Cập nhật tình hình COVID-19 tại Việt Nam (sáng 15/02)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho tới nay, Việt Nam chưa có thêm ca mắc virus nào...

Hà Nội trong dịch COVID-19

Tại thủ đô của Việt Nam, hầu hết các trường cho học sinh và sinh viên nghỉ học đến ngày 24/02, lâu nhất là đến hết tháng Hai.

Theo Vietnamplus đưa tin, nếu Hà Nội phát khẩu trang miễn phí cho học sinh sinh viên đi học trở lại, chi phí sẽ tốn khoảng 7 tỷ đồng cho 2,2 triệu chiếc khẩu trang mỗi ngày.

Về cung ứng khẩu trang y tế tại Thủ đô, giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết: "hiện nay, gọi đến nhà cung cấp thì điện thoại họ đều tắt máy".

Bệnh viện Nhi Trung ương hiện cũng đang chăm sóc cho bệnh nhi 03 tháng tuổi, ca nhiễm virus thứ 10 tại Vĩnh Phúc.

Bên cạnh đó, huyện Chương Mỹ đã xuất hiện cúm gia cầm. Ngoài thủ đô Hà Nội, ngoài ra còn các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Nghệ An. Số gà bị tiêu hủy đã lên đến hơn 25.000 con.

Ngoài ra, các bệnh viện tại Hà Nội cũng hao hụt trữ lượng máu sau dịp Tết. Gần 200 cán bộ y tế Bệnh viện Hữu Nghị đã hiến máu vào ngày 13/02.

Vĩnh Phúc đối phó với COVID-19

Cho đến thời điểm hiện tại, Vĩnh Phúc có 11 ca nhiễm COVID-19, cả nước có 16 ca. Hầu hết các ca nhiễm bắt nguồn từ đoàn nhân viên người Việt trở về nước sau chuyến tập huấn tại Trung Quốc.

Ngày 14/02, Vĩnh Phúc gửi công văn hỏa tốc yêu cầu hỗ trợ thêm 25 bác sĩ hỗ trợ chuyên môn tại các trạm y tế.

Ngày 13/02, Vĩnh Phúc đã có thêm 161 cán bộ để phòng dịch virus Corona 2019, bao gồm:

  • 96 cán bộ chia đều để đứng 12 chốt cách ly tại xã Lôi Sơn, huyện Bình Xuyên.
  • 65 cán bộ chia đều hỗ trợ 13 trạm y tế tại huyện Bình Xuyên.
    (Với mức hỗ trợ 200 nghìn đồng cho mỗi nhân viên y tế)

Cùng ngày, Vĩnh Phúc đã đưa ra 5 điểm trong các biện pháp "quản lý cách ly" tại xã Sơn Lôi:

  • Cấm các hoạt động ra vào khi chưa được người có thẩm quyền cho phép;
  • Cấm tập trung đông người, hay kích động người khác có hành vi gây mất an ninh, trật tự;
  • Cấm mang các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào khu vực;
  • Không mang ra khỏi vùng dịch các loại động vật, hàng hóa, và vật phẩm có khả năng lây truyền bệnh dịch;
  • Chỉ người thi hành công vụ mới được phép ra vào khu vực cấm tạm thời.

Cho tới nay, 02 bệnh viện dã chiến đã được thiết lập tại trường Cao đăng Nghệ thuật Vĩnh Phúc và Trường Quân sự tỉnh với quy mô 200 giường.

Cập nhật vắn tình trạng khẩu trang y tế

Ngày 14/02, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã ký ban hành công văn xử lý đối với hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định. Mức

Ngày 13/02, công an TP. Hà Nội phát hiện cơ sở sản xuất khẩu trang tại Thường Tín dùng giấy vệ sinh làm lớp lót thay thế vải kháng khuẩn của khẩu trang 4 lớp. Trước đó cả nước cũng phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng về sản xuất và phân phối những sản phẩm khẩu trang, nước rửa tay.

Ngày 09/02, Bộ Ngoại giao tặng Đại sứ Trung Quốc lô hàng cứu trợ (bao gồm cả khẩu trang y tế) tương đương 11,5 tỉ đồng; lô hàng đã cất cánh rồi nhanh chóng trở về với 30 công dân Việt Nam.

Ngày 06/02: Bộ TT&TT chấp nhận việc chuyển các trang thiết bị y tế ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo; Tổng cục Hải quan cho biết khẩu trang xuất đi Trung Quốc đã tăng 260% so với 2019.

Trước đó, Cục quản lý dược và Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết mặt hàng này "tạm thời ổn định" và không thiếu hụt về khẩu trang y tế (sản lượng 3 tiệu chiếc/ngày); tuy nhiên con số cần thiết do công ty vật tư y tế Tanaphar ước tính trước đó là 150 triệu chiếc khẩu trang mỗi tháng.

Vũ Phong
- Cập nhật lúc 10:00.



BÀI CHỌN LỌC

Cập nhật tình hình COVID-19 tại Việt Nam (sáng 15/02)