Đeo khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa lây lan đại dịch COVID-19 hay không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khẩu trang có lẽ đã trở thành hình ảnh đại diện năm 2020 khi cả thế giới bị tàn phá bởi COVID-19. Dù các chuyên gia y tế có đưa ra nhiều cách giúp chúng ta có thể bảo vệ bản thân mình khỏi COVID-19, nhưng một “đơn thuốc” phổ biến nhất được “kê toa” cho đến nay vẫn là khẩu trang. Chừng nào đại dịch chưa có dấu hiệu kết thúc, thì các quan chức y tế (Mỹ) vẫn muốn nhìn thấy có nhiều người đeo khẩu trang hơn nữa.

Dù còn nhiều tranh cãi về công dụng của khẩu trang, nhưng đeo khẩu trang bắt buộc vẫn được coi là biện pháp phòng ngừa COVID-19 hàng đầu ở nhiều nước...

Dù khẩu trang N95, hay mẫu khẩu trang y tế ba lớp màu xanh dành cho các bác sĩ phẫu thuật, hoặc một phiên bản tự làm với hoa văn vui tươi theo mùa, thì khẩu trang đã trở thành hình ảnh đại diện cho đại dịch COVID-19 năm nay.

Dù các chuyên gia y tế có đưa ra nhiều cách giúp chúng ta có thể bảo vệ bản thân mình khỏi COVID-19, nhưng một “đơn thuốc” thường nhất và dai dẳng nhất được kê cho đến nay vẫn là khẩu trang. Chừng nào đại dịch chưa có dấu hiệu kết thúc, thì các quan chức y tế (Mỹ) vẫn muốn nhìn thấy có nhiều người đeo khẩu trang hơn nữa.

Dĩ nhiên, không phải tất cả mọi người đều sẵn sàng làm vậy. Khẩu trang không thoải mái, bất tiện và đã có một số bằng chứng còn cho thấy chúng có thể không cần thiết. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, đeo khẩu trang là một việc bắt buộc - nhất là khi con số người nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng vượt kỷ lục.

Cơ sở khoa học về việc đeo khẩu trang giúp giảm dịch?

Cơ sở lý luận để thi hành việc đeo khẩu trang đó là trách nhiệm lấn át quyền. Trong một bài đăng trên blog có tiêu đề “Khẩu trang cứu mạng người”, Giám đốc Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) Francis Collins cho biết ông đeo khẩu trang ở mọi nơi khi ra ngoài.

Lý luận của Collins là dựa vào “mô hình toán học phức tạp” do NIH tài trợ và xuất bản trên tạp chí Nature Communications để biện minh cho lời khuyến nghị của mình tới tất cả mọi người.

Francis Collins từng nói: “Trong các tình huống dịch bệnh bùng phát khác nhau và nhờ cách sử dụng khẩu trang, các nhà nghiên cứu sẽ tính toán được tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 và tử vong do COVID-19. Không ngạc nhiên, họ nhận thấy tổng số ca mắc và tử vong giảm khi tính khả dụng và hiệu quả của khẩu trang tăng lên”.

Nhưng nếu khẩu trang thực sự tạo ra nhiều vấn đề hơn những gì nó mang lại thì sao? Đó là một câu hỏi được cân nhắc trong 4 bài nghiên cứu đã được bình duyệt và đăng trên tạp chí Primary Doctor.

Trong bài cuối cùng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, với những rủi ro lớn đối với người đeo khẩu trang được đề cập trong các bài báo, “chúng tôi khẩn cấp khuyến nghị rằng không có người lớn hay trẻ em nào bị ép buộc đeo khẩu trang dưới bất kỳ hoàn cảnh nào”.

Trong một thế giới mà mọi người coi một chiếc khẩu trang như một vấn đề sống còn, thì lời tuyên bố trên dường như nguy hiểm, đầy tranh cãi và phi khoa học. Nhưng theo Tiến sĩ Colleen Huber, đồng tác giả của bài báo về các vấn đề liên quan đến khẩu trang, việc bắt buộc tất cả mọi người đeo khẩu trang không có ý nghĩa gì cả.

Các giọt bắn đường hô hấp gần đây thực sự đã bị phóng đại bởi những người ủng hộ khẩu trang. Cứ như thể chúng ta lúc nào cũng khạc nhổ vào tất cả mọi thứ.” - TS Huber lập luận.

Mặc dù tuyên bố của Tiến sĩ Huber nghe có vẻ cực đoan nhưng nhiều bác sĩ và nhà khoa học đã ủng hộ tuyên bố của cô.

Vào tháng 10/2020, Tiến sĩ Jaya Bhattacharya, giáo sư y khoa tại Đại học Stanford chia sẻ với Just the News rằng: Thi hành lệnh đeo khẩu trang là “không được ủng hộ bởi các dữ liệu khoa học”.

Ví dụ: không có bằng chứng nào trên diện rộng chỉ ra rằng, đeo khẩu trang sẽ làm chậm tốc độ lan truyền dịch bệnh. Trên thực tế, đối với bệnh cúm, các nghiên cứu thực nghiệm đã hoàn toàn cho thấy rằng chúng không có tác dụng làm chậm sự lây lan của dịch cúm”.

Thậm chí, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hiện là một cơ quan ủng hộ trung thành cho việc đeo khẩu trang như một biện pháp sức khỏe cộng đồng, trước đó cũng có quan điểm khác.

CDC trong cái nhìn chính sách của mình về “các biện pháp không dùng thuốc đối với đại dịch cúm ở những đơn vị không thuộc cơ quan y tế”, đã từng tuyên bố rằng: Sau khi kiểm tra 10 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, thì “việc sử dụng khẩu trang làm giảm sự lan truyền dịch cúm là không đáng kể ”.

Quay trở lại với TS Huber, cô và đồng nghiệp đã cùng quan sát một chủ đề tương tự liên quan đến COVID-19. Họ xem xét các dữ liệu từ một nghiên cứu về khẩu trang được hoàn thành bởi Hội đồng Quan hệ Quốc tế (CFR) trong mùa hè này, và so sánh nó với nghiên cứu của chính họ với 25 quốc gia tương tự 3 tháng sau đó.

Cả hai nghiên cứu đều hỏi người tham gia rằng, liệu họ có thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài? Trong nghiên cứu của CFR, Singapore có tỷ lệ trả lời “” cao nhất: 93%. Phần Lan và Đan Mạch là thấp nhất, chỉ có 1% câu trả lời là có.

Khi chúng tôi theo dõi các quốc gia trên trong tháng 10, thực sự rất ít xét nghiệm dương tính ở các quốc gia có số người đeo khẩu trang ít nhất.” - Huber cho biết.

Theo đánh giá khoa học lớn nhất gần đây về hiệu quả của khẩu trang cũng cho thấy, không có sự ủng hộ nào đối với việc đeo khẩu trang để phòng dịch.

Vào tháng 11/2020, các nhà nghiên cứu tại Đan Mạch đã xuất bản một ấn phẩm về các phát hiện của họ trên tạp chí Annals of Internal Medicine. Họ đã tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng với khoảng 4.800 người tham gia. Một nửa trong số họ được đeo khẩu trang và nửa còn lại thì không. Cả hai nhóm này được hướng dẫn để duy trì các biện pháp sức khỏe cộng đồng khác - giữ khoảng cách xã hội và rửa tay.

Kết quả cho thấy lây nhiễm COVID-19 xảy ra ở 42 người tham gia có đeo khẩu trang, chiếm 1,8%; và ở 53 người không đeo khẩu trang (2,1%), là “một khác biệt không có ý nghĩa thống kê” (0,3%).

Nghiên cứu không đánh giá liệu khẩu trang có thể giảm lan truyền bệnh từ người đeo khẩu trang sang người khác không.

Khẩu trang có thật sự giúp ngừng lây lan dịch bệnh?

Thật khó tin, nhưng khi làn sóng đại dịch COVID-19 đầu tiên bắt đầu tấn công, các quan chức y tế thực sự không khuyến khích người dân đeo khẩu trang.

Vào ngày 30/3/2020, một dòng tweet của Liên bang Hoa Kỳ - trích dẫn lời khuyên từ các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - đã tuyên bố rằng: “không có bằng chứng về việc người khỏe mạnh đeo khẩu trang có bất kể lợi ích y tế nào”.

Còn hiện tại, tất cả mọi người đều phải đeo khẩu trang, dù bạn có triệu chứng hay không.

Chính sách này đã thay đổi khi các quan chức y tế phát hiện được những người nhiễm bệnh không triệu chứng - nhiễm COVID-19 nhưng không có biểu hiện triệu chứng - đã vô tình khiến lây lan dịch bệnh thông qua quá trình hô hấp bình thường.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các trường hợp này đối với việc lây lan COVID-19 vẫn chưa rõ ràng. Tuyên bố từ WHO cho biết lây truyền này là “hiếm”, nhưng mức độ mà nó xảy ra là chưa rõ.

Một nghiên cứu từ tháng 9/2020 đã ước tính tỷ lệ nhiễm bệnh không triệu chứng chiếm khoảng 18-81%. Các nhà nghiên cứu cũng không thể đưa ra các biện pháp sức khỏe cộng đồng hay hướng dẫn dựa vào sự tác động theo các dữ liệu đó.

Nhưng các quan chức y tế Mỹ vẫn khăng khăng rằng: Khẩu trang là bắt buộc phải có trong nhiều năm tới. Thậm chí ngay cả khi đã có vaccine, các chuyên gia vẫn nói chúng ta phải duy trì thường xuyên việc đeo khẩu trang.

Tháng 10/2020, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và đứng đầu lực lượng chống COVID-19 của Mỹ, dự báo rằng việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội có thể duy trì trên toàn thế giới cho đến tận năm 2022.

“Nó sẽ không như bệnh sởi hay bệnh bại liệt trước đây, khi bạn đã tiêm vaccine thì coi như yên tâm. Đó sẽ là các biện pháp sức khỏe cộng đồng tồn tại từ tháng này qua tháng khác.” - TS Fauci nói trên Philadelphia Inquirer.

Mô hình toán học được sử dụng để ủng hộ cho việc thực hiện đeo khẩu trang chủ yếu tập trung vào cấp độ y tế, khẩu trang dành cho phẫu thuật. Nhưng bất kỳ cái gì che được miệng và mũi sẽ giúp bạn có thể ra ngoài mà không gặp rắc rối.

Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Trường Đại học Duke đã chỉ ra rằng, một số khẩu trang có thể khiến giọt bắn lan truyền mạnh hơn nhiều so với khi không đeo khẩu trang. Nghiên cứu đã tìm hiểu cách mà các loại khẩu trang khác nhau lọc giọt bắn khi chúng ta xuất hiện ở đám đông.

Theo lưu ý từ các nhà nghiên cứu: “Việc đeo một số loại khẩu trang khi chúng ta xuất hiện (ở đám đông) dường như khiến các giọt bắn lớn phân tán thành những giọt nhỏ hơn. Trong trường hợp này, rõ ràng có sự gia tăng số lượng giọt bắn nhiều hơn so với không đeo khẩu trang. Các giọt có kích thước nhỏ hơn bay trong không khí lâu hơn các giọt lớn. Do đó, việc sử dụng khẩu trang như vậy có thể sẽ phản tác dụng”.

Một vấn đề khác đã được lưu ý đối với khẩu trang N95 có van thở. Các nhà nghiên cứu cho biết, van này không ảnh hưởng đến việc bảo vệ người đeo, nhưng nó “có thể làm giảm khả năng bảo vệ những người khác xung quanh người đeo khẩu trang”.

Nghiên cứu cũng chứng minh khăn và khẩu trang dệt kim không có nhiều tác dụng bảo vệ. Tuy nhiên, những phát hiện này không có tác động đến việc thay đổi chính sách về y tế. TS Huber cho biết thêm, có một nỗ lực phối hợp để kiểm duyệt bất kỳ thông tin tiêu cực nào về khẩu trang, ngay cả khi các chi tiết đó có thể quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Những chiếc khẩu trang y tế sẵn có được bày bán trên các quầy hàng trong những cửa tiệm tạp hóa, chúng được khử trùng bằng oxide ethylene, một chất có thể sinh ung thư. Và chúng được sản xuất sợi bằng PFOA, thứ được biết đến là có nguy cơ gây ung thư phổi. Tôi đã đăng tweet về điều này trên Twitter và tài khoản của tôi đã bị xóa chỉ trong vòng 7 ngày”, TS Huber chia sẻ.

Trước khi báo cáo được đem đi in, thì tài khoản của Huber đã bị gỡ bỏ vĩnh viễn khỏi Twitter.

Chúng ta hãy cân nhắc rủi ro

Trong suốt đại dịch, Youtube và mạng xã hội thường xuyên im lặng trước các tuyên bố chính thức và các chính sách liên quan đến COVID-19 - trong khi lại dán nhãn cảnh báo đối với các bình luận trái chiều.

Bên cạnh đó, với mục đích là để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, WHO đã đưa ra tuyên bố “giúp cộng đồng chống lại các thông tin sai lệch”. Thông tin trái chiều có thể gây ra "sự phân chia xã hội và sức khỏe, gây nguy hiểm chết người trong bối cảnh đại dịch toàn cầu".

“Chúng ta không chỉ chiến đấu với virus”, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO nói. “Chúng ta cũng chiến đấu chống lại những người theo thuyết âm mưu và kích động những thông tin sai lệch, hủy hoại những phản ứng kịp thời với đại dịch”. Ví dụ, nếu khẩu trang thực sự có thể cứu mạng người, thì bất kỳ thông tin nào khiến cộng đồng không đeo khẩu trang đều có thể bị cho là thông tin sai lệch, hủy hoại cộng đồng, và gây nguy hiểm chết người.

Tuy nhiên, nếu có các vấn đề về sức khỏe liên quan đến khẩu trang, thì chẳng phải điều này cũng nên thông báo cho những người làm chính sách hay sao?

1. Suy giảm lượng oxy dưới ngưỡng an toàn

Trong nghiên cứu của Huber, khẩu trang làm ảnh hưởng đến lượng oxy. Chúng có thể được làm từ vải mỏng, nhưng vẫn che phủ đường thở, và rõ ràng chúng ta sẽ thở dễ dàng hơn nếu không có khẩu trang.

Ngay cả đối với các nhân viên y tế thường xuyên đeo khẩu trang, họ vẫn có nguy cơ bị thiếu oxy khi đeo khẩu trang liên tục. Đã có bằng chứng cho thấy ngay cả nhân viên y tế cũng có thể gặp vấn đề với khẩu trang.

“Chúng tôi đã tìm thấy một nghiên cứu, trong đó các bác sĩ phẫu thuật cũng bị thiếu oxy.” TS Huber nói.

Nghiên cứu năm 2008 này “cho thấy sự mức oxy bão hòa trong máu động mạch (SpO2) và nhịp mạch đã giảm nhẹ so với trước lúc phẫu thuật ở tất cả các nhóm phẫu thuật viên. Sự sụt giảm này nổi bật hơn ở các bác sĩ phẫu thuật trên 35 tuổi”.

Kể từ năm 1979, Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) đã xác định rằng, phạm vi oxy tối ưu trong không khí cho con người là 19,5% trở lên. Bất cứ không gian nào chứa ít oxy hơn đều được dán nhãn là "không an toàn cho người lao động".

Huber và nhóm của mình đã tiến hành đo mức oxy ở khoảng trống bên trong khẩu trang - với máy đo oxy được OSHA phê duyệt, thì nó đo được mức oxy là 17,4% trong 10 giây, tức là ở ngưỡng an toàn.

Đã có quy định miễn đeo khẩu trang cho trẻ em dưới 2 tuổi, nhưng TS Huber và các đồng nghiệp của mình tin rằng những trẻ lớn hơn cũng nên được miễn trừ. Họ lưu ý tình trạng thiếu oxy đối với trẻ em thậm chí còn khẩn cấp hơn đối với người lớn. Họ chỉ ra những khác biệt về giải phẫu cơ thể ở trẻ em khiến chúng dễ bị “tổn thương do thiếu oxy”.

2. Bụi và sợi vải có thể gây ngạt thở từ từ

Một vấn đề lưu ý khác với việc đeo khẩu trang là các hạt bụi. Tiến sĩ Huber và nhóm của cô đã xem xét những mẫu khẩu trang phổ biến nhất, hoàn toàn mới, và phóng đại chúng lên 40 lần. Họ đã tìm thấy rất nhiều mẩu vụn và sợi trên khắp bề mặt khẩu trang, tìm thấy được nhiều nhất là ở trên khẩu trang vải đã được giặt một lần.

Việc hít phải một vài hạt bụi tưởng chừng có vẻ khá vô hại. Nhưng Huber đã phát hiện ra nhiều vấn đề về chất lượng không khí ở khu vực phía bên trong khẩu trang, so với việc thở không có khẩu trang. Theo thời gian, những vấn đề này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng.

Huber nói: “Nếu bạn hít phải các hạt bụi, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về phổi, đặc biệt là bệnh xơ phổi. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm vì không có cách chữa trị. Xơ phổi là tình trạng bệnh nhân bị ngạt thở từ từ. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ có 20%”.

Bởi vì khẩu trang làm giảm lượng oxy hít vào, do đó chúng ta phải thở mạnh hơn để có được không khí cần thiết, dẫn đến việc hít vào nhiều hạt bụi hơn.

Cơ thể con người được thiết kế để ho ra hầu hết các hạt mà chúng ta có thể hít phải - nhờ các cấu trúc được gọi là lông mao trong đường hô hấp trên, từ đó giúp long đờm. Tuy nhiên, đeo khẩu trang khiến việc thải CO2 trở nên khó khăn hơn, nó có thể khiến các lông mao bị bất hoạt và giữ các hạt bụi mắc kẹt sâu trong đường thở.

Rõ ràng, thở tốt là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt. Chúng ta có khí oxy khi hít vào, và thở ra chất thải carbon dioxide trong mỗi hơi thở. Nhưng Huber cho biết, đối với tất cả các loại khẩu trang, lượng CO2 trong khoảng trống (của khẩu trang) vượt quá tiêu chuẩn của OSHA đối với không khí trong phòng - nếu đeo khoảng 30 giây và tiếp tục tăng khi đeo lâu hơn.

Huber cho rằng: “Mọi người có thể nói các phân tử carbon dioxide rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn cả virus nên có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua lưới của khẩu trang. Điều này không đúng. Trong khi chỉ cần một lượng siêu nhỏ các hạt virus là đủ để lây nhiễm, thì chúng ta chỉ thở ra khoảng nửa lít đến một lít carbon dioxide với mỗi lần hít thở... Nghĩa là rất nhiều carbon dioxide nhưng chúng lại không được thải ra ngoài vì bị khẩu trang cản lại”.

3. Viêm phổi do vi khuẩn đang gia tăng

Việc đeo khẩu trang cũng có thể tạo ra sự tích tụ vi khuẩn và nhiều bác sĩ hiện đang gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến khẩu trang. Trong cuộc họp báo vào tháng 8/2020 về một vụ kiện nhằm ngăn chặn việc thực thi đeo khẩu trang của thành phố Oklahoma - với lý do nó “có hại cho người khỏe mạnh”, TS James Meehan cho biết họ đã chứng kiến ​​những bệnh nhân bị phát ban trên mặt, nhiễm nấm và nhiễm khuẩn do đeo khẩu trang.

Tiến sĩ Meehan nói: “Báo cáo từ các đồng nghiệp của tôi từ khắp nơi trên thế giới cho thấy bệnh viêm phổi do vi khuẩn đang gia tăng. Tại sao có thể như vậy? Bởi vì dân chúng chưa qua đào tạo đang đeo khẩu trang y tế nhiều lần theo những cách không cẩn thận”.

Meehan ước tính đã đeo khẩu trang y tế trong các ca phẫu thuật hơn 10.000 lần, nhưng ông cho biết ngay cả những người đeo khẩu trang đúng cách trong phòng mổ, một môi trường được thiết kế cho mọi người đeo khẩu trang trong thời gian dài, vẫn phải chịu đựng các vấn đề sức khỏe do đeo chúng.

“Tôi sẽ bắt đầu run sau 30 phút đeo khẩu trang trong môi trường trao đổi không khí cao, mức oxy cao hơn, môi trường mát mẻ hơn [trong phòng phẫu thuật]. Hãy tưởng tượng những người chưa qua đào tạo trong cộng đồng của chúng tôi đang làm gì khi họ đeo chúng vào mùa hè tại Oklahoma. Khẩu trang có thể chặn lượng oxy đáng kể. Điều đó đã được chứng minh trong các thí nghiệm trên khắp thế giới. Nó đã được nghiên cứu ở các bác sĩ phẫu thuật trong một môi trường tối ưu là phòng mổ, nơi có mức oxy cao hơn".

Khi số ca bệnh không ngừng tăng lên và các quan chức đang đấu tranh để kiểm soát đại dịch, nhiều người tìm cách thực thi việc đeo khẩu trang như một phần của giải pháp. Nhưng phân tích chi phí/lợi ích của một can thiệp y tế (mang tính hàng loạt) cũng nên được đưa ra để bàn luận? Tiến sĩ Huber tin như vậy. Cô ấy nói rằng, cần hiểu rõ những tác hại đặc biệt cấp bách đối với trẻ em, nhân viên y tế, và những người buộc phải đeo khẩu trang trong thời gian dài.

Hà Thành
Theo theepochtimes.com



BÀI CHỌN LỌC

Đeo khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa lây lan đại dịch COVID-19 hay không?