COVID-19: WHO thừa nhận xét nghiệm chẩn đoán PCR là không đáng tin cậy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức thừa nhận rằng xét nghiệm "tiêu chuẩn vàng" PCR được sử dụng để chẩn đoán COVID-19 có tỷ lệ dương tính giả cao, khiến nó không đáng tin cậy...

Ngày 13/1, WHO đã ban hành một hướng dẫn cho các nhân viên phòng thí nghiệm, khuyến nghị xét nghiệm lần thứ hai để xác nhận bất kỳ chẩn đoán nào đối với những người không có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19.

Nếu kết quả xét nghiệm không tương ứng với biểu hiện lâm sàng, thì nên lấy một mẫu bệnh phẩm mới”.

WHO cảnh báo rằng hầu hết các xét nghiệm PCR được chỉ định như một biện pháp “hỗ trợ chẩn đoán”, có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên xem xét thêm ít nhất 7 yếu tố khác để xác nhận bất kỳ xét nghiệm nào.

Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải xem xét lại bất kỳ kết quả nào kết hợp với (1) thời gian lấy mẫu, (2) loại bệnh phẩm, (3) chi tiết cụ thể [xét nghiệm], (4) quan sát lâm sàng, (5) lịch sử bệnh nhân, (6) tình trạng xác nhận của bất kỳ người tiếp xúc nào và (7) thông tin dịch tễ học.

Vào tháng 4/2020, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cornell và Đại học Hawaii đã công bố một nghiên cứu cho biết: “Bằng chứng cho thấy kết quả PCR dương tính giả là phổ biến đủ để tác động đến các quyết định chính sách và lâm sàng”.

Kể từ năm 2000, trong mỗi lần xảy ra đại dịch, WHO và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều lo ngại về tỷ lệ dương tính giả cao từ các xét nghiệm PCR và ban hành hướng dẫn để giảm thiểu vấn đề.

Trong đại dịch COVID-19, vào tháng 8/2020, New York Times đã tiến hành kiểm tra dữ liệu xét nghiệm PCR ở 3 tiểu bang, kết quả phát hiện có tới 90% người có kết quả xét nghiệm dương tính hầu như không mang virus, do đó họ không thể lây nhiễm cho người khác. Chia sẻ với Times, các chuyên gia “không thể hiểu tại sao những trường hợp như vậy lại được xếp vào loại nhiễm virus”.

Một số chuyên gia y tế cộng đồng hàng đầu của Hoa Kỳ đang nêu lên mối quan tâm mới trong cuộc tranh luận bất tận về xét nghiệm virus Corona ở Hoa Kỳ: Các xét nghiệm tiêu chuẩn đang chẩn đoán một số lượng lớn những người có thể mang một lượng virus tương đối không đáng kể.

Cố vấn về COVID-19 của Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci - người mà Tổng thống Joe Biden nói rằng sẽ có vai trò nổi bật hơn trong chính quyền của ông - đã thừa nhận các xét nghiệm PCR đã thu thập các mảnh vô hại của virus Corona và tạo ra nhiều trường hợp dương tính giả dẫn đến việc phóng đại mối đe dọa, theo báo cáo tháng 12 của WND.

Vấn đề với các xét nghiệm PCR - viết tắt của phản ứng chuỗi polymerase - là ngưỡng chu kỳ mà chúng hoạt động. Thử nghiệm nhân lên một đoạn virus trong một loạt các chu kỳ cho đến khi nó có thể phát hiện ra virus trong một mẫu một cách đáng tin cậy. Càng nhiều chu kỳ cần thiết để phát hiện virus, mẫu ban đầu càng nhỏ và yếu. Điều đó có nghĩa là việc phát hiện virus ở một người sau một số chu kỳ cao, dẫn đến trường hợp dương tính, là tương đối vô nghĩa, vì người đó sẽ không bị bệnh và không lây nhiễm.

Đọc thêm: COVID-19: Xét nghiệm PCR realtime và những chẩn đoán mập mờ

Fauci thừa nhận trong một cuộc điện đàm vào tháng 7 và đã tái diễn vào tháng 12 rằng, ở ngưỡng Ct 35 hoặc cao hơn, cơ hội kiểm tra chính xác là rất nhỏ. Ông nói:

“Những gì bây giờ đang phát triển thành tiêu chuẩn, đó là “nếu bạn đạt được ngưỡng chu kỳ là 35 trở lên… thì khả năng nó (virus) được nhân lên sẽ là rất nhỏ... Vì vậy, tôi nghĩ nếu ai đó có Ct (ở ngưỡng) 37, 38, thậm chí 36, thì bạn phải nói rằng, bạn biết đấy, đó chỉ là xác virus của đã chết mà thôi”

Ông chỉ ra rằng bệnh nhân thường không được cho biết ngưỡng chu kỳ của họ sau khi xét nghiệm dương tính.

Các nhà nghiên cứu yêu cầu rút lại nghiên cứu thử nghiệm pro-PCR lớn

Trước đó, vào tháng 12, WND đã đưa tin về một đánh giá ngang hàng, cho rằng kết luận từ một bài báo ủng hộ xét nghiệm PCR cho COVID-19 có 10 “sai sót nghiêm trọng”, dẫn đến nhiều trường hợp dương tính giả.

Các nhà phê bình đã viết trong bài đánh giá ngang hàng của họ:

“Chúng tôi đang đối mặt với những cuộc phong tỏa nghiêm ngặt đã phá hủy cuộc sống và sinh kế của nhiều người, hạn chế tiếp cận giáo dục và những hạn chế do chính phủ trên thế giới áp đặt là một cuộc tấn công trực tiếp vào các quyền cơ bản và tự do cá nhân của họ, dẫn đến thiệt hại tài sản thế chấp cho toàn bộ nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu”.

Một cuộc họp báo do 4 nhà khoa học Anh tổ chức đã kết luận:

“Thử nghiệm PCR là bóp méo chính sách và tạo ra ảo tưởng rằng chúng ta đang ở trong một đại dịch nghiêm trọng trong khi thực tế thì không”.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Dịch giả, dương tính giả là một hiện tượng được mô tả kỹ càng trong các tài liệu y khoa, dẫn đến số ca được chẩn đoán và tử vong tăng theo cấp số nhân nhưng không có tử vong quá mức”.

Tuy nhiên, các bài kiểm tra ngưỡng cao được sử dụng rất rộng rãi. Tại Mỹ, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alaska cho biết rằng hầu hết các xét nghiệm PCR của họ sử dụng ngưỡng chu kỳ là 37. Tại Florida,

Bộ Y tế dưới quyền Thống đốc Cộng hòa Ron DeSantis đã ban hành lệnh vào tháng 12, yêu cầu tất cả các phòng thí nghiệm phải báo cáo ngưỡng chu kỳ.

Bác sĩ: Phong tỏa dựa trên ‘thử nghiệm bị lỗi’

Vào ngày 1/12/2020, một bác sĩ từ Omaha, Nebraska, đã làm chứng với Hội đồng thành phố Papillion, Nebraska, nói rằng:

“Chúng ta đã thực hiện các cuộc phong tỏa, các hạn chế, các nhiệm vụ này, tất cả căn cứ dựa vào các thử nghiệm bị lỗi. Nói cách khác, chúng ta không có đại dịch chết người. Những gì chúng ta có là một đại dịch dương tính giả”.

Ông giải thích rằng xét nghiệm PCR là không phải để chẩn đoán.

“Bất cứ ai cũng có thể cho kết quả dương tính với bất cứ thứ gì bằng xét nghiệm PCR. Nếu bạn chạy (khuếch đại) nó đủ lâu... bạn có thể tìm thấy hầu hết những thứ đó (vật chất di truyền ở virus) ở bất kỳ ai. Nó không cho bạn biết rằng bạn đang bị bệnh”.

Nghiên cứu: Không lây truyền, không triệu chứng

Theo bản hướng dẫn cập nhật nhất của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ, họ khuyến cáo rằng chỉ những người có các triệu chứng nhiễm COVID-19 mới cần được xét nghiệm.

Thụy Điển đã thực hiện chính sách không đóng cửa, không khẩu trang, và thử nghiệm phổ quát vì tin rằng sự lây lan không triệu chứng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các trường hợp nhiễm COVID-19.

Theo WND đưa tin vào tháng 12, một nghiên cứu được xuất bản bởi tạp chí Nature đã không tìm thấy sự lây truyền COVID-19 giữa những người tiếp xúc gần với bệnh nhân không có triệu chứng.

Nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã xác định 300 trường hợp COVID-19 không có triệu chứng và theo dõi 1.174 người tiếp xúc gần gũi với họ. Không có trường hợp liên hệ nào được kiểm tra dương tính với COVID-19.

Các nhà nghiên cứu cho biết: "So với những bệnh nhân có triệu chứng, những người bị nhiễm không có triệu chứng thường có số lượng virus thấp và thời gian lây lan virus ngắn, điều này làm giảm nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2”.

Minh Sang
- Theo WND.



BÀI CHỌN LỌC

COVID-19: WHO thừa nhận xét nghiệm chẩn đoán PCR là không đáng tin cậy