Cùng làm quen với Khí của bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hơi thở luôn tự nhiên đối với bất kỳ ai từ lúc chào đời cho đến khi nhắm mắt. Ấy thế mà chúng ta quên bẵng mất rằng khí quan trọng đến thế nào trọng cuộc sống! Không hít thở, không ai có thể sinh tồn và phát triển. Thử hình dung các vitamin và dưỡng chất nuôi sống cơ thể cần thiết như thế nào, thì khí quan trọng cũng như vậy...

Bảo vệ nguồn Khí của bạn

Không khí ra vào cơ thể qua hệ hô hấp. Qua phổi, hệ tim mạch vận chuyển ôxy đến các mô và cơ quan để sử dụng, sau đó tiếp tục đưa điôxít cacbon quay trở lại phổi để trút ra bên ngoài.

Hệ tiêu hóa giúp chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Đến đây thức ăn được biến thành năng lượng qua “Chu trình Krebs” theo hóa sinh hiện đại.

Còn thứ Khí (Qi) cơ thể tách ra từ thức ăn và không khí ấy được gọi là “Hậu thiên khí”.

Tuy nhiên, một sinh mệnh bắt đầu được hình thành ngay từ lúc thụ thai. Năng lượng cung cấp cho quá trình thụ thai và giúp bào thai phát triển đến từ tinh và noãn của cha mẹ; ngoài ra, còn đến từ khí huyết của người mẹ trong suốt thai kỳ trở về sau. Năng lượng trên được gọi là “Tiên thiên khí” và nó hỗ trợ thiết yếu cho sự phát triển ban đầu của trẻ. Do đó, sức khỏe của cha mẹ là vô cùng quan trọng đối với nền tảng sức khỏe ban đầu của con.

Ngày càng nhiều người Tây phương nhận biết tầm quan trọng của khí đối với sức khỏe (©Pixabay | MichaelRaab)

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tuổi cao ở bố có tỷ lệ thuận nhất định với nguy cơ sảy thai hoặc lưu thai, cũng như dị tật bẩm sinh hiếm gặp (bao gồm khiếm khuyết trong sự phát triển của hộp sọ, chi, và tim), rối loạn tự kỷ, tâm thần phân liệt, hay bệnh bạch cầu nguyên bào cấp tính ở trẻ... Và tất nhiên, cha mẹ hút thuốc hoặc rượu bia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Nhận biết trạng thái Khí của bạn

Dù khí vô hình giống như điện tích hay không khí, con người vẫn luôn cảm nhận được hoạt động của khí trong cơ thể. Thân nhiệt là một minh chứng. Khi đạt trạng thái cân bằng và đầy đủ, Khí giữ thân nhiệt ổn định ở mức trung bình, hơn nữa còn tự điều chỉnh để tương thích mỗi khi có sự thay đổi của khí hậu. Khi bên trong cơ thể cao hay thấp hơn so với bình thường chỉ một độ, người cảm giác rất khó chịu. Thân nhiệt tăng là dấu hiệu của viêm nhiễm; và giảm là dấu hiệu thường gặp trong các bệnh suy tuyến giáp hay tuyến thượng thận.

Kiểm soát nhịp tim đập cũng là một chức năng quan trọng khác của khí. Tim bơm máu đến khắp các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả da, cơ bắp, nội tạng, tứ chi, và đặc biệt là não - đó gọi là “Tâm khí”. Đo điện tim bằng điện tâm đồ là chúng ta thực sự đang đo Khí của tim. Khi khí ở tim bị sụt giảm, máu lưu thông kém sẽ dẫn đến cảm giác khó thở, và nghiêm trọng hơn nữa sẽ dẫn đến suy tim. Khi tâm khí bị tắc nghẽn, cơn đau thắt ở ngực nhiều khả năng sẽ xuất hiện - đây có thể là báo hiệu của một cơn trụy tim bộc phát.

Điện tim đồ vẫn thường được sử dụng để theo dõi bệnh nhân lâu dài cũng như cả hỗ trợ trong cấp cứu (©Pixabay | Bokskapet)

Tiêu hóa tốt liên quan đến sự vận động của hệ tiêu hóa, thực quản, ruột, và túi mật. Đây cũng là sự thể hiện một chức năng khác của khí, và hoạt động của những cơ quan có thể bị tê liệt nếu thiếu khí.

Tế bào thần kinh giao tiếp thông qua những tín hiệu điện tử được truyền ở não bộ. Khí của lục phủ ngũ tạng điều khiển quá trình này hoạt động bình thường. Mỗi hệ thống cơ quan nội tạng đều đóng góp một chức năng đặc trưng tại não theo một cách đặc biệt.

Ví dụ, thận và bàng quang giúp hỗ trợ chức năng phối hợp và nhận thức - như khả năng ghi nhớ, tập trung, và tạo động lực; chúng tăng cường thính giác và khả năng nhận biết khi chúng ta gặp nguy hiểm. Gan và túi mật hỗ trợ các tư duy điều hành như lập kế hoạch, chiến lược, chọn lựa ưu tiên, tổ chức và ra quyết định... Bộ đôi này thậm chí còn giúp hỗ trợ điều chỉnh giấc ngủ, tầm nhìn, và cảm giác bất bình khi tức giận.

Điện não đồ (qEEG) có thể định lượng Khí mà nội tạng cung cấp cho não. Thiếu hụt nguồn năng lượng này có thể gây ra một số chứng tâm thần hay rối loạn chức năng của não bộ - trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), hậu chấn tâm lý (PTSD), mất trí nhớ, tăng động (ADHA), và rối loạn giấc ngủ.

Khí của các cơ quan nội tạng cũng hỗ trợ cả hoạt động dinh dưỡng và chức năng miễn dịch trong toàn cơ thể. Khi bị viêm nhiễm hoặc cảm giác không khỏe, cần tìm nguyên nhân tổn hại đến Khí bên trong nội tạng, đặc biệt là những nguyên nhân về cảm xúc đau buồn, hoặc những lối sống không điều độ.

Hiểu về Âm Dương cần bằng, có một lối sống điều độ và hợp lý mới mang đến hạnh phúc và sức khỏe (©Pixabay | Fuhrer)

Khi đã có một bức tranh tổng thể rõ ràng hơn về khí, bạn có thể điều dưỡng khí của mình một cách tốt hơn. Người ta nói rằng: bạn chính là kết quả của những gì bạn ăn và bạn nghĩ, bởi vì chúng nuôi dưỡng cho Khí của chính bạn. Ở đây chúng tôi xin nhấn mạnh, bổ sung thêm: Bạn chính là "Khí"!

Tiến sỹ Dương Cảnh Đoàn là một chuyên gia thần kinh và tâm thần học, đồng thời là chuyên gia về châm cứu và Trung Y; y học tích hợp. Ông thành lập Viện Y học Tích hợp Dương, Phòng khám Châm cứu Tao, và Viện Châm cứu Hoa Kỳ. Bác sĩ Dương là đồng tác giả hai cuốn sách: "Hướng về phía đông: Bí mật sức khỏe và sắc đẹp cổ xưa cho thời hiện đại" và "Châm cứu lâm sàng và Y học cổ đại Trung Quốc"; Đồng thời ông cũng là tác giả của bài viết này.

Tác giả: Tiến sỹ Dương Cảnh Đoàn

Hiền Anh
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Cùng làm quen với Khí của bạn