nhưng bạn phải chú ý hơn những trường hợp sau:

1. Cường giáp

Cường giáp thường dẫn đến tim đập nhanh, vã mồ hôi, sụt cân... Ngoài ra còn có biểu hiện sợ nóng, đổ mồ hôi trộm, đặc biệt lo lắng, khó tập trung.

2. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng có thể khiến bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều, nguyên nhân là do sự kết hợp của các rối loạn hệ thần kinh tự chủ. Đặc biệt dễ đổ mồ hôi khi ngủ, nóng nực và ra nhiều mồ hôi.

3. Hạ đường huyết

Một trong những triệu chứng phổ biến của lượng đường trong máu thấp là đổ mồ hôi. Lượng đường trong máu thấp sẽ khiến đổ mồ hôi nhiều, kèm theo chóng mặt, sau gáy cũng có thể xuất hiện mồ hôi lạnh.

Tôi nên làm gì sau khi đổ mồ hôi nhiều?

Sau khi đổ mồ hôi nhiều, nhiều người chọn tắm nước lạnh, xông máy lạnh hoặc uống đồ lạnh… Điều này chắc chắn không tốt, cơ thể bị kích thích đột ngột bởi nước lạnh, gió lạnh, đồ uống lạnh sẽ khiến các lỗ chân lông trên bề mặt da đóng và mao mạch co lại bất ngờ, cũng có thể tác động đến huyết áp, tăng gánh nặng cho tim, thậm chí gây ra các triệu chứng như tức ngực và khó thở.

Cũng không nên uống nhiều nước, uống nhiều nước lúc này có thể bị hạ natri máu, chóng mặt, tim đập nhanh, nôn mửa… thậm chí có thể hôn mê.

Sau khi đổ mồ hôi nhiều, bạn có thể chọn uống một lượng nước nhỏ và chia làm nhiều lần. Lau người bằng khăn khô và nghỉ ngơi trước khi đi tắm. Khi tắm phải chú ý nhiệt độ nước không được quá lạnh.

Làm thế nào để kiểm soát lượng mồ hôi vào mùa hè?

1. Uống nhiều nước

Thành phần chính của mồ hôi là nước, uống nhiều nước hơn có thể bổ sung lượng nước thiếu hụt do đổ mồ hôi nhiều. Bạn đổ nhiều mồ hôi vào mùa hè và bạn cần tiêu thụ một lượng nước nhỏ và chia thành nhiều lần uống. Đừng đợi đến khi bạn khát.

2. Chế độ ăn nhẹ

Thức ăn cay và kích thích cũng có thể khiến cơ thể con người ra nhiều mồ hôi, vì vậy vào mùa hè khi mồ hôi đã ra nhiều, bạn nên ăn nhẹ.

3. Thay đổi áo quần và giặt thường xuyên

Bạn đổ nhiều mồ hôi và quần áo của bạn có xu hướng bị chua và có mùi, vì vậy bạn phải thay quần áo thường xuyên để giữ cho mình sạch sẽ.

Nhìn chúng, lượng mồ hôi có mối quan hệ nhất định với cơ thể mỗi người, chỉ cần không phải do nguyên nhân bệnh lý thì không cần quá lo lắng.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Mùa hè đổ quá nhiều mồ hôi, cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu báo trước 3 loại bệnh