‘Chính sách ngoại giao vắc-xin’ của Bắc Kinh và những lo ngại về độ an toàn của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi Trung Quốc tìm cách củng cố vị thế quốc tế của mình thông qua chính sách “ngoại giao vắc-xin”, niềm tin của công chúng vào tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc cả trong và ngoài Trung Quốc dường như lẫn lộn.

Chính quyền Trung Quốc đang tích cực quảng bá vắc-xin COVID-19 của mình ra nước ngoài.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nói với lãnh đạo các nước Trung và Đông Âu tại một hội nghị thượng đỉnh kinh tế trong khu vực này gần đây rằng, Serbia đã nhận được 1 triệu liều vắc-xin COVID-19 từ Trung Quốc.

Ông nói: “Nếu bất kỳ quốc gia Trung và Đông Âu nào khác có nhu cầu hợp tác về vắc-xin, Trung Quốc sẵn sàng chủ động xem xét điều đó.

Vào ngày 16/2, một lô hàng gồm 550.000 liều vắc-xin do công ty Sinopharm của nhà nước Trung Quốc sản xuất đã đến Hungary.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với người đồng cấp EU trong một cuộc họp qua video ngày 8/2 rằng Trung Quốc và EU nên dẫn đầu nỗ lực toàn cầu để chống lại COVID-19 và rằng Bắc Kinh muốn cung cấp vắc-xin cho các nước đang phát triển.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cho biết trong một cuộc họp báo ngày 8/2, rằng Trung Quốc đã có thỏa thuận xuất khẩu vắc-xin COVID-19 với 53 nước đang phát triển và 22 nước trong số này đã nhận vắc-xin.

Ông Uông cũng tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ cung cấp 10 triệu liều cho chương trình vắc-xin toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới để thực hiện chương trình cung cấp vắc-xin cho các nước đang phát triển ở Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á.

Một nhân viên y tế cho thấy một liều vắc-xin CoronaVac trong chiến dịch tiêm chủng COVID-19 ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 27/1/2021. (ADEM ALTAN / AFP qua Getty Images)

Mối quan ngại quốc tế

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích việc thiếu thông tin minh bạch về vắc-xin Trung Quốc trong một sự kiện do Hội đồng Đại Tây Dương của Hoa Kỳ tổ chức hồi đầu tháng Hai.

Ông Macron cũng bày tỏ quan ngại rằng vắc-xin của Trung Quốc sẽ không hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại các biến thể mới xuất hiện gần đây của COVID-19.

Cho đến nay, Trung Quốc chưa công bố bất kỳ dữ liệu nào về hiệu quả hoặc tác dụng phụ của vắc - xin.

Bộ trưởng Bộ Y tế-Phúc lợi Đài Loan Trần Thời Trung nói với các phóng viên ở Đài Bắc ngày 14/2 rằng, Đài Loan không mua vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất vì thiếu thông tin kỹ thuật và thiếu báo cáo khoa học.

Tháng trước, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cũng đặt câu hỏi về hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc.

Công ty Sinovac của Trung Quốc đã tiến hành các thử nghiệm vắc-xin lâm sàng giai đoạn cuối ở Brazil, được chứng minh là có hiệu quả 50,4%, vừa đạt qua ngưỡng 50% của WHO để được phê duyệt theo quy định. Tỷ lệ này cũng thấp hơn so với vắc-xin do Hoa Kỳ phát triển, với Pfizer-BioNTech’s là 95% và Moderna là 94.1%.

YouGov, một nhóm phân tích và dữ liệu nghiên cứu tại London, cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát trên mẫu 19.000 người được hỏi đến từ 17 quốc gia về thái độ của họ đối với vắc-xin COVID-19 được sản xuất tại 12 quốc gia.

Trung Quốc xếp thứ hai từ dưới lên, với điểm trung bình là -19. Điểm âm có nghĩa là mọi người có nhiều khả năng cảm thấy lo lắng.

Một nhân viên y tế chuẩn bị tiêm một liều vắc xin Sinovac CoronaVac của Trung Quốc cho một người tại trung tâm tiêm chủng đặt tại Sân vận động Bicentenario ở Santiago, Chile, vào ngày 3/2/2021. (MARTIN BERNETTI / AFP qua Getty Images)

Mối quan ngại Trong nước Trung Quốc

Người dân Trung Quốc cũng tỏ ra không mấy tin tưởng vào vắc-xin do Trung Quốc sản xuất.

Trước đó, The Epoch Times đã có một cuộc khảo sát nội bộ do chính quyền quận Tính An (Jing’an), Thượng Hải thực hiện trên mẫu 113.000 người được hỏi về mức độ sẵn sàng tiêm chủng của họ.

Khoảng 21% (24.000) cho biết họ sẵn sàng tiêm vắc-xin.

Trong khi đó, trong số 12.479 người cho biết họ đã tiêm vắc-xin COVID-19, 17 trường hợp phản ứng có hại đã được báo cáo.

Một bác sĩ họ Uông tại một bệnh viện ở Bắc Kinh cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng, ông nghi ngờ lý do tại sao các nhà chức trách Trung Quốc không công khai dữ liệu vắc-xin là do vắc-xin không đủ an toàn để sử dụng.

Ông cũng lưu ý một điểm đặc biệt với hướng dẫn đã ban hành của Bắc Kinh về việc sử dụng vắc-xin: chỉ những người trong độ tuổi từ 18 đến 59 mới có thể dùng vắc-xin này. Nhóm người cao tuổi là nhóm dân số dễ bị phơi nhiễm nhất, không đủ điều kiện tiêm.

Ông Uông đưa ra giả thuyết rằng điều này là do dân số trẻ ít có khả năng bị các phản ứng độc hại của thuốc.

Nếu những người cao tuổi được phép sử dụng nó, “và một số lượng lớn trong số họ phải chịu những phản ứng có hại nghiêm trọng, thì sẽ không có ai ở đất nước chúng tôi dám nhận vắc-xin và sự an toàn của vắc-xin sẽ bị người dân thách thức”, ông Uông nói thêm.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

‘Chính sách ngoại giao vắc-xin’ của Bắc Kinh và những lo ngại về độ an toàn của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất