Căng thẳng hậu COVID - Hệ quả và giải tỏa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi chúng ta phải chịu hệ quả tích lũy của những ngày tháng bất an, sợ hãi, trầm cảm... khi sinh tồn của bản thân bị đe dọa...

Trong bối cảnh hiện nay, virus Vũ Hán có vẻ đã được kiểm soát và thế giới đang cố gắng vượt qua những hệ quả từ đại dịch: kinh tế ảm đạm, công việc bấp bênh, lương lậu bất ổn, kỳ thi vượt cấp, hay thậm chí là đại dịch tái phát. Tâm trí của chúng ta cũng phải chịu hệ quả tích lũy của những ngày tháng bất an, sợ hãi, trầm cảm... khi sinh tồn của bản thân bị đe dọa.

Kiến tha lâu cũng... chật tổ

Dù khoa học đã nhận biết căng thẳng sẽ mang đến lợi ích cho sức khỏe nếu chúng ta duy trì một thái độ tích cực, nhưng nếu căng thẳng cứ tiếp tục kéo dài thì kể cả hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể chúng ta cũng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đơn cử như hormon cortisol có thể giúp cơ thể sử dụng đường (glucose) và chất béo để tạo thành năng lượng, giúp chúng ta nhanh chóng ứng phó với stress. Nó đồng thời còn có thể ngăn chặn sự giải phóng các chất gây viêm. Ngoài ra, hormone này cũng giúp lưu thông trong máu ở não bộ. Hơn thế nữa, cortisol còn giúp điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ hình thành ký ức mới.

Có lợi có hại, stress trong thời gian dài sẽ khiến cortisol tăng cao, nồng độ insulin tăng đột biến, khiến bạn thèm ăn đồ ngọt và chất béo, và tăng cân. Cơ chế ngừa viêm kéo dài cũng sẽ làm giảm độ nhạy của tế bào miễn dịch, khi mà cortisol luôn tăng thậm chí cả về đêm do căng thẳng mãn tính. Ngoài ra, một nghiên cứu tại Trường Y Harvard cho thấy những người có cortisol tăng có trí nhớ kém hơn người bình thường, bên cạnh các phần của não bộ bị thương tổn.

Còn nhiều những hormon khác để người hiện đại hiểu những hậu quả nghiêm trọng mà stress kéo dài để lại, nhưng cuộc sống lúc này thật quá bận rộn. Vậy chúng ta có thể làm gì để làm vơi bớt những căng thẳng thường ngay hay không?

Xua tan sợ hãi

Tiên phong trong lĩnh vực vật lý âm thanh, chuyên gia người Anh John Stuart Reid đã lý giải cách mà âm nhạc trị liệu có thể xua tan sự sợ hãi và nỗi buồn liên quan đến COVID-19, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp chúng ta tiêu diệt bất kỳ mầm bệnh nào.

Theo nghiên cứu của ông, những bản nhạc yêu thích có khả năng nâng cao tinh thần của chúng ta, thậm chí có thể gợi lên ký ức hạnh phúc từ quá khứ hay cả từ một sự kiện nào đó giúp nhanh chóng thay đổi tâm trạng, khiến chúng ta bình tĩnh và trở nên vui vẻ.

Khi vui vẻ, não bộ thứ hai của chúng ta (hệ thần kinh ruột) sẽ cùng não bộ thông thường tiết ra dopamine và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nghe bản nhạc yêu thích cũng giúp chúng ta điều tiết mức độ cortisol.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta âm nhạc, bắt nguồn những giai điệu của tự nhiên trong từng cơn gió và ngọn sóng. Hoặc như thuật ngữ psithurism - tiếng gió lùa trong tán cây xào xạc, hay tiếng chim hót trong trẻo, tiếng ong vo ve, tiếng suối róc rách, tiếng sóng ì ầm... Tất cả những thanh âm đó đều khiến ta thanh thản và tận hưởng sự bình yên.

Nhạc nào cũng nhảy?

Gần đây, học giả John Stuart Reid hợp tác với giáo sư Sungchul Ji của Đại học Rutgers, cùng với GreenMedInfo.com và công ty RoadMusic, thực hiện một nghiên cứu cho thấy nhạc Pop cũng cho tác dụng giảm stress hiệu quả.

Theo giả thuyết sơ bộ của nhóm nghiên cứu, tần số thấp trong âm nhạc tạo ra các xung áp khiến các hồng cầu hấp thụ oxy hòa tan trong máu của chúng ta, cơ chế mới này có thể liên quan đến việc tái tạo protein ở màng ngoài của chúng. Theo nghiên cứu nhận thấy, các tế bào hồng cầu đã kéo dài tuổi thọ sau khi đắm chìm trong âm nhạc ít nhất 20 phút, sau đó màng ngoài mới bắt đầu mất đi tính toàn vẹn do tuổi tác.

Một nghiên cứu khác vào năm 2019 của Đại học Augusta cũng chỉ ra sự kết nối quan trọng giữa âm nhạc và hệ miễn dịch. Theo phát hiện của các nhà nghiên cứu, khi chuột chịu rung động âm thanh tần số thấp, đại thực bào trong máu của chúng tăng sinh đáng kể, và đây là loại tế bào T lớn nhất giúp nhấn chìm virus và các loại mầm bệnh khác.

Tuy nhiên, những rung động và xung áp cao hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, nếu bạn trải qua một đêm “thư giãn” với những âm thanh có độ ồn trên 85dB, tương đương với tiếng vọng của giao thông có thể lọt qua cửa kính xe ô tô, thì tổn thương tai là khó có thể tránh. Nếu nghe quá lâu, bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ mất đi thính lực. Hay đối với nhạc rock, các bác sĩ của Trường Y Hannover (Đức) cảnh báo các thính giả có thể sẽ gặp tổn thương não, đặc biệt nếu họ kèm theo những động tác giật lắc nhanh và mạnh.

Tuy nhiên, tương tự như vaccine cần thời gian để kiểm nghiệm, các phe phái khoa học hiện đại cũng sẽ cần thêm thời gian và nghiên cứu để kiểm chứng những tác động của các dòng nhạc liệu có đáng tin, có đúng với một nhóm người, hay liệu có độ chính xác trên quy mô lớn.

Công thức của “hạnh phúc”

Tuy nhiên, đừng để những lo lắng trong đại dịch cản trở chúng ta lắng nghe những bản nhạc yêu thích trong lúc dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, phơi quần áo, hay đọc sách… Vì công thức của trị liệu âm nhạc này chẳng có gì phức tạp:

Âm nhạc + Niềm vui = Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nói một cách đơn giản, virus và các mầm bệnh khác có thể được tiêu diệt khỏi cơ thể chúng ta hiệu quả hơn khi chúng ta thoát khỏi nỗi sợ hãi và trở nên vui vẻ. Hay như một câu nói của Plato:

“Âm nhạc mang lại linh hồn cho vũ trụ, chắp cánh cho tâm trí để bay vào thế giới của trí tưởng tượng, và ban phát sự sống cho vạn vật”.

Tổng hợp theo bài viết được đăng tải trên GreenMedinfo của nhà nghiên cứu người Anh John Stuart Reid - chuyên về vật lý âm thanh trong hơn 40 năm.

Minh Sang
- Theo The Epoch Times.

 

 

 



BÀI CHỌN LỌC

Căng thẳng hậu COVID - Hệ quả và giải tỏa