Dịch bệnh gia súc mới mà B.I.G Meat không muốn bạn hay biết!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã gây ra cái chết của 1/4 số lợn toàn cầu trong năm nay, một nửa số lợn tại Đại Lục đã góp phần trong đó. Tuy nhiên, trước sự bùng phát dịch tại Hoa Kỳ, cách mà tập đoàn Big Meat* đối phó với thông tin này vẫn không khác những tiền lệ dịch bệnh trước đó: “chơi cờ vây” với các bản tin và giới truyền thông...

Nhắc đến dịch tả lợn, hầu hết công dân Mỹ lại chỉ biết những mẩu chuyện về trữ lượng thịt lợn tại Trung Quốc (giống như tin tức Hoa Kỳ có thể tự xoay sở trước dịch bệnh này được đưa ra bởi Cục dự trữ dầu khí chiến lược), và những ẩn dụ chỉ về những ảnh hưởng kinh tế từ dịch bệnh. Đã có những câu hỏi được đặt ra trước nguy cơ tiềm tàng của ASF trong chăn nuôi công nghiệp, nhưng câu trả lời thì luôn được đưa vào mê lộ.

Dịch tả lợn xuất hiện lần đầu tại Đông Phi, lan sang Đông Âu năm 2007 - hiện vẫn chưa được dập tắt. ASF bùng nổ tại Trung Quốc đã khiến một nửa số lợn bị chết, bên cạnh một triệu con ốm yếu khác phải đưa vào giết mổ. Dịch bệnh đi vòng qua châu Á - Việt Nam, Lào, Campuchia, Triều Tiên, và Philippines, qua Đông Âu và hiện đã lan tới Bỉ ở Tây Âu.

“Câu hỏi nên đặt ra không phải là ASF đã lan tới bờ biển nào của châu Mỹ, mà là từ khi nào” - dẫn lời của Giáo sư Thomas Parsons của Đại học Thú y, và giám đốc chương trình Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania - ông Scott Michael Moore trên thời báo Hill tháng 11. “Nếu virus này xâm nhập vào Mỹ, thì tương lai của những cơ sở sản xuất thịt lợn sẽ thay đổi triệt để” - Lời cảnh báo dành cho Khối doanh nghiệp thịt lợn.

Virus ASF có thể gây tử vong cấp tín chỉ trong vòng từ 1 đến 8 ngày, và các ca chỉ có kết quả dương tính mà không có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến dịch bệnh dễ dàng bị lây lan khi người nuôi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ - dù vô tình hay hữu ý.

Đây không phải là lần đầu tiên Big Meat giấu người tiêu dùng những thông tin về đại dịch xảy ra trên gia súc bởi mối lo ngại trong kinh doanh. “Nước cờ” này cũng từng che chắn sự thật về dịch tiêu chảy cấp ở lợn (PED) và cúm gia cầm trong quá khứ.

Năm 2014, virus PED đã khiến 10% số lợn ở Mỹ thiệt mạng, nhưng tập đoàn này cũng đã từng giấu nhẹm những hình ảnh hàng tá những thùng lô chứa đầy xác lợn chết. Nếu thấy những tấm hình đó, người dân hẳn sẽ đặt câu hỏi: Bên trong nông trại đang xảy ra chuyện gì thế?; Tại sao chúng lại mắc bệnh và người ta đã cho chúng sử dụng những loại thuốc gì vậy? Thảm họa đến từ dịch PED thật tàn khốc, một nông trại ở Kentucky thậm chí đã dùng lợn chết làm thức ăn cho những con khác nhằm hy vọng tạo ra “miễn dịch” cho những kẻ sống sót.

Cuộc chiến với dịch tiêu chảy cấp ở lợn tiêu tốn của chính phủ tới hơn 11 triệu USD tiền thuế để hỗ trợ cho các “nông trại gia súc bị lây nhiễm”. Nhưng sao từ đầu người ta không dùng một giải pháp khác chi phí thấp mà hiệu quả: “Dành cho đàn lợn những phân khu rộng rãi, sạch sẽ, và nuôi mà không sử dụng thuốc?”

Tiếp nối PED là cúm gia cầm tại Mỹ. Từ 2014 đến hết quý II 2015, số phận của 48 triệu con gà và gà tây đã bị chấm dứt trong nỗ lực của chính phủ để phong tỏa dịch bệnh và bảo vệ lợi ích của nông dân. Mặc dù vậy, cúm gia cầm vẫn trỗi dậy một lần nữa vào 2017, và bàn cờ vây lại một lần nữa được Big Meat tiếp tục lôi ra “chơi với công chúng”:

Để ngăn ngừa sự lây lan của cúm gia cầm, gà tây, gà giò được quây vào một khu kín và làm ngạt bằng cách phun propylene glycol dạng bọt. Cửa thông khí cũng bị đóng kín để nâng nhiệt độ chuồng trại lên ít nhất 104 độ F - tương đương 40 độ C - trong tối thiểu ba tiếng đồng hồ để diệt toàn bộ cả đàn. Trong khi đó, báo cáo Fortune lại giải thích cho việc “Đi vòng quanh các lò đốt theo từng nhóm trong bộ đồ bảo hộ” là để giảm thiểu số lượng gà đã quá tải vào 2015.

Khi phải đối mặt với đại dịch gia súc gia cầm, nó sẽ không còn chỉ là vấn đề giá cả thị trường, cạnh tranh, hay lợi nhuận mà Big Meat đánh lạc hướng dư luận. Thực sự là mô hình chăn nuôi công nghiệp này cực kỳ thiếu nhân tính dành cho động vật, giống như môi trường làm việc của những công nhân trong nhà máy thuốc lá. Dịch tả lợn châu Phi chỉ là một ví dụ bề mặt và gần chúng ta nhất.

Martha Rosenberg là tác giả của triển lãm “Born With a Junk Food Deficiency” - Được sinh ra vào thời chưa có thực phẩm vô bổ. Đồng thời, cô cũng là một nhà điều tra/bới móc chính trị nổi tiếng trên toàn quốc, giảng viên tại các trường đại học và trường y khoa, cô cũng nhiều lần xuất hiện trên các đài phát thanh và truyền hình.

*Chú thích: B.I.G Meat là một trong những tập đoàn sản xuất thịt lợn lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Trọng Nguyên (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Dịch bệnh gia súc mới mà B.I.G Meat không muốn bạn hay biết!