Chế độ ăn Keto có thể giúp hạn chế hoạt động của virus COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Virus COVID-19 cũng như các sinh vật khác, cần ăn để duy trì cuộc sống. Nếu chúng ta biết virus thích ăn gì và hạn chế nó, thì có thể hạn chế bớt sự lây lan và phát triển của virus.

Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy, chế độ ăn Keto là một trong những cách hữu hiệu chống lại loại virus này, theo Tiến sĩ Ashley Turner.

Từ xưa, Hippocrates, ông tổ của nền y học phương Tây, luôn quan niệm, "Hãy để thức ăn là thuốc và thuốc là thức ăn." Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi sẽ thảo luận về những chế độ ăn hữu ích nhất có thể chống lại COVID-19.

Sự trao đổi chất và virus COVID-19

Cơ thể được thiết kế có thể sử dụng hai nguồn năng lượng khác nhau: đường và chất béo. Bất cứ khi nào đường huyết tăng cao do ăn uống, căng thẳng hoặc thiếu ngủ, cơ thể sẽ sử dụng đường làm nguồn năng lượng chính. Đây được gọi là trạng thái glycolytic.

Ngược lại, khi cơ thể bị đói hoặc khi chúng ta cố tình ăn ít carbohydrate, nhiều chất béo, cơ thể sẽ tự động chuyển sang trạng thái ketogenic, biến chất béo thành nguồn nhiên liệu chính cho cơ thể.

Quá trình trao đổi chất xảy ra trong cơ thể vô cùng linh hoạt, lúc thì dùng đường, khi lại đốt cháy chất béo cho năng lượng. Nhưng trên thực tế, cơ thể dường như phát triển mạnh hơn khi ở trạng thái chuyển hóa xeton hay đốt cháy chất béo.

Đường là nguồn nhiên liệu lý tưởng cho virus

Điều thú vị là quá trình trao đổi chất của con người có ảnh hưởng đến quá trình sao chép, nhân lên của virus. Nó không có nguồn năng lượng riêng, chủ yếu dựa vào năng lượng và chức năng trao đổi chất của con người. Nếu chúng ta ăn quá nhiều carbohydrate, cơ thể sử dụng đường làm năng lượng chính thì virus sẽ tái tạo rất nhanh. Ngược lại, khi cơ thể chuyển sang trạng thái ketogenic lại có ức chế và làm chậm quá trình sao chép của virus.

Đường là chất ngụy trang tuyệt vời cho virus

Đường không chỉ giúp virus tái tạo nhanh chóng, mà còn có thể giúp nó ngụy trang và tránh khỏi sự tấn công của hệ thống miễn dịch. Virus ngụy trang bằng cách phủ một lớp có đường bên ngoài, quá trình này được gọi là glycosyl hóa virus.

Tương tự, SARS-CoV-2 cũng sử dụng đường nhằm glycosyl hóa các protein gai, những chất nhô ra khỏi bề mặt virus để liên kết với enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2). Từ đó, virus có thể xâm nhập vào tế bào. Về cơ bản, lớp ngụy trang bằng lá chắn glycan này cho phép COVID-19 lừa hệ miễn dịch và xâm nhập vào tế bào giống như một “con sói đội lốt cừu”. Điều này cũng từng được các virus khác như: cúm, HIV, viêm gan C, virus West Nile, SARS-CoV-1 và Ebola… sử dụng để lừa hệ miễn dịch của cơ thể.

Một số tình trạng bệnh đi kèm

Thật không may, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, những người có bệnh nền có thể bị COVID-19 nặng hơn. Một số bệnh đi kèm bao gồm tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và hen suyễn.

Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự trao đổi chất không ở trạng thái tối ưu, đồng thời hệ miễn dịch bị tổn hại do cơ thể phải liên tục hấp thụ đường.

Chế độ ăn Keto (Ketogenic) là gì?

Chế độ ăn Keto (Ketogenic) là chế độ ăn ít carbohydrate (carb) và nhiều chất béo tốt. Thực đơn Keto giúp cơ thể đốt cháy năng lượng nhiều hơn mà không cần phải kiêng khem nghiêm ngặt.

Khi bạn thường xuyên cắt giảm lượng carb trong khẩu phần ăn, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “Ketosis”. Lúc này, cơ thể tăng cường đốt cháy năng lượng. Đồng thời, tuyến tụy cũng sẽ chuyển hóa chất béo thành ketone, cung cấp năng lượng cho não bộ. Chế độ ăn Ketogenic có thể làm giảm đáng kể lượng đường máu và nồng độ insulin. Việc này có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.

Thực đơn Keto với nhiều chất béo có lợi, ít carbohydrate có thể làm giảm lượng đường máu và nồng độ insulin, tác động đến quá trình chuyển hóa của cơ thể và hạn chế việc dự trữ chất béo.

Những chiến lược ăn kiêng có thể đánh bại virus

Tránh các chất béo có hại

Các loại dầu hạt công nghiệp tinh luyện không chỉ góp phần gây ra phản ứng viêm, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, mà còn tạo ra một môi trường bất lợi khiến cơ thể dễ bị nhiễm siêu vi hơn. Chúng thực sự làm cho tế bào dễ bị nhiễm virus hơn. Khi cơ thể sử dụng những loại dầu này, các axit béo bao phủ và tạo nên màng tế bào sẽ bị thay đổi. Điều này khiến virus xâm nhập và chiếm các tế bào dễ dàng hơn.

Hơn nữa, sự tiêu thụ những chất béo có hại này góp phần gia tăng đề kháng insulin, kéo dài tình trạng rối loạn điều hòa lượng đường trong máu, khiến cơ thể không thể lấy chất béo làm năng lượng và khó đi vào trạng thái ketogenic.

Các chất béo có hại cần tránh

  • Dầu hạt cải canola
  • Dầu ngô
  • Dầu hạt bông
  • Dầu cây rum
  • Dầu hướng dương
  • Dầu đậu nành

Tiêu thụ chất béo tăng cường sức khỏe

Một số chất béo có thể nuôi dưỡng các tế bào và giúp chuyển cơ thể sang trạng thái ketogenic. Đó là những chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs) được tìm thấy trong dầu dừa, dầu cọ và các sản phẩm sữa hằng ngày. Những acid béo này thường chứa ít nguyên tử cacbon hơn acid béo chuỗi dài.

Không giống như các acid béo chuỗi dài, cơ thể sử MCTs làm năng lượng và được gan chuyển hóa nhanh chóng thành xeton. Sự hiện diện của xeton trong máu thúc đẩy trạng thái đốt cháy chất béo của quá trình nhiễm ceton (không nên nhầm lẫn với nhiễm toan ceton do tiểu đường).

Ngoài tác dụng thúc đẩy chuyển hóa xeton, MCTs còn giúp cải thiện chức năng não, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol và cân bằng đường huyết. Khi xem xét MCTs từ quan điểm virus, acid lauric có trong MCTs đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn sự hình thành vỏ bọc của virus và làm chậm quá trình nhân lên của virus.

Dầu có hàm lượng chất béo trung tính chuỗi trung bình cao

  • Dầu MCT
  • Dầu dừa
  • Bơ lạt, ghee từ, kem từ động vật ăn cỏ

Ngoài các chất béo có MCTs ở trên, khi áp dụng chế độ ăn ketogenic, chúng ta cũng thu được những lợi ích tương tự từ những các béo khác bao gồm mỡ, quả bơ, lòng đỏ trứng, dầu ô liu và dầu cá từ cá đánh bắt tự nhiên.

Chuyển đổi quá trình trao đổi chất qua chế độ ketogenic

Mặc dù cơ thể dễ dàng thay đổi quá trình trao đổi chất thông qua việc dùng đường hay sử dụng chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, một số chuyên gia hiện nay tin rằng cơ thể hoạt động tốt nhất khi ở tình trạng ketogenic, sử dụng chất béo làm năng lượng trong phần lớn thời gian. Chúng ta dễ dàng đạt được điều này khi áp dụng chế độ ăn ketogenic.

Chế độ ăn ketogenic tập trung chủ yếu giúp cơ thể sử dụng chất béo làm nhiên liệu chính cho các quá trình trao đổi chất. Thông thường, sử dụng nguồn chất béo cung cấp năng lượng lên đến 60 - 70% khẩu phần dinh dưỡng. Trong khi, phần còn lại của calo có thể đến từ protein và carbohydrate. Để gia tăng trạng thái trao đổi chất này thêm nữa, chúng ta có thể giảm lượng carbohydrate và tăng thời gian nhịn ăn.

Những cách này buộc cơ thể phải đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng. Đồng thời, trang thái ketogenic giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, nhanh chóng hồi phục, và thúc đẩy sự phát triển.

Chế độ ăn uống lý tưởng COVID-19 là gì?

Chính là ở trong trạng thái xeton, đốt cháy chất béo. Trạng thái này khiến virus mất đi nguồn nguyên liệu cần thiết cho quá trình phát triển và nhân lên. Điều này sẽ làm chậm tiến trình gây bệnh và phát tán virus ra môi trường xung quanh.

Một nghiên cứu đặc biệt làm nổi bật cơ chế này khi xem xét các tín đồ đạo Hồi thực hiện tháng Ramadan, tháng nhịn ăn hay tháng ăn chay của đạo Hồi. Những người tham gia nghiên cứu tiêu thụ bữa sáng ketogenic giàu chất béo và protein bao gồm 20 gam MCTs. Đối với bữa trưa, họ tiêu thụ thêm 20 gam MCTs và tiếp tục nhịn ăn tổng cộng từ 8 đến 12 tiếng trước khi đến bữa tối giàu dinh dưỡng. Bữa tối của họ bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả.

Sự gia tăng chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs) vào bữa sáng và trong thời gian nhịn ăn đã thúc đẩy các con đường chuyển hóa ketogenic và làm chậm sự nhân lên của virus. Nghiên cứu chỉ ra, việc nuôi dưỡng trạng thái ketogenic một phần trong ngày, nhịn ăn không liên tục, tập trung vào MCTs và thực phẩm giàu dinh dưỡng là những chiến lược điều trị dự phòng và bổ trợ cho những người đang phải chống chọi lại COVID-19.

Việc áp dụng một số chiến lược về ăn uống có thể hỗ trợ to lớn cho chúng ta trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân đồng thời có thể hạn chế bớt nguy cơ nhiễm COVID-19.

Tiến sĩ Ashley Turner là một bác sĩ được hội đồng chứng nhận về sức khỏe toàn diện, phương pháp tự nhiên được đào tạo bài bản, tác giả, mẹ của ba cô con gái đáng yêu. Bạn có thể gặp cô tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Phục hồi, nơi TS Ashley Turner thực hành y học chức năng.

Thiện Đức

Theo ET tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Chế độ ăn Keto có thể giúp hạn chế hoạt động của virus COVID-19