Cơ quan quản lý Hoa Kỳ thu hồi nước rửa tay khô chứa chất gây ung thư

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây Cơ quan quản lý Dược và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông báo, nước rửa tay khô không mùi do công ty Artnaturals ở California bán có chứa quá nhiều chất gây ung thư như benzen, acetaldehyde và acetal. 

FDA khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng loại nước rửa tay khô này. Sản phẩm này có tên là "Artnaturals Scent Free Hand Sanitizer Natural Elements + Cleansing Formula 8 fl oz (236ml)", trên chai còn có dòng chữ "DIST. By artnaturals Gardena, CA 90248".

Kể từ ngày 4 tháng 10, Artnaturals chưa phàn hồi các câu hỏi của FDA, bao gồm việc có thu hồi sản phẩm hay không, phạm vi sản phẩm có hại v.v. Do đó, FDA đã quyết định đưa thêm sản phẩm này vào danh sách đen.

Tiêu chí để FDA đưa sản phẩm vào “danh sách đen”

FDA bắt đầu công bố danh sách nước rửa tay khô không đủ tiêu chuẩn trên trang web của mình từ tháng 7 năm 2020, đến nay đã có 260 sản phẩm. Sản phẩm đầu tiên trong danh sách được sản xuất bởi một công ty Mexico "Soluciones Cosmeticas SA de CV" và được phân phối bởi một loạt công ty khác.

Các sản phẩm này có các tên khác nhau trên bao bì, chẳng hạn như "Purity Advanced Hand Sanitizer", "Parabola Hand Sanitizer" v.v. FDA tuyên bố rằng chúng nguy hiểm vì các cơ sở sản xuất nước rửa tay khô này sản xuất các sản phẩm khác bị nhiễm formaldehyde.

Điều đáng nói là do tỷ lệ sai phạm cao nên FDA đã cấm tất cả các loại nước rửa tay khô từ Mexico vào tháng Giêng năm nay.

Ngoài ra còn có một số lý do thú vị khác khiến sản phẩm nằm trong danh sách đen của FDA. Ví dụ: một sản phẩm có tên "American Screening Hand Sanitizer" nằm trong danh sách đen vì "các sản phẩm nước rửa tay khô được đóng gói trông giống như chai nước, làm tăng rủi ro uống nhầm; còn có một loại nước rửa tay khô do Công ty TNHH Mỹ phẩm Yangzhou Orlando của Trung Quốc sản xuất vào ngày 11 tháng 8 năm 2020, với lý do nhãn sản phẩm là "cồn uống được".

Có 22 loại sản phẩm của Trung Quốc trong danh sách này. Ví dụ: một sản phẩm có nhãn "EPH Labs Hand Sanitizer" đã được liệt vào trong danh sách đen vì FDA cho rằng loại nước rửa tay giặt khô này được sản xuất tại một cơ sở sản xuất ethanol độ thấp và do đó có thể không có đủ khả năng khử trùng.

FDA cho biết rằng rằng việc chặn một sản phẩm cụ thể không có nghĩa là phản đối các sản phẩm khác của cùng một nhà phân phối. (Ảnh minh họa: SweetLouise/Pixabay)
FDA cho biết rằng rằng việc chặn một sản phẩm cụ thể không có nghĩa là phản đối các sản phẩm khác của cùng một nhà phân phối. (Ảnh minh họa: SweetLouise/Pixabay)

Nhìn chung, cơ sở để FDA đưa ra danh sách đen bao gồm:

  • Các xét nghiệm của FDA phát hiện có chứa các chất độc hại hoặc gây ung thư , chẳng hạn như methanol, 1-propanol, benzen, acetaldehyde hoặc acetal, v.v ...;
  • Sản phẩm có chứa metanol;
  • Xét nghiệm phát hiện nhiễm vi sinh vật;
  • Đã bị nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thu hồi;
  • Hiệu quả khử trùng không đủ, có nghĩa là không đủ các thành phần hữu hiệu như ethyl alcohol, isopropyl alcohol, hoặc benzalkonium chloride
  • Các sản phẩm khác được sản xuất bởi các cơ sở sản xuất nước rửa tay khô đã được FDA kiểm tra về các thành phần độc hại nêu trên;
  • Hộp đựng nước rửa tay khô trông giống như bao bì thực phẩm và đồ uống, điều này làm tăng nguy cơ vô tình uống phải.

Do đó, khi muốn mua nước rửa tay khô, chúng ta cũng có thể vào trang tìm kiếm nước rửa tay khô không đủ tiêu chuẩn của FDA, nhập tên của sản phẩm này và kiểm tra xem sản phẩm này có an toàn hay không.

Đối với các sản phẩm nằm trong danh sách đen, FDA khuyến cáo chúng ta nên cho chúng vào các thùng chứa chất độc hại và vứt bỏ thay vì xả vào bồn cầu.

Cần lưu ý rằng FDA đã đề cập cụ thể rằng việc chặn một sản phẩm cụ thể không có nghĩa là phản đối các sản phẩm khác của cùng một nhà phân phối, hoặc các sản phẩm có cùng tên sản phẩm nhưng được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau.

Lựa chọn và sử dụng nước rửa tay khô đúng cách

Để sử dụng nước rửa tay hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị bạn nên đổ một lượng vừa đủ nước rửa tay khô lên tay, sau đó xoa tay cho đến khi khô. Sau khi tay khô hoàn toàn mới nên rửa tay, nếu không hiệu quả khử trùng có thể bị giảm.

Các thành phần hoạt tính của nước rửa tay khô là cồn, thường bao gồm etanol, isopropanol và propanol. Nguyên tắc khử trùng của chúng là phá hủy protein của mầm bệnh, phân mảnh mầm bệnh và không làm cho chúng kháng thuốc.

Một bài báo được xuất bản trên tạp chí "Đánh giá vi sinh lâm sàng" vào năm 2014 nói rằng dung dịch chứa tối thiểu 30% cồn có thể phát huy tác dụng khử trùng. Hiệu ứng này tăng lên khi nồng độ cồn tăng lên. Khi nồng độ cồn vượt quá 60%, dung dịch có thể tiêu diệt hàng loạt vi khuẩn và virus. Tuy nhiên, khi nồng độ cồn đạt 90% đến 95%, hiệu quả khử trùng dường như đã đạt đến đỉnh điểm.

Zheng Yuanyu, một bác sĩ tại Khoa Truyền nhiễm tại Phòng khám Shangwen, Đài Loan, chỉ ra rằng đối với dịch bệnh do virus coronavirus mới hiện nay gây ra, sử dụng nồng độ cồn 75% là tốt hơn, còn cồn 95% lại có hiệu quả kém hơn.

Virus corona mới là một loại virus có lớp vỏ, cồn 75% có thể phá hủy lớp vỏ này và bất hoạt virus. Cồn 95% sẽ chỉ làm đông tụ protein trên bề mặt của virus, còn phần bên trong vẫn hoạt động và không thể tiêu diệt được virus.

Một số sản phẩm hiện nay sử dụng benzalkonium chloride thay vì cồn. Nó chỉ cần hàm lượng 0,13% để khử trùng hiệu quả. Tuy nhiên, CDC vẫn khuyến cáo chúng ta nên sử dụng nước rửa tay khô có cồn, vì các sản phẩm không chứa cồn có thể chỉ ức chế sự phát triển của vi sinh vật chứ không tiêu diệt chúng. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về chất độc hại của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ) cho thấy benzalkonium chloride có thể gây hại cho một số người.

Tuy vậy ngay cả nước rửa tay khô hiệu quả cũng không thể thay thế việc rửa tay với xà phòng.

Theo trang web của CDC, nước rửa tay khô không có hiệu quả chống lại tất cả các mầm bệnh, chẳng hạn như nó không thể loại bỏ Cryptosporidium, Norovirus và Clostridium difficile. Nước rửa tay khô cũng không thể loại bỏ các hóa chất độc hại như dầu và thuốc trừ sâu trên tay.

Ngoài ra một số loại nước rửa tay khô còn có thể chứa các chất gây hại như loại nước rửa tay bị FDA thu hồi nói trên. Sử dụng nước rửa tay khô liên tục cũng làm khô da, dễ mắc các bệnh da liễu. Vì vậy người ta khuyến cáo nên sử dụng kem dưỡng da sau khi sử dụng nước rửa tay.

Biện pháp khử trùng tay tốt nhất vẫn là rửa tay thường xuyên. CDC khuyến cáo chúng ta nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi ho, hắt hơi và xì mũi.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cơ quan quản lý Hoa Kỳ thu hồi nước rửa tay khô chứa chất gây ung thư