Chính quyền của Tổng thống Trump thúc giục Tòa án tối cao chấp thuận đạo luật hạn chế phá thai của bang Louisiana

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đạo luật hạn chế phá thai của bang Louisiana yêu cầu bác sĩ tiến hành phá thai phải xin được giấy phép đặc quyền từ bệnh viện nơi tiến hành thủ thuật trong phạm vi 30 dặm...

Tại Hoa Kỳ, chính quyền của tổng thống Trump đang thúc giục Tòa tối cao Mỹ, yêu cầu họ thông qua đạo luật 620 do bang Louisiana đề xuất. Đạo luật này yêu cầu các bác sĩ phải có giấy phép chấp thuận từ bệnh viện - nơi mà họ tiến hành các thủ thuật nạo phá thai...

Trong bản góp ý Amicus*, Chủ tịch Hội đồng cố vấn pháp luật Hoa Kỳ, ông Noel Francisco đã kêu gọi Tòa án tối cao ủng hộ đạo luật của bang Louisiana sau những tranh luận hồi tháng 3. Trong "bản góp ý", theo lập luận của ngài Francisco, Đạo luật 620 không áp đặt quá mức người phụ nữ trước gánh nặng của họ khi cố gắng bỏ thai.

Vụ việc liên quan đến phá thai này sẽ là thử thách đầu tiên từ khi nhậm chức của thẩm phán Brett Kavanaugh và Neil Gorsuch - hai thẩm phán mới được Tổng thống Trump bổ nhiệm.

Hai thẩm phán Brett Kavanaugh và Neil Gorsuch... (Doug Mills-Pool/Getty Images)

Trong vụ việc này, quyền phá thai không phải là vấn đề chính. Theo trích dẫn từ công ty June Medical Service LLC v. Gee, thì vấn đề là họ đề nghị Tòa án quyết định xem liệu người phụ nữ muốn phá thai có phải chịu bất cứ yêu cầu vi hiến nào hay không - khi bang Louisiana thông qua đạo luật yêu cầu bác sĩ tiến hành phá thai phải xin được giấy phép đặc quyền (gọi tắt là Giấy phép) từ bệnh viện trong phạm vi 30 dặm tính từ nơi tiến hành thủ thuật.

Điều kiện để cấp đặc quyền bao gồm: bác sĩ phải là thành viên trong đội ngũ nhân viên y tế của một bệnh viện, bác sĩ đó phải đủ khả năng cho bệnh nhân nhập viện, đồng thời anh ta phải cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân đó. Nhà chức trách giải thích: Giấy phép này là cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của người muốn phá thai.

Tuy nhiên, bên kháng cáo - bao gồm công ty Dịch vụ Y tế tháng Sáu (June Medical Services) và hai Bác sĩ phản biện rằng: đạo luật này tạo ra gánh nặng phi lý cho người phụ nữ khi cần phá thai. Theo lập luận của họ, đạo luật có thể làm giảm số lượng nhân viên y tế cung cấp dịch vụ này ở Louisiana. Bên kháng cáo cũng xét tính vi hiến nếu đạo luật này được thông qua; vì năm 2016, Toà án tối cao đã phủ quyết một đạo luật tương tự ở bang Texas.

Toà án phúc thẩm lưu động thứ năm (The Fifth Circuit Court of Appeals) đã ủng hộ đạo luật hạn chế phá thai của Louisiana, xác định rằng đạo luật này khác biệt hẳn với luật của Texas. Tuy nhiên, Tòa án tối cao liên bang đã tạm thời hoãn ban hành luật để có thêm thời gian cân nhắc vấn đề này.

Ông Francisco tranh luận trong "bản góp ý" rằng: những người đưa vụ việc này ra kháng nghị không phải vì quyền lợi của phụ nữ phá thai, bởi vì họ và những phụ nữ Louisiana không “song hành” về lợi ích, mà là ngầm chứa sự “bất đồng”.

Ông cũng viết: “Đạo luật yêu cầu người tiến hành phá thai phải được cấp phép cho nhập viện, đây là một phần trong biện pháp dự phòng để đảm bảo sự an toàn cho những phụ nữ phá thai”. Đạo luật này không đem lại lợi ích cá nhân nào cho người làm dịch vụ, nhưng lại làm tăng thêm chi phí hành nghề, nên nhóm người này sẽ mong chờ đạo luật trên bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, đối với phụ nữ thì đây là bài tính hoàn toàn khác, luật này không áp đặt bất cứ chi phí trực tiếp nào, hơn nữa còn cho họ hưởng thêm lợi ích (coi chi phí gián tiếp chỉ mang tính phỏng đoán khi tính toán).

Tiếp đó Ông đã nói với Toà rằng: đạo luật này đã không tạo thêm “chướng ngại” nào cho những phụ nữ muốn phá thai của bang, nếu có thì cũng không đáng kể.

Trong "bản góp ý", Ông viết: “Gánh nặng của đạo luật 620 là rất nhỏ - về nguyên tắc, chỉ có thời gian chờ phá thai bị kéo dài (dưới 1 tiếng)".

Ông Francisco cũng nói lợi ích của luật là “là đủ để biện minh” cho bất kì gánh nặng nào mà nó tạo ra cho phụ nữ ở Louisiana. Ông nói rằng đạo luật này là hợp hiến, nó góp phần cải thiện sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân, giúp giải quyết những vấn đề nổi cộm trong cộng đồng y khoa gây ra bởi sự thiếu kiểm soát hoạt động phá thai, nó cũng mang đến sự nhất quán - vì quyền này cũng đã được áp dụng đối với các Bác sĩ ở khoa phẫu thuật ngoại trú".

Ông cũng đề nghị với Toà nên bãi bỏ phán quyết năm 2016 khi xóa bỏ đạo luật tương tự ở Texas.

Thông cáo từ chính chính quyền của tổng thống Trump đã được trình bày trước 207 nhà lập pháp, chủ yếu là từ đảng Cộng Hòa, và một bản góp ý Amicus* khác cũng đã được gửi tới tòa vào hôm thứ Năm, trong đó đưa ra những lý lẽ tương tự - thúc giục Toà cho phép đạo luật của bang Louisiana có hiệu lực thi hành.

Ảnh những người phản đối vụ kiện phá thai nổi tiếng của Roe V. Wade năm 1973 (Wiki)

Trong bản góp ý đó, các nhà lập pháp cũng đề nghị Toà nên đối chiếu với tiền lệ trước đó - vụ kiện phá thai nổi tiếng của Roe V. Wade (1973) để tham chiếu cho đạo luật của bang Louisiana bởi vì quyền phá thai tiêu chuẩn là không hiện thực.

Các luật gia đã viết trong thông cáo “Đã 46 năm qua đi sau phán quyết của vụ án Roe, nhưng đó vẫn là một sự kiện gây nhức nhối”.

* Bản góp ý Amicus (Amicus brief): là văn bản góp ý tóm tắt của bên thứ ba - một bên không hưởng lợi ích nhưng “quan ngại sâu sắc” về sự việc, gửi văn bản góp ý để giúp tòa có thêm thông tin xử lý vụ việc. Từ gốc: Amicus curiae (từ Latin) – “Amicus” nghĩa là “người bạn”, “Curiae” mang nghĩa là “tòa án”. Cả cụm “Amicus curiae brief” hay “Amicus brief” có nghĩa là “văn bản tóm tắt từ người bạn của tòa án”.

Thùy Trang (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền của Tổng thống Trump thúc giục Tòa án tối cao chấp thuận đạo luật hạn chế phá thai của bang Louisiana