ĐCSTQ muốn cung cấp vaccine cho các vận động viên dự Olympic: Nhật Bản, Australia và Đài Loan lập tức từ chối

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngoại trưởng Vương Nghị gần đây thông báo rằng, chính phủ Trung Quốc sẵn sàng cung cấp vaccine phòng virus Vũ Hán (COVID-19) cho các vận động viên tham gia Thế vận hội vào năm tới. Thật bất ngờ, Nhật Bản và Australia đã ngay lập tức từ chối lời đề nghị này. Ủy ban Olympic Australia nhấn mạnh rằng họ sẽ không xem xét duyệt vaccine của Trung Quốc.

Theo thông tin được công bố trên trang web chính thức của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, ông Vương Nghị đã đề cập trong bài phát biểu tại Cuộc họp báo Bộ trưởng Ngoại giao của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 4 vào ngày 7/3 rằng, vào năm 2022 Thế vận hội và Thế vận hội mùa Đông sẽ được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) và Bắc Kinh (Trung Quốc).

Chính phủ Trung Quốc (CPC) sẵn sàng hợp tác với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) để cung cấp vaccine COVID-19 do Trung Quốc phát triển cho các vận động viên từ các quốc gia đến tham gia Thế vận hội.

Bốn ngày sau bài phát biểu của ông Vương Nghị, vào ngày 11/3, IOC đã công khai đề xuất cung cấp vaccine Trung Quốc cho các vận động viên từ các quốc gia đến tham gia Thế vận hội Tokyo.

Ngày 12/3, Bộ trưởng Thế vận hội Olympic Tokyo và Paralympic Tokyo, bà Marukawa Zhudai đã công khai trả lời rằng, phía Nhật Bản hoàn toàn không biết về đề xuất trên của IOC và không tham gia vào cuộc thảo luận.

Bà Marukawa Zhudai một lần nữa nhắc lại rằng, nguyên tắc đăng cai Thế vận hội Tokyo không yêu cầu tiêm chủng vaccine làm điều kiện tiên quyết để tham gia và nguyên tắc này vẫn không thay đổi.

khó xử! ĐCSTQ muốn cung cấp vắc-xin cho các vận động viên Olympic, Nhật Bản, Úc và Đài Loan đều từ chối
Ngày 18/2/2021, Bộ trưởng phụ trách Thế vận hội Olympic Tokyo và Thế vận hội Paralympic Tokyo bà Marukawa Suyoyo bài phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo. (STR / JIJI PRESS / AFP qua Getty Images)

Vào ngày 13/3, Ủy ban Olympic Australia (AOC) cũng đã phản hồi các tuyên bố của IOC về việc cung cấp vaccine Trung Quốc cho các vận động viên. Giám đốc điều hành Matt Carroll của AOC đã thẳng thừng tuyên bố rằng, vaccine sản xuất tại Trung Quốc "hoàn toàn nằm ngoài phạm vi thảo luận”.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh, AOC sẽ tiếp tục hợp tác với chính phủ Australia và chính quyền các tiểu bang để chuẩn bị cho các vận động viên Australia phòng chống dịch; hoàn toàn đảm bảo việc tiêm chủng cho từng vận động viên được hoàn thành trước khi khai mạc Thế vận hội Olympic.

Cùng ngày, Chen Shizhong, người đứng đầu Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Đài Loan trả lời phỏng vấn báo cho biết, chính phủ Đài Loan đã liệt các vận động viên Olympic vào diện ưu tiên tiêm chủng đợt 1, vì vậy, họ sẽ tiêm phòng ở Đài Loan trước khi sang Nhật Bản tham gia Thế vận hội.

Khi được hỏi liệu các vận động viên Đài Loan có cân nhắc tiêm vaccine của Trung Quốc hay không, Chen Shizhong nói với giới truyền thông rằng, nếu có thêm bằng chứng khoa học chứng minh tính an toàn và hiệu quả của vaccine Trung Quốc, Đài Loan sẽ xem xét cân nhắc.

Các nhà quan sát cho rằng, câu trả lời của của Chen Shizhong thể hiện hàm ý là hiện tại, Đài Loan chưa thể khẳng định được tính an toàn cũng như hiệu quả của vaccine Trung Quốc nên sẽ không sử dụng.

Theo tờ "Sydney Morning Herald" (SMH) của Australia, IOC đã đồng ý mua thêm vaccine cho các quốc gia nào sẵn sàng tiêm vaccine Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản, nước chủ nhà của Thế vận hội, đã bác bỏ đề xuất này với lý do vaccine Sinopharm của Trung quốc chưa được phê duyệt để sử dụng ở Nhật Bản.

Bài báo của SMH đặc biệt chỉ ra rằng, vaccine của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc vẫn chưa công bố bất kỳ dữ liệu và phân tích nào về thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba, và các quốc gia bên ngoài biết rất ít về tính an toàn, hiệu quả cũng như các tác dụng phụ tiềm ẩn của loại vaccine này.

AOC tin rằng, ý định của IOC cung cấp vaccine Trung Quốc cho các vận động viên từ các quốc gia khác nhau chẳng khác nào đánh bạc. Độ an toàn của các vaccine chủng ngừa COVID-19 do Trung Quốc phát triển vẫn đang khiến thế giới hoài nghi do thiếu tính minh bạch.

Thậm chí, loại vaccine do Công ty dược phẩm nhà nước Trung Quốc Sinovac phát triển có hiệu quả chỉ đạt 50,4%, đủ để vượt qua ngưỡng được phê duyệt [50%] theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hiệu quả 78% mà nhà sản xuất vaccine của Trung Quốc tuyên bố ban đầu.

Tính đến nay, có 5 loại vaccine ngừa COVID-19 do Trung Quốc phát triển đã được nước này cấp phép sử dụng khẩn cấp. Loại vaccine thứ 5 mới được cấp phép là vaccine do Công ty TNHH Dược phẩm sinh học Zhifei Longcom An Huy và Viện Khoa học Trung Quốc đồng phát triển.

Hà Thành

Theo NTD tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ muốn cung cấp vaccine cho các vận động viên dự Olympic: Nhật Bản, Australia và Đài Loan lập tức từ chối