Đồ có cồn ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với hầu hết mọi người, tác hại của rượu bia không phải do lượng cồn uống vào mà thường do thói quen sử dụng rượu bia gây ra...

Vào những dịp lễ Tết truyền thống, cả nhà sum họp quây quần bên bên mâm cơm, và không quên chúc nhau những ly rượu mừng. Trong những dịp này, rượu bia đã trở thành thức uống phổ biến không thể thiếu, mọi người thường uống rất nhiều, có người còn cho rằng càng uống nhiều, không khí sẽ càng thêm náo nhiệt.

Trong những khoảng thời gian này, người ta tiêu thụ rượu nếp, táo mèo, vodka, vang, sâm-panh, bia nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Chỉ trong một hoặc vài ngày ngắn ngủi, thói quen sử dụng rượu bia đã trở thành nguy cơ giữa đồng nghiệp với nhau, giữa các đối tác, và cả người thân trong gia đình.

Chúng ta hãy cùng xem xét lời khuyên của giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục chất gây nghiện Đại học Florida, Sara Jo Nixon, để tìm cách loại bỏ những tác hại mà thói quen uống rượu bia mang lại.

Thay đổi 'rượu vang'...(Nassima Rothacker)

Uống bao nhiêu là quá nhiều?

Theo số liệu thống kê năm 2013, cứ 8 người Mỹ trưởng thành thì có 1 trường hợp được chẩn đoán rối loạn sử dụng rượu, tăng hơn 50% so với năm 2002. Rối loạn sử dụng rượu có thể dẫn đến bạo lực, gây tổn thương thể chất và làm tình trạng bệnh tật cũng như tâm thần trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, những thống kê này không trả lời được những câu hỏi như: “tôi có thể uống bao nhiêu mà không bị rối loạn khi sử dụng rượu bia?” Theo câu trả lời của giáo sư Jo, “điều đó còn phụ thuộc vào nhiều thứ" và đầu tiên, hãy sử dụng thuật ngữ “thức uống có cồn” thay cho rượu.

Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa, nó còn giúp loại bỏ sự kỳ thị từ mọi người khi nói đến những rối loạn hoặc tình trạng do rượu gây ra, và điều này giúp giải quyết câu hỏi một cách hiệu quả hơn. Do đó, câu hỏi thích hợp hơn là “tôi có thể uống bao nhiêu mà không bị rối loạn do sử dụng thức uống có cồn?”.

Số lượng cồn mà bạn uống vào không có tính quyết định chính xác để chẩn đoán một người có rối loạn khi sử dụng nó. Đó là vì hai người có thể uống cùng một lượng cồn như nhau, nhưng hậu quả thì có thể khác nhau. Vì vậy, các tiêu chuẩn chẩn đoán “rối loạn sử dụng đồ uống có cồn” tập trung vào hậu quả thay vì lượng cồn mà họ uống. Tất nhiên, bạn uống càng nhiều thì khả năng bạn bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu càng cao.

Đã uống rượu bia, thì không lái xe

Lái xe khi sau khi uống rượu bia là một trong những việc nguy hiểm. Nhiều lầm tưởng điều xảy ra chủ yếu ở giới trẻ; nhưng ngược lại, nó thường xảy ra ở người lớn tuổi. Trong độ tuổi 45-64, cứ 4 người thì sẽ có 1 người được báo cáo là có sử dụng rượu bia trước khi lái xe; và ở đội tuổi từ 65 trở lên, thì cứ 12 sẽ có 1 người gặp phải vấn đề này.

Phần lớn người uống rượu bia không gây ra rối loạn có liên quan đến việc “uống”, nhưng bạn thuộc “phần lớn” hay “phần còn lại”? Nghiên cứu trên người Mỹ cho thấy, số lần đi uống có thể không nhiều, nhưng mỗi lần đi thì uống lại rất nhiều, và trong thời gian rất lâu. Điều này bắt đầu từ khi họ trưởng thành và tiếp tục kéo dài ngay cả đến khi họ về già.

Ở người cao tuổi, với nồng độ cồn trong máu tương đương với một hoặc hai ly, hiệu suất nhận thức, hoạt động thần kinh và chiến lược lái xe sẽ giảm đáng kể so với người trẻ tuổi.

Trong các dịp lễ và buổi tiệc, chúng ta uống không chỉ do rượu bia là thức uống phổ biến, mà nó còn liên quan đến văn hóa tiệc tùng. Nếu người khác thấy bạn không uống rượu, thì họ thường khuyến khích bạn “làm một ly”, và khi bạn không kiểm soát được lượng cồn mà mình uống, bạn có thể sẽ “làm thêm ly nữa”, rồi bạn cứ thế uống say mà không biết.

Văn hóa uống rượu thời xưa đến nay đã mai một quá nhiều. Nhiều người đã trở thành “con sâu rượu” khiến cho bản thân trở nên bị lệ thuộc và trở thành nô lệ của ma men...
Văn hóa uống rượu thời xưa đến nay đã mai một quá nhiều. Nhiều người đã trở thành “con sâu rượu” khiến cho bản thân trở nên bị lệ thuộc và trở thành nô lệ của ma men...

Tỷ lệ uống say đang gia tăng ở người lớn tuổi và đó là vấn đề. Đối với lái xe, nó ảnh hưởng ngay tức thì đến khả năng kiểm soát tay lái và bạn có nguy cơ bị té ngã. Tuy nhiên, lái xe chỉ là một việc nhỏ mà thói quen sử dụng đồ uống có cồn gây ảnh hưởng.

Vậy tôi nên xử lý như thế nào?

Nếu bạn thấy cắn rứt lương tâm khi uống rượu hay thấy người khác uống rượu, thì bạn hãy tự lựa chọn. Nói chuyện thẳng thắn với một chuyên gia có kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến sử dụng rượu bia, hoặc nói chuyện khi thấy một người bạn hoặc người thân của mình có vấn đề. Ngoài ra, dưới đây là một số cách giúp bạn an toàn sau “bữa tiệc”:

  • Hãy ăn gì đó trước khi đến bữa tiệc, ngay cả khi bạn phải ăn nó trong xe;
  • Hãy uống gì đó khác trước khi sử dụng rượu bia, điều này sẽ giúp bạn không bị say ngay sau ly cồn đầu tiên, và nó cho phép bạn có những khoảng tỉnh táo trước khi uống những ly tiếp theo;
  • Suy nghĩ đến việc thay đổi đồ uống - có cồn hay không cồn;
  • Ăn liên tục suốt bữa tiệc và nghĩ về việc phải tập thể dục khổ sở như thế nào để tiêu hết lượng calo nạp vào;
  • Tự biết giới hạn của mình, thường giới hạn này sẽ giảm dần theo tuổi. Khi nào bạn đạt đến giới hạn của mình, hãy dừng lại;
  • Để thoát khỏi một lời mời rượu khó xử, bạn có thể đi tham quan khu nhà, rồi đi qua phòng khác.
  • Đi chung xe với ai đó khi đến và về từ một bữa tiệc.

Nếu bạn nghĩ mình đang bị “rối loạn sử dụng đồ uống có cồn” trong dịp lễ Tết và những buổi tiệc thì xảy ra quanh năm, thì hãy thảo luận với những chuyên gia y tế. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau, bao gồm hỗ trợ và giúp đỡ miễn phí. Tư vấn trực tuyến cũng có sẵn. Hãy tự bảo vệ mình trước rượu bia và tác hại của chúng.

Thiện Đức
- Theo The Epoch Times.

Sara Jo Nixon là giáo sư tâm lý học và tâm thần học tại trường Đại học Florida. Bài viết này được tổng hợp từ The Conversation.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Đồ có cồn ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe