Cẩn thận với các tác dụng phụ của việc uống trà

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mùa xuân và mùa hè là thời điểm thích hợp để uống trà giải độc gan, giảm cân. Tuy nhiên, theo quan điểm của Đông y, mùa xuân hè năm nay khác với những năm trước, không nên tùy tiện uống trà, nếu không sẽ làm tổn thương lá lách và dạ dày.

Tại sao? Vì năm nay là năm Tân Sửu, kim khí lấn át, mộc vượng nên “gan” của ngũ hành Mộc dễ bị thương, cần đề phòng. Vì kim khí năm nay quá mạnh, tính mộc bị tiêu hao khiến “tỳ vị hư nhược”, ngũ hành suy yếu.

“Trà” trong ngũ hành thuộc mộc, mà mộc khắc thổ nên nếu dùng trà thông thường để bảo vệ gan sẽ khiến cho tỳ vị vốn đã yếu, thổ lại càng thêm thiếu. Thổ của lá lách là cơ quan quan trọng sản sinh ra khí và huyết. Làm thế nào chúng ta có thể không chỉ làm sạch và bảo vệ gan mà còn tăng cường sinh lực cho lá lách?

Hãy cùng tìm hiểu về loại trà Phổ Nhĩ với nhiều công dụng đặc biệt.

Trà Phổ Nhĩ có thể làm sạch gan và bảo vệ lá lách

Tất cả các loại trà đều có thân gỗ và có thể thông khí cho gan, nhưng lại làm tổn thương lá lách và dạ dày. Ngoài đặc tính thân gỗ của trà, trà Phổ Nhĩ còn có tính thổ, vì vậy nó có thể bảo vệ lá lách và dạ dày.

  • Đất nơi cây Phổ Nhĩ mọc

Vùng đất mà cây chè Phổ Nhĩ mọc lên không phải là đất đen, đất vàng, cũng không phải đất cát mà là đất đỏ, là vùng đất được hình thành sau khi núi lửa phun trào. Trong Ngũ hành, đỏ là lửa nên mảnh đất này là hoả mạnh nhất, hoả sinh thổ nên đất ở đây dày nhất và có đặc điểm sinh sôi nảy nở không ngừng.

  • Các loài cây trà Phổ Nhĩ

Khác với những loài cây non và nhỏ ở các vùng khác của Trung Quốc, cây chè Phổ Nhĩ ở Vân Nam là những cây cao hơn, nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn nên dương khí vượng hơn, có thể bảo vệ được tỳ vị dương khí. Chúng hầu hết đều có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi, cây càng già thì vỏ càng dày nên có tác dụng bổ tỳ vị, tráng dương.

Ngược lại, những loài cây non thì vượng mộc, dễ làm tổn thương tỳ vị, dạ dày.

  • Nơi duy nhất mà cây Phổ Nhĩ mọc

Phổ Nhĩ mọc ở dãy núi Hoành Điếm, Vân Nam, giáp biên giới Tây Nam Trung Quốc, nơi có quẻ Côn trong Bát quái đồ. Côn tự là thổ, có đức nên đây là nơi có địa khí dày nhất ở xứ tỷ dân này. Thổ dày và tỳ vị hòa hợp có tác dụng làm dịu rất tốt đối với lá lách và dạ dày.

Chọn đúng loại trà Phổ Nhĩ

Mặc dù trà Phổ Nhĩ có cả tính mộc và thổ, có thể đồng thời làm dịu gan và tăng sinh lực cho lá lách, nhưng cần phải chọn giống để tìm ra loại trà Phổ Nhĩ thích hợp hơn cho năm Tân Sửu này.

Theo mức độ lên men và công dụng, trà Phổ Nhĩ có thể được chia thành hai loại: Phổ Nhĩ sống và Phổ Nhĩ chín.

Phổ Nhĩ chín là một loại trà đã trải qua quá trình chín và lên men nhanh chóng, trong quá trình lên men, nhiều thành phần mộc được chuyển hóa thành các thành phần nước. Nước đi vào thận nên trà Phổ Nhĩ còn có thêm chức năng bồi bổ và thanh lọc cho thận. Ngoài ra, trà Phổ Nhĩ đã lên men càng giảm thêm tính hàn (lạnh) và có nhiều thành phần nhiệt hơn, rất thích hợp để nâng cao dương khí vào mùa xuân và mùa hạ, phù hợp với phác đồ "Dưỡng dương trong Xuân hạ" trong Hoàng Đế Nội Kinh.

Ngược lại, Phổ Nhĩ sống lạnh hơn, nhiều mộc hơn, không nhẹ nhàng, chân chất như Phỗ Nhĩ được nấu chín, do đó, những người yếu tỳ vị, dạ dày nên uống ít sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu Phổ Nhĩ sống đã được bảo quản trên 7 năm thì sẽ khác, vì nó đã được lên men tự nhiên trong quá trình bảo quản lâu dài, và tính chất của nó ngày càng trở nên nhẹ nhàng và độc đáo hơn nên cũng cực tốt cho lá lách và dạ dày.

Làm thế nào để biết lá lách và dạ dày của tôi yếu?

Những người tỳ vị hư yếu cần đặc biệt lưu ý chọn giống trà, để không làm cơ thể suy nhược khi uống trà. Một số người uống trà quá nhiều gây hại cho lá lách và dạ dày, nhiều người uống trà tưởng tốt nhưng hoá ra lại sinh bệnh về lá lách và dạ dày.

Hai biểu hiện cho thấy lá lách và dạ dày đang suy yếu:

  1. Sau khi uống trà, thường cảm thấy đau bụng và hơi thở nặng nề.
  2. Thường xuyên cảm thấy chán ăn, đầy bụng, ợ hơi, tăng axit pantothenic, ợ chua, tiêu chảy và táo bón.

Người hiện đại tỳ vị hư nhược vì suy nghĩ nhiều, nhưng muốn uống trà để sảng khoái trí não, bổ gan, cải thiện thị lực thì lựa chọn tốt nhất là trà Phổ Nhĩ chín và Phổ Nhĩ sống được bảo quản hơn 7 năm.

Bài viết được chia sẻ theo lời khuyên của Bác sĩ Thư Dung

Bác sĩ Thư Dung (Shu Rong, tiếng Trung: 舒荣), hay còn gọi là bác sĩ Dung, sinh ra trong một gia đình làm nghề thuốc Bắc. Vào những năm 1950, ông của ông đã cứu nhiều người khỏi một trận dịch hạch lớn, khiến nhiều bác sĩ phương Tây tin tưởng và tôn ông làm thầy của họ. Bác sĩ Dung đã hành nghề y hơn 30 năm, từng là bác sĩ điều trị tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Đồng Tế, năm 2004, ông chuyển đến Vương quốc Anh để thành lập phòng khám. Ông là người giỏi chẩn đoán và điều trị đối với các bệnh khó chữa. Làm thầy thuốc đặc biệt cho Hoàng gia Dubai..

Hoàng Tuấn
Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Cẩn thận với các tác dụng phụ của việc uống trà