Cơ quan Y tế Mỹ bị kiện vì tuyên bố vaccine tiêm cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi “không gây ra chứng tự kỷ”

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đang vướng phải rắc rối pháp lý khi đưa ra khẳng định mà không có bằng chứng khoa học thuyết phục. Mỹ được cho là quốc gia khuyến nghị tiêm chủng nhiều loại vaccine nhất cho trẻ em và thanh thiếu niên so với các nước phương Tây khác...

Khởi kiện CDC Mỹ

Mạng lưới Hành động Đồng thuận Có hiểu biết (ICAN) là một trong những nhóm chống tiêm chủng nổi tiếng ở Mỹ. Người sáng lập của tổ chức, ông Del Bigtree, cho biết tổ chức của ông sẽ đệ đơn kiện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) để yêu cầu gỡ bỏ tuyên bố trên trang web của họ rằng, vaccine không gây ra chứng tự kỷ.

Bigtree nói với thời báo The Epoch Times: “Theo như những gì CDC cung cấp cho đến hiện tại, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng CÁC LOẠI vaccine không gây ra chứng tự kỷ. Đây là một tuyên bố sai”.

Chúng tôi sẽ khởi kiện CDC để xóa nội dung đó khỏi trang web vì nó thực sự không chính xác,” ông nói thêm.

CDC đã không thể cung cấp các nghiên cứu để cho thấy một cách cụ thể rằng, các loại vaccine tiêm cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời không gây ra chứng tự kỷ. Đây là một chứng rối loạn thần kinh và rối loạn phát triển, có thể được chẩn đoán sớm nhất từ 6 - 12 tháng tuổi.

Bigtree nói: “Nếu vaccine góp phần gây ra vấn đề này, chắc chắn chúng ta có thể xác định nó là những loại vaccine được tiêm trong 6 tháng đầu đời, vì bệnh tự kỷ xuất hiện ở trẻ 6 tháng tuổi.”

Del Bigtree, người sáng lập ICAN, cho biết tổ chức phi lợi nhuận này sẽ đệ đơn kiện CDC về tuyên bố rằng vắc xin không gây ra chứng tự kỷ. (Được phép của icandecide.org)
Ông Del Bigtree, nhà sáng lập ICAN, cho biết tổ chức phi lợi nhuận này sẽ đệ đơn kiện CDC Mỹ về tuyên bố rằng vaccine không gây ra chứng tự kỷ. (Ảnh được sự cho phép của icandecide.org)

Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ đã gia tăng ở Mỹ. Năm 2000, cứ 150 trẻ thì chỉ có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ. Đến năm 2016, CDC ước tính cứ 45 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng tự kỷ, thậm chí tại bang New Jersey, tỷ lệ này ở ngưỡng cao 1/32 trẻ.

Người phát ngôn của CDC đã trả lời The Epoch Times trong một email: “CDC luôn rõ ràng về chủ đề này: Vaccine không gây ra chứng tự kỷ”.

Mark Sadaka, một luật sư chuyên thụ lý các vụ kiện về những tổn thương do vaccine gây ra với hơn 180 trường hợp về tiêm chủng cho biết, CDC “sẽ không bao giờ” hủy bỏ tuyên bố này, và kiến nghị ICAN nên tập trung kiện yêu cầu CDC “thêm ngôn ngữ chính xác vào thông tin được trình bày cho công chúng.”

Luật sư Sadaka cho biết: “Tốt nhất [trong vụ kiện của ICAN] là bổ sung cụm từ ‘sáu tác động của vaccine được tiêm trong sáu tuần đầu đời vẫn chưa được nghiên cứu’ hoặc tương tự như vậy.

Là một luật sư đại diện tiếng nói cho những người bị tổn thương do vaccine gây ra, tôi có thể nói rằng vaccine có thể gây tổn thương và chết người. Nhưng khi nói riêng về chứng tự kỷ, khoa học hiện nay vẫn chưa làm rõ”.

Thiếu các bằng chứng nghiên cứu khoa học

Năm 2019, ICAN và Viện Khoa học Tự kỷ đã đệ trình yêu cầu Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) cho CDC, yêu cầu cung cấp tất cả các nghiên cứu mà cơ quan y tế này dựa vào để khẳng định rằng 5 loại vaccine được tiêm trong 6 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh không gây ra bệnh tự kỷ.

Các loại vaccine gồm: Bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTaP), viêm gan B, bại liệt (IPV), Haemophilus Influenzae týp B (Hib), và liên hợp phế cầu (PCV13), mỗi loại được “tiêm cho trẻ sơ sinh ba lần trong sáu tháng đầu đời”.

Tháng 3/2020, CDC đã cung cấp cho ICAN 20 nghiên cứu [pdf] sau khi cơ quan này buộc phải hồi đáp yêu cầu của FOIA. Tuy nhiên, 18/20 thử nghiệm không hề đề cập đến bất kỳ loại nào trong số 5 loại vaccine mà ICAN đã chất vấn.

Thay vào đó, chúng hoặc là liên quan đến MMR (sởi, quai bị và rubella), hoặc thimerosal (C₉H₉HgNaO₂S), hoặc cả hai. Theo CDC, thimerosal là một chất bảo quản có chứa thủy ngân, được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong vaccine. Đến năm 2001, nó bị “loại bỏ hoặc giảm bớt trong tất cả các loại vaccine cho trẻ em 6 tuổi”, ngoại trừ vaccine tiêm phòng cúm.

Ông Bigtree cho biết 2 nghiên cứu còn lại, gồm báo cáo năm 2012 của Viện Y khoa (IOM) và Thử nghiệm phơi nhiễm kháng nguyên năm 2013, đều do CDC tài trợ. Hơn nữa, chúng vẫn chưa trả lời liệu những loại vaccine được tiêm từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi có gây ra chứng tự kỷ hay không.

Cụ thể hơn, nghiên cứu về kháng nguyên [pdf] được công bố trên Tạp chí Nhi khoa chỉ xem xét cụ thể số lượng kháng nguyên — một chất có thể tạo ra phản ứng miễn dịch — trong vaccine được tiêm trong hai năm đầu đời ở trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và những trẻ không mắc bệnh. Nghiên cứu đã không xem xét ảnh hưởng của các chất khác trong vaccine như tá dược và các hóa chất khác.

Theo CDC, tá dược là thành phần trong vaccine “giúp tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn” hoặc giúp “vaccine hoạt động tốt hơn”, nhưng “có thể gây ra nhiều phản ứng tại chỗ hơn (chẳng hạn như đỏ, sưng và đau tại chỗ tiêm) và nhiều phản ứng toàn thân hơn (chẳng hạn như sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể) hơn so với vaccine không có tá dược.” Tá dược phổ biến được sử dụng trong nhiều loại vaccine là nhôm.

Nhóm nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa việc tiếp xúc với kháng nguyên trong vaccine và chứng tự kỷ, hoặc rối loạn phổ tự kỷ (ASD) với sự thoái triển. Tuy vậy, “Có thể lập luận rằng ASD với sự thoái triển, trong đó trẻ em thường mất các kỹ năng phát triển ở tuổi lên 2, có thể liên quan đến việc phơi nhiễm ở trẻ sơ sinh, bao gồm cả các loại vaccine."

Báo cáo của IOM là nghiên cứu duy nhất đề cập đến một trong những loại vaccine, DTaP mà ICAN yêu cầu. Nghiên cứu đã phân tích hơn 12.000 thử nghiệm được bình duyệt để xem xét liệu một số loại vaccine nhất định có gây ra 158 tác dụng phụ đã được công nhận hay không.

Dựa trên các tài liệu khoa học hiện có, IOM chỉ tìm thấy 5/158 tác dụng phụ là không liên quan đến tiêm chủng, 18/158 tác dụng phụ là có liên quan đến các loại vaccine. Đối với 135 tác dụng phụ còn lại, không có đủ bằng chứng để “xác nhận hoặc bác bỏ mối liên quan.”

Riêng đối với vaccine DTaP, báo cáo kết luận rằng “bằng chứng là không đủ để chấp nhận hoặc bác bỏ mối quan hệ giữa vaccine biến độc tố bạch hầu, uốn ván, hoặc ho gà và bệnh tự kỷ”.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về ảnh hưởng sức khỏe tổng thể giữa nhóm được tiêm chủng và nhóm giả dược hoặc nhóm chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên ông Bigtree cho biết, CDC vẫn có thể thực hiện một nghiên cứu so sánh và hồi cứu về trẻ em đã được tiêm chủng và trẻ chưa được tiêm chủng. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ Liên kết dữ liệu An toàn Vaccine (Vaccine Safety Datalink), họ có thể theo dõi “tính an toàn của vaccine và tiến hành các nghiên cứu về các tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng sau khi tiêm chủng”.

Ông Bigtree cũng cáo buộc rằng, các cơ quan y tế liên bang từ chối thực hiện loại nghiên cứu này. Ông cho biết: “Đó là tất cả những gì chúng tôi yêu cầu, chỉ cần thực hiện một nghiên cứu so sánh với cơ sở dữ liệu của quý vị, giữa người tiêm chủng và chưa tiêm chủng. Về cơ bản, họ nói với chúng tôi rằng,“Chúng tôi sẽ không bao giờ thực hiện nghiên cứu đó’”.

Điều này đã được xác nhận trong một cuộc họp vào ngày 30/5/2017 do Tổng thống Donald Trump tổ chức nhằm thảo luận về tính an toàn của vaccine. Tham dự cuộc họp có ông Bigtree, các quan chức từ Viện Y tế Quốc gia (NIH), bao gồm cả Giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng & Bệnh Truyền nhiễm Anthony Fauci, và Robert Kennedy Jr.

Robert Francis Kennedy Jr. là cháu của cựu tổng thống John F. Kennedy. Ngoài việc là một nhà văn, luật sư môi trường nổi tiếng, ông còn là chủ tịch của Children Health Defense, một nhóm vận động chống lại việc tiêm chủng vaccine để bảo vệ trẻ em. Ông cũng thúc đẩy việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa vaccine và chứng tự kỷ. Ngày 11/2/2021, tài khoản Instagram của Robert Kennedy Jr.y đã bị Big Tech xóa vĩnh viễn do ông liên tục chia sẻ các thông tin về vaccine COVID-19.

NIH đã không trả lời email từ The Epoch Times để đưa ra bình luận vấn đề trên.

Nghiên cứu đó có thể trả lời câu hỏi này một lần và mãi mãi,” Bigtree nói. “Có nghĩa là, nếu họ biết họ đúng và họ biết rằng vaccine giúp con người khỏe mạnh hơn, họ sẽ thực hiện nghiên cứu đó.”

Lịch tiêm chủng khuyến nghị của CDC Mỹ bao gồm 50-54 liều của 13 loại vaccine, trong khi vaccine cúm được tiêm hàng năm bắt đầu từ lúc trẻ 1 tuổi và nếu vaccine kết hợp (DTaP và MMR) không được tính riêng.

Mỹ khuyến nghị tiêm chủng nhiều loại vaccine nhất cho trẻ em và thanh thiếu niên so với các nước phương Tây khác. Ở Thụy Điển, việc tiêm chủng là tự nguyện và liều đầu tiên được tiêm vào lúc sáu tuần tuổi thay vì ngay sau khi sinh, trong tổng số 22 liều của 7 loại vaccine.

Minh Nhật

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cơ quan Y tế Mỹ bị kiện vì tuyên bố vaccine tiêm cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi “không gây ra chứng tự kỷ”