Dịch bệnh thuyên giảm không phải nhờ vắc xin

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trải qua nhiều đợt bùng phát virus, nhiều người cho rằng mức độ bao phủ của vắc xin đã góp phần làm giảm nhẹ số ca nhiễm mới, từ đó khiến đại dịch có phần thuyên giảm, nhưng sự thật có phải vậy? Ngoài ra, một nhà khoa học còn khám phá ra sự trùng hợp kỳ lạ của mỗi đợt bùng phát trên toàn cầu.

Kể từ thời điểm ra đời, vắc xin Covid-19 được coi là giải pháp cứu cánh cho đại dịch, chính phủ của nhiều quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ việc tiêm chủng nhằm đạt tỷ lệ bao phủ cao nhất.

Nhưng nghiên cứu mới nhất được công bố trên "Tạp chí Dịch tễ học châu Âu" (European Journal of Epidemiology) cho thấy, mức tăng giảm cường độ dịch bệnh không có mối liên hệ trực tiếp với tỷ lệ tiêm chủng, các nhà nghiên cứu kêu gọi kiểm tra lại các biện pháp phòng ngừa dựa vào vắc xin.

Một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng để chống lại virus, con người cũng nên tìm cách ngăn chặn sự lây lan từ chính mình.

Nghiên cứu: Tỷ lệ bao phủ vắc xin và xu hướng dịch bệnh không có mối quan hệ rõ ràng

Với sự bùng phát của dịch bệnh ở nhiều nước trên thế giới, sự gia tăng của các trường hợp Covid-19 thường được cho là có liên quan đến những người chưa được tiêm phòng.

Tuy nhiên, các học giả từ Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu xu hướng dịch bệnh ở 68 quốc gia, và nhận thấy rằng không có mối quan hệ rõ ràng nào giữa tỷ lệ phần trăm dân số được tiêm chủng và các trường hợp mắc mới.

Ở 68 quốc gia này, không cần biết tỷ lệ tiêm chủng cao hay thấp, tình hình dịch bệnh vẫn tăng vọt. Nghiên cứu lấy Israel làm ví dụ: Mặc dù hơn 60% dân số Israel đã được tiêm phòng đầy đủ nhưng số ca được xác nhận trên 1 triệu người vẫn thuộc hàng cao nhất.

Tiến sĩ Lâm Hiểu Húc, nguyên Giám đốc Khoa virus của Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ, giải thích rằng nếu tiêm chủng rất hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh, thì trong biểu đồ phân tán dựa trên dữ liệu của các quốc gia khác nhau, thuận theo tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng, số trường hợp mắc virus mới phải có xu hướng giảm dần theo một đường thẳng từ trái sang phải.

Ông Lâm nói: “Nhưng dữ liệu của 68 quốc gia này được phân tích cùng nhau, và không có mô hình nào như vậy, và ở một mức độ nhất định, chúng tôi nhận thấy xu hướng ngược lại”.

Nghiên cứu cũng phân tích số trường hợp được xác nhận và tỷ lệ tiêm chủng ở 2.947 quận ở Hoa Kỳ trong hai tuần, và không thấy những thay đổi mà mọi người mong muốn, đó là “càng nhiều người tiêm chủng, thì số trường hợp được xác nhận càng ít”.

Ngược lại, trong số 5 quận có tỷ lệ dân số được tiêm chủng đầy đủ cao nhất (84.3% đến 99.9%), 4 trong số đó được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) phân loại là các quận “lây truyền cao”.

Trong số 57 quận được CDC phân loại là "mức độ lây truyền thấp", 26% quận có dân số được tiêm chủng đầy đủ dưới 20%.

Nghiên cứu này được xuất bản chính thức trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu vào tháng 9, đề cập đến bốn điểm chính ở cuối bài báo:

  • Cần phải kiểm tra lại việc sử dụng vắc xin là phương tiện duy nhất để phòng chống dịch. Đặc biệt là xem xét biến thể Delta và khả năng có các biến thể khác trong tương lai.
  • Khi tăng tỷ lệ tiêm chủng, cần xem xét các loại thuốc khác và các phương pháp phòng bệnh không dùng thuốc. Ví dụ, duy trì khoảng cách an toàn về mặt xã hội, rửa tay thường xuyên v.v.
  • Mặc dù tiêm chủng có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong, nhưng báo cáo của CDC Hoa Kỳ chỉ ra rằng từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay, tỷ lệ nhập viện của những bệnh nhân được tiêm chủng đầy đủ đã tăng từ 1% lên 9%, và tỷ lệ tử vong tăng từ 0% đến 15.1%.
  • Việc kỳ thị những người chưa được tiêm chủng gây hại nhiều hơn lợi.

Ông Lâm Hiểu Húc chỉ ra rằng, số liệu của CDC cho thấy gánh nặng của các loại biến thể đối với tình hình dịch bệnh của mỗi địa phương, khiến họ không ngừng nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng, bởi vì các biến thể này cũng có khả năng thoát miễn dịch ở một mức độ nhất định.

Ông tin rằng nghiên cứu này chỉ ra một vấn đề rõ ràng, vẫn còn có những yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch bệnh.

Phòng chống dịch không thể chỉ dựa vào các chuyên gia vắc xin: tìm ra nguyên nhân bên trong và thay đổi bản thân là điều cơ bản

Nếu vắc xin không phải là nguyên nhân chính thì những yếu tố nào khác sẽ ảnh hưởng đến xu hướng của dịch?

Đợt dịch thứ năm trên thế giới bắt đầu từ giữa đến cuối tháng Sáu, sau ba tháng, cuối cùng đã giảm vào giữa tháng Chín.

Bà Đồng Vũ Hồng, một chuyên gia về virus học và bệnh truyền nhiễm châu Âu, đồng thời là nhà khoa học trưởng của một công ty công nghệ sinh học, chỉ ra rằng kể từ khi bắt đầu đại dịch, 5 đợt dịch xuất hiện trên khắp thế giới dường như có một khuôn mẫu: mất khoảng ba tháng từ khi làn sóng bùng phát bắt đầu, đạt đến đỉnh điểm và từ từ giảm xuống.

Hiện tượng này dường như không có nhiều thay đổi bất kể việc tiêm chủng đại trà trên toàn cầu diễn ra thế nào.

Bà Đồng Vũ Hồng nói thêm, liệu sự thăng trầm của dịch bệnh phải chăng không hoàn toàn là nhờ các biện pháp như tiêm vắc xin, mà có liên quan đến một số đặc điểm của chính loại coronavirus mới hay không, điều này cần các nhà khoa học nghiên cứu thêm.

Ngoài ra, sự bảo vệ bằng vắc xin chỉ là một phần của phòng chống dịch bệnh, sức khỏe và khả năng miễn dịch của mỗi người cũng rất quan trọng.

Khi khả năng miễn dịch của một người mạnh mẽ, nó có thể làm giảm xác suất nhiễm trùng, và thậm chí giảm nguy cơ bệnh nặng.

Ví dụ, tế bào biểu mô của con người là một trong những hàng rào miễn dịch tự nhiên, chúng có thể tiết ra interferon, một chất quan trọng cản trở sự nhân lên của virus.

Đại học Louisville của Mỹ đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature, và chỉ ra rằng bệnh nhân nhiễm Covid-19 càng tiết ra nhiều interferon trong giai đoạn đầu thì bệnh càng ít có nguy cơ trở nặng.

Điều này chứng tỏ mức interferon càng cao, thì càng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh nghiêm trọng.

Bà Đồng cho rằng, ngoài việc nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài như vắc xin đối với dịch bệnh, cũng cần tìm ra các yếu tố bên trong khiến cơ thể con người dễ bị nhiễm bệnh.

Ví dụ, kiểm tra xem chế độ ăn uống của bạn có điều độ không, thói quen hút thuốc và uống rượu, rối loạn làm việc và nghỉ ngơi, các vấn đề về cảm xúc và tinh thần v.v. Những thứ này sẽ làm hỏng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Đồng thời, chúng ta cũng phải chú ý đến trạng thái năng lượng của chính mình. Nữ tiến sĩ giải thích rằng, năng lượng được đề cập ở đây không phải là một khái niệm trừu tượng.

Y sinh học hiện đại có thể đo đạc và chứng minh sự tồn tại của năng lượng trên cơ thể. Ví dụ, năng lượng ở cấp độ tế bào là ATP. Trái tim con người cần năng lượng để đập; con người cũng cần năng lượng để nói và làm mọi việc.

Thể lực, trạng thái tinh thần tốt, khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân tốt đều là dấu hiệu của năng lượng dồi dào, loại người này có sức đề kháng tốt hơn. Ngược lại, các bệnh do virus sẽ làm cạn kiệt nguồn năng lượng của cơ thể.

Các triệu chứng lâu dài của Covid-19 (di chứng) theo công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm: mệt mỏi và suy nhược ăn sâu vào xương tủy, những triệu chứng này là biểu hiện của việc cơ thể bị thiếu năng lượng.

Ví dụ, một bệnh nhân sau khi khỏi bệnh và xuất hiện di chứng lâu dài của Covid-19, đã không thể ăn sáng vì mức năng lượng của anh ta đã rất thấp.

Bà Đồng Vũ Hồng tin rằng phòng chống dịch không chỉ dựa vào vắc xin mà còn phải học cách tự bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus.

Bảo Vy
Theo Epoch Times tiếng Trung


Dịch bệnh thuyên giảm không phải nhờ vắc xin