Đằng sau hội chứng loạn thần: Đâu chỉ có game bạo lực

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thành công của nhà phát hành là sức hút của game và theo đó mở ra những hành vi bạo lực ngoài đời thực, nhưng không chỉ những hành vi bạo lực mới xâm nhập vào cuộc sống...

Loạn thần là hội chứng mà một người không thể phân biệt được giữa ảo và thực. Thế giới ảo này có thể đến từ tiểu thuyết, phim ảnh, truyện tranh... nhưng nổi cộm nhất vẫn là game, cụ thể là dòng game bạo lực.

Game bạo lực khiến người chơi bị ám ảnh bởi những hành vi gây hấn, lăng mạ, giết người tàn nhẫn. Thành công của nhà phát hành là sức hút của game và theo đó mở ra những hành vi bạo lực ngoài đời thực.

Loạn thần do game bạo lực đã trở nên nổi cộm khi người chơi không dừng lại ở cáu gắt, chửi bới, mà thậm chí đã có hành động giết người, để lại nhiều vụ án thương tâm khi con nghiện đã tước đi mạng của cả bạn bè và người thân.

Game dần dần tách người chơi xã rời khỏi đời thực, khỏi thế giới tự nhiên... (Pixabay)

Tuy nhiên, các dòng game vẫn cứ thế tồn tại và hội chứng loạn thần vẫn tiếp diễn, nhưng nó đâu chỉ dừng lại ở game bạo lực.

Game đua xe

Năm 2017, chính phủ Anh đã đưa tựa game đua xe Gran Turismo Sport vào khóa huấn luyện kỹ năng lái xe cho cảnh sát. Kết quả cho thấy một số sĩ quan cảnh sát đã rút ngắn được thời gian lái xe trên cùng một quãng đường, đồng thời tăng độ mượt và ổn định khi xử lý tình huống.

Tuy nhiên, tốc độ xe trong game thường là tính bằng dặm, đường trong game thì rộng gấp nhiều lần đường ở Việt Nam, còn người đua xe kể trên thì rõ ràng là cảnh sát với những ưu tiên nhất định khi đuổi bắt tội phạm.

Cũng tại Anh, tổ chức Census Wide năm ngoái (2019) đã thực hiện khảo sát với cỡ mẫu 1.250 người. Theo đó, hơn 20% người tham gia cho biết đã thử nghiệm các kỹ năng từ màn ảnh lên đường phố, 59% thừa nhận các trò chơi khiến họ ảo tưởng về kỹ năng lái xe của bản thân. Người hay chơi thì có dính líu đến 1,3 vụ tai nạn kể từ khi có bằng lái, hơn gấp đôi mức bình quân của cỡ mẫu.

Cảnh đâm xe trong trò chơi đua xe Need For Speed - dòng game đua xe nổi tiếng nhất trên thế giới (cảnh trong game)

Tai nạn giao thông tại Việt Nam tới nay vẫn là một vấn đề cộm cán. Tuy nhiên, chưa có thống kê nào được công khai cho thấy ảnh hưởng giữa chơi game đua tốc độ và tai nạn giao thông, nhưng việc kỹ thuật lái xe ảo diệu được ứng dụng ngoài đời thực rõ ràng vẫn xảy ra trên đường phố.

Nói về điều này, Joerg Kubitzki cũng là nhà khảo sát trong vấn đề tương tự ở Đức cho biết: “Chấp nhận rủi ro là một trong những yếu tố nổi bật nhất và quan trọng nhất dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn trong giới trẻ”. Nhưng chấp nhận rủi ro ở đây không chỉ có bản thân, mà còn là mạo hiểm mạng sống của cả những người xung quanh.

Game sex

Trong đại dịch viêm phổi virus vừa qua, cư dân mạng ngay tại Trung Quốc đã được tặng game 18+ để ngồi nhà tránh virus ĐCSTQ. Một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Ray Chambers cũng khuyến khích mọi người tham gia chiến dịch chơi game để giữ vững cách ly xã hội, cùng giúp nhau đẩy lùi virus Vũ Hán.

WHO dường như quên mất việc đã liệt nghiện game là một bệnh về tâm thần vào Phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật ICD-11 - vào hồi tháng 6 năm 2019. Còn nhà phát hành game này tại Trung Quốc có vẻ đã bỏ qua những tác hại của game sex gây ra.

Tại Việt Nam, việc thỏa mãn ham muốn trên bàn phím dẫn đến những tác hại nghiêm trọng đã không còn hiếm. Lõa thể khi chơi, thủ dâm, quan hệ sớm và quá độ, đòi hỏi và thậm chí cưỡng bức bằng thuốc kích dục, loạn luân, đòi tự tử khi nhu cầu chơi game không được thỏa mãn.

Nghiện game bóp méo tâm lý của người chơi ở cả 2 phái (Pixabay)

Có nam giới chơi game sex thì cứ thấy người khác phái là muốn quan hệ, có nữ giới thì muốn trở thành nữ hoàng sex sau một thời gian chơi game. Khi chứng loạn thần kết hợp thêm cả loạn dục thì nó dẫn đến cả quan hệ đồng giới hay quan hệ với đồ vật, v.v.. Tuy nhiên, đây chỉ là những tình huống nổi cộm nội trong giới trẻ, những tình huống đã được công khai, và là của nhiều năm về trước.

Đọc thêm: Chơi game không phải là thư giãn

Đừng coi thường game

Không nhà phát hành game nào mong muốn người chơi rời bỏ màn hình, họ muốn có nhiều người chơi hơn, chơi lâu hơn, và để lại ấn tượng mạnh hơn. “Thực tế ảo” rồi “thời gian thực” đã trở thành những cụm từ quá phổ biến, kết hợp công nghệ tinh vi tích hợp trong game càng khiến người chơi lẫn lộn giữa ảo và thực.

Giống như tâm thần có nhiều mức độ, loạn thần cũng có thể đã xảy ra với bạn và cả con cái bạn ở những mức độ khác nhau. Nếu muốn cai nghiện game, hay tốt nhất là bỏ game, hãy thử để ý thật kỹ từng lời nói, thói quen, hành vi, sở thích xem có bình thường không và chúng có ý nghĩa gì không. Chỉ như vậy bạn mới có thể thấy màu của thứ thuốc nhuộm game loang lổ trong cuộc sống.

Mà không chỉ có các game bạo lực, đua xe, game sex mới dẫn đến loạn thần; còn nhiều dòng game khác vẫn đang tẩm ngẩm tầm ngầm đi vào giới trẻ, và hậu quả là gì thì liệu chúng ta có nên chờ đợi không?

Kim Anh

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Đằng sau hội chứng loạn thần: Đâu chỉ có game bạo lực