Covid-19 có nguồn gốc từ Hoa Kỳ? Nhiều chuyên gia bác bỏ thuyết âm mưu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau phát biểu của chuyên gia hàng đầu Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), nói rằng "Covid-19 không nhất định có nguồn gốc từ Trung Quốc", tin tức về Covid-19 có nguồn gốc từ Hoa Kỳ được lan truyền mạnh mẽ trên mạng WeChat dưới sự kích động của kênh truyền thông tại Đài Loan. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã có những bài viết bác bỏ, cho rằng suy đoán đó là “đoạn chương thủ nghĩa”, “mị dân”.

Gần đây, Vườn thực vật nhiệt đới Tây Song Bản Nạp của Viện Khoa học Trung Quốc và Đại học Nông nghiệp Hoa Nam Trung Quốc đã đăng một nội dung bài nghiên cứu trên trang ChinaXiv của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cố gắng phân tích dữ liệu bộ gen của 93 mẫu Coronavirus ở 4 châu lục và 12 quốc gia để tìm ra nguồn gốc của Covid-19.

Nghiên cứu cho thấy 93 mẫu virus này chứa 58 kiểu gen đơn bội (haplotype) và chia chúng thành các thế hệ đời "ông", "cha" và "cháu". Nhóm nghiên cứu bài viết này đã phát hiện ra rằng các haplotype của bệnh nhân Covid-19 có liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc đều là các haplotype đời cháu và thế hệ sau. Nói cách khác, bài viết lập luận rằng chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc không phải là nơi bắt nguồn sinh ra Covid-19.

Nghiên cứu chưa kết thúc ở đây. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra 2 mẫu haplotype đời ‘ông’, và phát hiện ra chúng có nguồn gốc từ bệnh nhân ở Thâm Quyến (trường hợp đầu tiên ở tỉnh Quảng Đông) và bệnh nhân ở bang Washington (trường hợp đầu tiên ở Hoa Kỳ).

Dựa trên cơ sở của nghiên cứu này, một kênh truyền thông Đài Loan đã làm một chương trình, trích dẫn luận văn trên, liên hệ với việc ngộ độc thuốc lá điện tử năm ngoái của Mỹ và cái gọi là con số tử vong do cúm ở Mỹ mà truyền thông của chính quyền Trung Quốc trắng trợn thổi phồng, từ đó suy đoán Covid-19 hoàn toàn có nguồn gốc từ Mỹ. Tin tức này lan truyền mạnh mẽ trên các kênh mạng xã hội như WeChat ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên nhiều chuyên gia không chấp nhận nhận định này.

Nhà nghiên cứu tại Đại học Lan Châu: nguồn gốc vẫn là ở Vũ Hán

Ngoài ra, ông Triệu Tử Mao (Zhao Xumao), một nhà nghiên cứu tại Đại học Lan Châu, trong cuộc phỏng vấn với Nhật báo Kinh Tế của Trung Quốc nói về thông tin liên quan trong bài viết này, cho biết dựa trên bài báo này, không thể đưa ra kết luận nguồn gốc của Covid-19 là ở Hoa Kỳ.

"Theo phân tích bộ gen, nguồn gốc của Covid-19 không có ở chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc. Rốt cuộc nguồn gốc của nó ở đâu thì vẫn cần các nhà nghiên cứu truy tìm, nhưng theo nghiên cứu hiện tại, nó vẫn có nguồn gốc ở Vũ Hán”.

"Virus liên tục biến đổi. Theo báo cáo trong bài nghiên cứu này, các bệnh nhân có mang theo haplotype H38 ở Hoa Kỳ đã có tiền sử từng tới Vũ Hán có liên kết chặt chẽ với khu vực Vũ Hán. Và cơ số các trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 ở Hoa Kỳ khá nhỏ, virus lây lan chậm, virus biến đổi cũng chậm, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi tìm thấy haplotype đời ‘ông’. Vấn đề quan trọng nhất là số lượng mẫu thể nhỏ chỉ có 93 mẫu và thời gian thu thập mẫu chậm trễ. Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả phân tích", ông Triệu Tử Mao nói.

Ngoài ra, liên quan đến tin tức của truyền thông Đài Loan cho rằng "có thể nhiều người chết vì Covid-19 nằm trong số 12.000 ca tử vong do cúm ở Hoa Kỳ", ông Triệu cũng nói rằng suy đoán không có cơ sở dữ liệu này là không đáng tin. Mặc dù các triệu chứng lâm sàng của Covid-19 và cúm có một số điểm tương đồng, cả hai đều là virus RNA. Nhưng đây là hai loại virus khác nhau không liên quan và phương thức kiểm tra hai bệnh là khác nhau.

"Con người có kinh nghiệm đối phó với virus cúm. Việc phát hiện cúm dễ dàng hơn nhiều so với Covid-19. Chỉ cần sử dụng xét nghiệm khuếch đại acid nucleic đơn giản là có thể suy đoán ra bệnh cúm. Do đó, khả năng suy đoán sai là không cao”, ông Triệu cho biết.

Tổng Giám đốc Gene Harbor bác bỏ lập luận của truyền thông Đài Loan

Ông Vương Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHHcông nghệ sinh học Gene Harbor của Hồng Kông, đồng thời là giáo sư tại Đại học Hồng Kông Trung Quốc, đã đăng một bài đăng trên chuyên mục Timeline của NetEase tại Trung Quốc, ông cho rằng việc nói nguồn gốc của Covid-19 là từ nước ngoài vào đến Trung Quốc thật sự không phù hợp với nguyên lý bệnh học và dịch viêm phổi lần này. Ông đã bác bỏ suy luận của truyền thông Đài Loan.

1. Trình tự thời gian là "đảo ngược". Tất cả các bệnh nhân người Mỹ liên quan đến bài báo đều đến Trung Quốc trước khi phát bệnh (chứ không phải sau khi phát bệnh) và 4 người trong số họ đã đến Vũ Hán. Sau khi mắc bệnh, họ cũng không quay lại Trung Quốc.

2. Hiểu lầm về mối quan hệ di truyền: trong bài viết chỉ đơn giản gọi trường hợp bệnh nhân Mỹ mang virus là thế hệ đời "ông" hoặc "bố". Điều này thực sự gây hiểu lầm. Nói chính xác hơn phải là, trường hợp bệnh nhân Mỹ mang theo virus đời "trưởng bối", chẳng hạn như "đời ông" hoặc "đời chú bác". Mặc dù thế hệ có phân chia cao khác nhau nhưng các bệnh nhân Vũ Hán trong bài nghiên cứu này cũng không phải là đời sau trực tiếp của đời ‘trưởng bối’. Virus không thực sự có nguồn gốc trực tiếp từ những đời "trưởng bối" này.

Còn về “Covid-19 truyền từ bên ngoài vào Trung Quốc”, nghi vấn quan trọng nhất là: tại sao virus cấp ‘trưởng bối’ ở trường hợp Hoa Kỳ lại không tìm thấy trong 54 mẫu thể ở trường hợp bệnh nhân Trung Quốc?

Tác giả phân tích rằng một nguyên nhân có thể là lỗi mẫu thể. Hiện tại số liệu chính thức có hơn 70.000 trường hợp bị nhiễm dịch và nghiên cứu này chỉ sử dụng 93 bộ gen và một trường hợp cùng một lúc lại có vài bộ gen virus. Số trường hợp phân tách thực tế ít hơn, có thể dễ dàng gây ra lỗi mẫu và đưa ra kết luận thiên lệch.

Tác giả cho rằng lý do rất có thể là những virus cấp độ tổ tiên này bị những virus hậu duệ có lực truyền nhiễm mạnh hơn sau đột biến thay thế, trở thành nhóm thiểu số trong các trường hợp hiện tại và khó được lựa chọn lấy mẫu thể làm nghiên cứu. Và nếu Hoa Kỳ là nguồn gốc của virus, thật khó để giải thích sự khác biệt rất lớn giữa các chủng virus mà 11 bệnh nhân ở Hoa Kỳ mang theo, thậm chí sự khác biệt còn lớn hơn giữa các trường hợp này với các trường hợp ở Vũ Hán.

Truyền thông tiếng Trung Quốc "dịch sai" CNN, bôi nhọ Hoa Kỳ

Việc mượn cớ truy tìm nguồn gốc virus để bôi nhọ Hoa Kỳ, cũng có những nhà lý luận ‘thuyết âm mưu’ đã đăng lại ảnh chụp màn hình đài truyền hình CNN Hoa Kỳ, nói rõ rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Trong ảnh chụp màn hình video CNN, nội dung ghi: “CDC xác nhận trường hợp Covid-19 đầu tiên có nguồn gốc ‘không rõ’ ở Mỹ. Bản dịch tiếng Trung lại là: "CDC Hoa Kỳ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 có nguồn gốc từ Hoa Kỳ".

Thuyết âm mưu "dịch sai" tin tức CNN và đánh lừa người Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Nhưng những người Trung Quốc biết tiếng Anh rất nhanh chóng thấy được sơ hở, bởi vì ý nghĩa thực sự của câu tiếng Anh là: CDC đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 không rõ nguồn gốc ở Hoa Kỳ. Các chú thích tiếng Trung Quốc trong hình ảnh rõ ràng là sai lệch và gây hiểu nhầm, chúng phục vụ cho tuyên bố trước đây của ông Chung Nam Sơn rằng "Covid-10 không nhất thiết phải bắt nguồn từ Trung Quốc".

Trên trang ‘Thời bình quân’, chuyên trang bình luận độc lập về các vấn đề thời sự, tài chính của những người làm truyền thông cao cấp ở Trung Quốc đại lục, mới đây đăng một bài bình luận: "Đây thực sự là lừa chúng ta, những người không biết tiếng Anh hoặc kém tiếng Anh, vì thoạt nhìn có vẻ đúng. Từ ‘origin’ nghĩa là chỉ nguồn gốc. Nhưng có một từ ở phía trước từ ‘origin’ là ‘unknown’, kết hợp lại có nghĩa là "nguồn không xác định" chứ không phải "nguồn gốc”, hiện tại nhiều người biết tiếng Anh rồi, vì vậy bản dịch bừa bãi, chính bản thân người theo thuyết âm mưu đáng mất mặt xấu hổ".

"Thời Bình Quân" cũng nêu ra một số các thuyết âm mưu khác: Trong Thế vận hội quân sự Vũ Hán, 5 vận động viên nước ngoài đã lần lượt được đưa đến Bệnh viện Vũ Hán Kim Ngân Đàm để điều trị y tế vì mang theo các bệnh truyền nhiễm. Những người theo thuyết âm mưu thuận tiện vin vào sự việc này, dám cả gan đoán rằng Covid-19 đã bị truyền vào Vũ Hán từ lúc đó. Tuy nhiên, thời báo Southern Weekend đã có một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với giám đốc bệnh viện Vũ Hán Kim Ngân Đàm, ông Trương Định Vũ (Zhang Dingyu). Ông Vũ nói rõ rằng 5 vận động viên nước ngoài bị bệnh sốt rét và không liên quan gì đến Covid-19. "Đó là nội dung không thể chối cãi".

Nhưng điều này không ngăn được các nhà lý luận theo thuyết âm mưu, họ tiếp tục sử dụng sự việc này làm bằng chứng.

Tranh chấp nguồn gốc virus

Kể từ khi chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh và trấn áp tin tức dẫn đến sự bùng phát Covid-19, sự suy đoán và truy tìm nguồn virus này trong giới khoa học đã không lắng xuống. Ngoại giới đã đặt câu hỏi liệu nó có liên quan đến Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán hay không.

Tại hội nghị nội bộ của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh việc thúc đẩy "luật an toàn sinh học" và kêu gọi đưa an toàn sinh học vào hệ thống quốc gia.

Gần đây, ông Chung Nam Sơn, lãnh đạo nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế Quốc gia của chính quyền Trung Quốc và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về Bệnh Hô hấp, cho biết tại một cuộc họp báo rằng mặc dù dịch bệnh xuất hiện ở đầu tiên Trung Quốc, nhưng nó không nhất thiết bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngay lập tức, ngôn luận này gây ra làn sóng dư luận cho rằng Trung Quốc lại muốn ‘ném đẩy trách nhiệm’..

Tuy nhiên, ông Trương Văn Hồng, trưởng nhóm chuyên gia điều trị y tế Covid-19 và Giám đốc khoa truyền nhiễm của bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán, trong một cuộc phỏng vấn với China Daily vài ngày trước, khi được hỏi có phải Covid-19 có nguồn gốc từ nước ngoài vào Trung Quốc không. Theo phán đoán của ông là không. Ông phân tích: "Căn bệnh truyền nhiễm mới này chỉ có xuất hiện sớm nhất ở Vũ Hán. Nếu nó được truyền từ bên ngoài vào, nó sẽ phải là vài thành phố ở Trung Quốc cùng một lúc bùng phát bệnh, chứ không phải là xuất hiện trước sau ở các nơi".

Minh Thanh
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Covid-19 có nguồn gốc từ Hoa Kỳ? Nhiều chuyên gia bác bỏ thuyết âm mưu