Cách ly cộng đồng vì COVID-19 không có nghĩa là bạn phải chết trong cô độc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chết trong cô độc ẩn chứa nhiều tác hại hơn chúng ta có thể tưởng tượng...

Qua đời trong cô độc tại bệnh viện hay ở viện điều dưỡng là một trong những điều đau lòng nhất, thế nhưng tình trạng này lại chẳng hiếm thấy khi cách ly là một điều bắt buộc trong đại dịch.

Sự cố này đã huỷ hoại cảm xúc của nhiều gia đình, khiến nhiều người có cảm giác rằng: xã hội này dường như có điều không ổn trong việc chăm sóc người già hay đối tượng dễ bị tổn thương, dẫn đến kết quả là khiến họ mắc bệnh và tử vong.

Vào ngày 19/5/2020, Hiệp hội Chăm sóc Giảm nhẹ Canada (CHPCA) đã phát động chiến dịch “Nói lời tạm biệt”, kêu gọi các cơ quan y tế nên nới lỏng cho “việc thăm ốm đối với người bệnh lúc cuối đời(*) trên khắp Canada trong đại dịch COVID-19”.

“Trong khi nhiều địa phương đã dần dần nới lỏng quy trình cách ly dành cho những bệnh nhân cuối đời, nhiều bệnh viện và viện điều dưỡng vẫn không cho phép gia đình đi thăm, ngay cả khi họ đã trang bị đồ bảo hộ cá nhân(PPE)” - CHPCA.

Qua đời tại viện điều dưỡng

Tại British Columbia (Canada), theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC Canada) các “chuyến thăm trực tiếp” quan trọng được cho phép tại các cơ sở chăm sóc dài hạn (viện điều dưỡng).

Những chuyến thăm này không giới hạn đối với những bệnh nhân cuối đời (do cao tuổi hoặc mắc bệnh nặng), và phải “quan trọng” đối với việc chăm sóc sức khỏe con người, tương tự như nhu cầu ăn uống và vận động; nhưng rắc rối ở đây là không có phòng cách ly phù hợp dành cho việc này.

Người ta lập luận rằng: những đối tượng này đã sắp chết nên cần xem nhẹ quyền đi thăm của người thân trước nguy cơ bùng phát dịch COVID-19. Tuy nhiên, những gia đình có người thân cần chăm sóc cuối đời hiển nhiên sẽ luôn nói rằng việc này là cần thiết, và cuộc khủng hoảng COVID-19 này đã lộ ra nhiều lỗi trong hệ thống chăm sóc dài hạn của chúng ta.

Thứ nhất, những bệnh nhân sống trong khu chăm sóc dài hạn có thể gặp rủi ro khi gia đình họ mất cảnh giác, và liệu cơ sở y tế có thể đảm bảo luôn chăm sóc đầy đủ cho họ không? Chỉ cần một người nhà đến thăm thường xuyên sẽ góp phần đảm bảo công tác chăm sóc y tế.

Thứ hai, nhân viên y tế cho rằng “các vấn đề sống cuối đời” là tồn tại mọi lúc.

Hiệp hội người cao tuổi tỉnh British Columbia cho biết, thời gian chăm sóc cuối đời của một người trung bình kéo dài 871 ngày, tức là chưa đến 2 năm rưỡi . Điều này đồng nghĩa với việc: nếu tuân theo các hướng dẫn trên, thì tất cả những người sống trong khu vực chăm sóc dài hạn (viện dưỡng lão, điều dưỡng) đều sẽ được nhận phương pháp điều trị chăm sóc giảm nhẹ.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chăm sóc giảm nhẹ là:

“...một cách tiếp cận cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình họ khi đối mặt với các vấn đề liên quan đến bệnh tật và nó đe dọa đến tính mạng. Cách tiếp cận này tìm cách ngăn chặn và làm giảm đau khổ nếu có thể xác định sớm, đánh giá và điều trị tốt nhất về cảm giác đau và các vấn đề khác như thể chất, tâm lý xã hội và tinh thần”.

Đáng chú ý ở đây là định nghĩa này tìm cách giải quyết vấn đề chăm sóc giảm nhẹ cho mọi người một cách toàn diện, bao gồm cả cá nhân trong các mối quan hệ.

Hầu hết người Canada hy vọng có thể nhắm mắt xuôi tay ở giường nhà, nhưng hoàn cảnh thường lại ngoài ý muốn. Nơi chăm sóc dài hạn như bệnh viện và viện điều dưỡng hiện ngày càng trở thành địa điểm để chăm sóc giảm nhẹ. Cả gia đình và bệnh nhân đều mong muốn được hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ khi nhập viện để hưởng chất lượng cuộc sống cao nhất trong những ngày cuối đời.

Nhưng trong bối cảnh phải cách ly do dịch COVID-19 hiện nay, nhiều người đã phải nằm ở phòng bệnh nặng đến cuối đời và thăm khám thì chỉ có bác sĩ và nữ hộ sinh.

Tôi hay Chúng Ta?

Trong thời đại mà dịch bệnh hoành hành, quyết định nào thường cũng có xu hướng nhấn mạnh đến lợi ích của cộng đồng hơn là của cá nhân.

Từ góc độ đạo đức y tế công cộng, nguyên tắc gây hại có nghĩa là “xã hội có quyền tự bảo vệ nó khỏi bị tổn hại hoặc bị đe dọa. Chính phủ có quyền can thiệp tới quyền của các cá nhân để bảo vệ cộng đồng khỏi bị tổn hại”.

Nhưng nghịch lý ở đây là tổn hại xảy ra không phải ở một mà là một nhóm các cá nhân. Các gia đình bị tổn hại khi các mối quan hệ bị ngăn cách. Trong trường hợp tước quyền thăm người thân của những người sống cuối đời vì lo ngại có thể gây hại cho xã hội, thì nên cân nhắc góc độ việc đó vi phạm các giá trị đạo đức và truyền thống trong việc chăm sóc người già hoặc người sắp chết, làm tổn thương người đã mất và người thân của họ. Chúng ta cần phải nghĩ khác.

Dù sao, việc cân nhắc các quyết định đạo đức đầy thách thức như vậy và có đủ nguồn lực để thực hiện là rất khó. Nó đòi hỏi việc lập kế hoạch cẩn thận ở cấp độ hệ thống và có đủ tài nguyên, không gian, truyền thông, khám sàng lọc cũng như đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng.

Phương pháp tiếp cận giảm tác hại

Khi chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng, ai cũng mong có người thân yêu bên cạnh. Một phiên tòa gần đây tại Anh thậm chí còn phán quyết rằng quyền cơ bản của bệnh nhân là được gia đình ở bên vào lúc chết.

Trong bối cảnh bệnh nhân đang nhận được điều trị chăm sóc giảm nhẹ, nên bắt đầu nhận thức từ vấn đề sống và chết trong cô độc có thể gây hại nhiều đến mức chúng ta cần phải cân bằng các tác hại bằng cách sử dụng các phương pháp giảm thiểu.

Chúng tôi có kinh nghiệm trong việc chứng kiến hiệu quả của chăm sóc giảm nhẹ chủ yếu từ những người dễ bị tổn thương vì nghiện.

Chúng tôi cung cấp phương pháp điều trị và tìm cách làm giảm tác hại, ngay cả khi một số rủi ro có thể xảy ra - ví dụ như cho người nghiện heroin một chất gây nghiện khác ít hại hơn. Theo phương pháp điều trị chăm sóc giảm nhẹ, có lẽ chúng ta cần áp dụng chiến lược tương tự này để giữ cho những người bệnh sắp chết và gia đình được ở cùng nhau.

Có lẽ trong bối cảnh đặc biệt là một người chuẩn bị qua đời, nên cân nhắc tác hại của sự chia ly với người thân bên cạnh tác hại của nhiễm trùng. Tôn trọng quyền của người sắp chết tức là cho phép họ và người thân chấp nhận một số rủi ro. Tất nhiên, điều này cần các cơ sở y tế đảm bảo việc cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ - không chỉ cho nhân viên và khách thăm, mà còn cho các nhân viên có thể cộng tác giữa các nhóm chăm sóc.

COVID-19 vẫn sẽ tồn tại cho đến khi chúng ta đạt được miễn dịch cộng đồng, hoặc tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu, hoặc phát triển thành công vaccine, nhưng những sinh mạng quý giá thì không như vậy. Cho phép mọi người được ở bên nhau đến cuối đời sẽ mất một chút công sức và tiền bạc, nhưng đó là điều đúng đắn cần làm.

Barbara Pesut là giáo sư tại trường điều dưỡng tại Đại học British Columbia ở Canada. Bài viết này ban đầu được xuất bản trên The Conversation.

(*)Bệnh nhân cuối đời là những người không còn nhiều thời gian sống do có tuổi hoặc mắc các bệnh nặng như ung thư, họ cần được áp dụng phương pháp điều trị chăm sóc giảm nhẹ để sống thoải mái hơn lúc cuối đời.

Thanh Long
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Cách ly cộng đồng vì COVID-19 không có nghĩa là bạn phải chết trong cô độc