Các loại cháo dưỡng sinh theo mùa cực độc đáo: Làm cường tráng, đẹp da và trị được nhiều bệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thông thường một bát cháo có tác dụng chữa bệnh và dưỡng sinh phòng bệnh. Tuy nhiên mỗi mùa lại có từng loại cháo thích hợp riêng và thời điểm dùng cũng là khác nhau mới có được hiệu quả tốt nhất. Đông y cho rằng, thực phẩm có “tứ khí và ngũ vị”. Tứ khí gồm có các tính chất khác nhau của thực phẩm, đó là lạnh, nóng, ấm và mát. Ngũ vị là chỉ các vị ngọt, đắng, mặn, chua, cay. Các bác sĩ Đông y dựa vào thiên tính của thực phẩm để điều chỉnh cơ thể cho người bệnh, giúp đạt được mức cân bằng âm dương.

Phương pháp trị liệu bằng cháo cũng có nguyên tắc rất hệ thống. Căn cứ vào thuộc tính về tiết khí khác nhau của từng mùa, mà nấu các loại cháo khác nhau để điều dưỡng cơ thể.

Mùa Xuân: Ăn cháo có tính ấm và phát tán

Mùa Xuân là thời điểm “Thiên địa đều sinh”, mọi vật đều sinh trưởng và phát triển, là quý tiết đại thiên thế giới chủ về sinh phát. Mùa này thời tiết ấm áp và có tính thăng phát, thân nhiệt của cơ thể cũng ấm, Vì vậy ăn thức ăn có tính ấm và phát tán sẽ rất tốt cho cơ thể.

Đông y còn cho rằng, thời gian từ 3-7 giờ sáng tương ứng với mùa Xuân. Lúc này, bạn càng nên ăn các đồ có tính ấm, phát tán. Các thực phẩm đó như là hành, gừng, tỏi, cà rốt, tỏi tây…

Ngoài ra các thực phẩm có tính ấm như nho, vải, quýt, đào, long nhãn, táo đỏ, hạt sen, quả óc chó, ô liu; thịt gà, thịt dê, lươn, tôm…

Các thực phẩm có tính ấm, thu liễm mạnh như ô mai, mận, hạt óc chó, yến mạch, lựu, hà thủ ô...Nhưng những người có thể chất bình thường không nên ăn các thực phẩm này vào buổi sáng.

  • Cháo thịt băm

Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, thịt nạc băm 30g, câu kỷ tử (27 hạt, nếu muốn cho nhiều hơn thì thêm những 9 hạt một), gừng tươi 9g rửa sạch băm nhỏ, hành 3g rửa sạch thái đoạn nhỏ, muối lượng vừa đủ.

Cách làm:

Bước 1: Đãi gạo (không chà xát mạnh), ngâm trong nước lạnh từ ½ - 1 giờ, sau đó cho vào nước sôi, dùng thìa khuấy đều theo một hướng trong 3 phút, rồi đậy nồi, đun nhỏ lửa 15 phút.

Bước 2: Mở nắp, cho thêm ít dầu đậu nành hoặc dầu ô liu, thịt băm, khuấy đều theo một hướng trong 10 phút cho đến khi thấy sánh lại, rồi thêm gừng và muối khuấy trong 3 phút, sau đó thêm hành lá cắt nhỏ vào là hoàn thành.

Tác dụng: Bổ cho can thận; giải cảm lạnh, kéo dài tuổi thọ, dưỡng trắng da.

Dùng trị: Điều trị dương nuy, giảm thị lực ở người có tuổi, chống ung thư.

Cách dùng: Ăn vào buổi sáng.

  • Cháo hoa hồng

Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, nụ hoa hồng nhỏ 30g (rửa sạch, bỏ cuống), lượng mật ong thích hợp.

Cách làm:

Bước 1: Như cháo thịt băm

Bước 2: Mở nắp, thêm ít dầu đậu nành hoặc ô liu, tiếp tục khuấy đều trong 5 phút cho đến khi sánh lại, sau đó cho nụ hoa hồng nhỏ và và khuấy đều trong 5 phút, tắt bếp. khi cháo khoảng 40 độ thì thêm chút mật ong vào.

Tác dụng: Dưỡng nhan, sơ can lý khí, điều hòa tâm lý.

Dùng trị: cải thiện sắc da vàng sạm, và lỗ chân thô, can khí uất kết, đau dạ dày, trầm cảm.

Cách dùng: ăn vào buổi sáng.

  1. Cháo cà rốt

Nguyên liệu: gạo tẻ 100g, cà rốt 1 củ (rửa sạch thái sợi), gừng tươi 6g băm nhỏ, hành lá 3g, rau mùi 9g, chút muối và dầu mè.

Cách làm:

Bước 1: như trên

Bước 2: Tiếp tục cho cà rốt vào, khuấy đều theo một hướng trong 10 phút cho đều và sánh lại. Thêm gừng và một chút muối và khuấy đều. Sau 3 phút, cho hành lá, rau mùi, dầu mè vào là hoàn thành.

Tác dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, dưỡng da.

Dùng trị: Cải thiện tình trạng ăn kém, tăng huyết áp, làn da khô, quáng gà.

Cách dùng: Ăn vào buổi sáng

Mùa hè ăn cháo có tính mát

Mùa hè, mọi vật đều khởi sắc, là thời điểm vạn vật đều trưởng vượng, cũng là quý tiết mà ngoài đại thiên tự nhiên vượng thịnh nhất. Vào mùa này, thời tiết rất nóng, thân nhiệt của cơ thể cũng cao. Do đó thực phẩm có tính lạnh và mát cần được dùng để có sức khỏe cân bằng.

Đông y cho rằng, thời gian từ 9h sáng đến 1h chiều tương ứng với mùa hè. Nên ăn cháo vào lúc này sẽ tốt hơn.

Các thực phẩm có tính lạnh mát như: Đậu xanh, hạt kê, mướp đắng, giá đỗ, cà tím, cà chua, hồng, dưa hấu, tảo bẹ, rong biển, lê, quả kiwi, mía…

  • Cháo đậu xanh

Nguyên liệu: Đậu xanh 150g (ngâm nước lạnh, để trong ngăn mát tủ lạnh một đêm), gạo tẻ 30g (ngâm nước lạnh nửa giờ), đường phèn lượng thích hợp.

Cách làm:

Bước 1: Cho đậu xanh vào nước sôi, đun to lửa, khuấy trong 3 phút, đậy nắp và nấu trong nửa giờ.

Bước 2: Cho gạo tẻ vào khuấy theo một hướng trong 3 phút, cho đường phèn vào rồi đậy nắp lại, đun lửa nhỏ ninh trong 30 phút, cho đến khi nước có màu đục.

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, dưỡng vị khí.

Dùng trị: Điều trị các chứng ban chẩn dị ứng, ngộ độc thực phẩm, tiểu rắt tiểu bí.

Cách dùng: Ăn vào buổi chiều

  • Cháo đậu xanh ngân hoa

Nguyên liệu: Đậu xanh 100g, kim ngân hoa 20g, đường phèn.

Cách làm:

Bước 1: Cho nước vào kim ngân hoa đến ngập mu bàn tay, mở nắp nồi đun to lửa đến khi sôi thì đậy nắp lại đun nhỏ lửa thêm 10 phút, rồi bỏ bã lọc lấy nước.

Bước 2: Cho đậu xanh vào nước sôi, đun lửa to, khuấy đều trong 3 phút. Cho đường phèn vào và đun lửa nhỏ trong 1h.

Bước 3: Mở nắp, cho thêm nước kim ngân hoa vào, khuấy đều theo một chiều cho đến khi nước sôi là hoàn thành.

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, trừ cảm nắng, giải khát.

Dùng trị: Dùng chữa say nắng, mụn nhọt, lên đậu, ngộ đậu thạch tín.

Cách dùng: Ăn vào buổi chiều.

  • Cháo hạt sen ngân nhĩ đường phèn:

Nguyên liệu: Ngân nhĩ 15g (ngâm nước lạnh trong 3h, bỏ cuống, xé nhỏ), hạt sen 100g (ngâm nước lạnh 3h), gạo tẻ 50g (ngâm nước lạnh 1h), đường phèn 80g.

Cách làm: Cho nguyên liệu vào nồi áp suất, cho nửa nồi nước, đậy nắp đun to lửa đến khi sôi thì đun nhỏ lửa, nấu tiếp 30-40 phút là hoàn thành.

Tác dụng: Kiện tỳ hỗ trợ tiêu hóa, chữa đi tả, ích thận cố tinh, giải say nắng, giải độc, làm ẩm và đẹp da.

Dùng trị: Điều trị bệnh gan, đề phòng khối u, tăng khí lực cho người điều trị hóa chất, cải thiện tình trạng suy nhược gầy yếu và chán ăn (phụ nữ có thể trạng gầy, nên ăn vào buổi sáng và tối, tuần 3 lần, sau 100 ngày sẽ tăng cân, da dẻ trắng mà mềm mại hơn. Tuy nhiên, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường thì không khuyến khích dùng.

Cách dùng: Ăn vào buổi chiều

Mùa thu ăn cháo có tác dụng tư âm

Mùa thu thời tiết khô hanh, các thứ đến mùa thu hoạch, hoa trái đầy vườn, là tiết khí ngoài đại thiên tự nhiên khô ráo nhất. Thu táo rất dễ tổn thương tạng phế và phần âm, nên rất cần ăn các thực phẩm giúp tư bổ phần âm để điều hòa cơ thể. Mà dùng cháo là phương pháp đơn giản nhất.

Đông y cho rằng: từ 3h chiều đến 7h tối tương ứng với mùa thu.

Thực phẩm giúp tư âm: Củ sen, bách hợp, yến sào, lê, quả óc chó, vừng đen, mật ong…

  • Cháo mạch môn

Nguyên liệu: Mạch môn 30g, gạo tẻ 100g.

Cách làm:

Bước 1: Vo gạo (không chà xát mạnh), ngâm nước lạnh nửa giờ, sau đó cho vào nước sôi, khuấy đều theo một hướng trong 3 phút, rồi đun nhỏ lửa 15 phút.

Bước 2: Trong thời gian ngâm và ninh cháo, đem mạch môn rửa sạch, cho nước vào đun lửa to đến khi sôi, đun nhỏ lửa tiếp 20 phút thì lọc lấy nước bỏ bã.

Bước 3: Hòa nước mạch môn vào cháo, khuấy đều trong 3 phút đến khi hỗn hợp phân bố đều và cháo có độ sánh lại là được.

Tác dụng: Dưỡng âm thanh phế, ích vị sinh tân, thanh tâm trừ phiền.

Dùng trị: Chữa bệnh ho (ho khan), mất ngủ, bệnh mạch vành, tiểu đường, táo bón.

Cách dùng: Ăn vào buổi sáng và buổi tối.

  • Cháo óc chó mè đen

Nguyên liệu: Gạo tẻ 30g, mè đen 18g (sao thơm say nhỏ), nhân quả óc chó 30g (sao thơm nghiền nhỏ), kỷ tử 27 hạt.

Cách làm:

Bước 1: Tương tự cháo mạch môn.

Bước 2: Mở nắp, cho thêm chút dầu ô liu và khuấy đều trong 10 phút cho sánh lại. Cho bột mè đen, quả óc chó và hạt kỷ tử vào nấu trong 10 phút. Nhấc nồi ra khỏi bếp.

Bước 3: Khi nhiệt độ của cháo tầm 40 độ thì thêm chút mật ong lượng thích hợp với khẩu vị của bạn.

Tác dụng: Dưỡng âm sinh tân, hạ áp giảm mỡ, nhuận tràng thông tiện, bổ thận cố tinh, ôn phế định suyễn, đen tóc, đẹp da.

Dùng trị: Chữa ho hen suyễn, tăng huyết áp, mỡ máu cao, táo bón, làm đen tóc, chống lão hóa.

Cách dùng: Ăn vào buổi sáng, tối.

  • Cháo hoài sơn hạt kê khiếm thực

Nguyên liệu: Khiếm thực 50g (nấu chín bỏ vỏ), hoài sơn 300g (gọt vỏ, thái lát mỏng, ngâm trong nước muối loãng), hạt kê 50g (ngâm nước hơn 2h).

Cách làm:

Bước 1: Cho hạt kê và khiếm thực vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, đun lửa lớn, khuấy liên tục trong 5 phút, đậy nắp nấu thêm 30 phút.

Bước 2: Cho hoài sơn vào, khuấy đều đến khi sôi, đậy nắp, ninh thêm 20 phút.

Tác dụng: Kiện tỳ vị, bổ khí huyết, ích thận âm, tai nghe rõ, sáng mắt.

Dùng trị: Trẻ con chán ăn, người già cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ, thính lực.

Cách dùng: Ăn vào buổi sáng và tối.

Căn cứ vào thuộc tính về tiết khí khác nhau của từng mùa, mà nấu các loại cháo khác nhau để điều dưỡng cơ thể. (Hình minh họa: Pixabay)
Căn cứ vào thuộc tính về tiết khí khác nhau của từng mùa, mà nấu các loại cháo khác nhau để điều dưỡng cơ thể. (Hình minh họa: Pixabay)

Mùa đông ăn cháo tư âm tráng dương

Mùa đông nước thì đóng băng, đất thì nứt nẻ, vạn vật đều khô héo, đấy là lúc trời đất niêm phong vạn vật, là lúc tiết khí tự nhiên hành lệnh bế tàng. Mùa này, thời tiết lạnh và khô, cơ thể cần được giữ ấm. Do đó, cần ăn thực phẩm giúp tư âm tráng dương, giúp cơ thể tàng chứa tinh để chuẩn bị bước vào năm mới; ăn đồ ăn ấm để làm ấm cơ thể và phòng ngừa cảm lạnh.

Đông y cho rằng, thời gian từ 9h tối đến 1h sáng tương ứng với mùa đông.

  • Cháo tám thức ngọt

Nguyên liệu: gạo nếp 100g (ngâm qua đêm), đậu đỏ 100g (ngâm khoảng 4h), đường trắng 200g, lạc, hạt sen (ngâm một đêm), táo đỏ, long nhãn, hạt thông (sao thơm), nho khô 50g.

Cách làm:

Bước 1: Đậu đỏ. lạc, hạt sen cho vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, đun to lửa đến khi sôi thì cho nhỏ lại đun tiếp 30 phút.

Bước 2: Cho gạo nếp vào, nấu tiếp 20 phút.

Bước 3: Cho táo đỏ, long nhãn vào khuấy đều, rồi lại cho hạt thông, nho khô và đường vào, khuấy đều nấu tiếp trong 10 phút (bạn có thể điều chỉnh thời gian nấu theo ý của mình).

Tác dụng: Tư âm bổ dương, trừ tâm hỏa, ích thận thủy.

Dùng trị: Điều bổ cơ thể, thích hợp với nhiều người có thể chất khác nhau.

Cách dùng: Ăn vào buổi sáng và tối.

  • Cháo tám thức mặn

Nguyên liệu: Hạt kê, ngô, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen mỗi loại 20g, hạt sen 50g (bỏ tâm sen), hạt dẻ 18 hạt (bỏ vỏ trong và ngoài), thịt lợn băm 100g, chút muối.

Cách làm:

Bước 1: Các loại đậu, hạt kê, hạt sen ngâm nước 1h.

Bước 2: Cho các loại đậu vào nước sôi, nấu trong 15 phút, rồi thêm các thứ khác trừ thịt băm vào, nấu đến khi sôi thì đậy nắp, đun tiếp 35 phút.

Bước 3: Cho thịt băm và lượng muối thích hợp vào, đun sôi và khuấy đều, đậy nắp nấu thêm 10 phút là hoàn thành.

Tác dụng: Tư âm bổ dương, lợi thủy ninh tâm, bổ ích thận thủy.

Dùng trị: Bồi bổ cơ thể, thích hợp với nhiều người có thể chất khác nhau.

Cách dùng: Ăn vào buổi sáng và tối.

  • Cháo thịt dê

Nguyên liệu: Thịt dê nạc 250g (rửa sạch thái hạt lựu), gạo tẻ 150g (ngâm nước 30 phút), củ cải 1 củ ( thái phiến to), rau mùi (thái nhỏ), muối.

Cách làm:

Bước 1: Cho thịt dê và củ cải vào nồi, thêm nước nấu trong 30 phút, sau đó lấy củ cải ra.

Bước 2: Cho gạo tẻ vào, đun lửa to và khuấy liên tục trong 3 phút, đợi nước sôi thì đun nhỏ lửa nấu tiếp 30 phút cho nhừ.

Bước 3: Nhấc ra khỏi bếp, cho thêm rau mùi và nêm thêm muối vào là được.

Tác dụng: Ích khí bổ hư, ôn trung noãn hạ, ích thận tráng dương.

Dùng trị: Điều trị bệnh nhân có thể trạng hư hàn, thiếu máu, viêm dạ dày mạn tính.

Cách dùng: Ăn vào buổi sáng và tối.

Không chỉ thực phẩm, thời tiết bốn mùa là có tính nóng lạnh khác nhau, mà cơ thể người cũng có thể chất hàn nhiệt khác nhau.Ví như, người có thể chất nhiệt, có thể ăn các thức ăn có tính lạnh và mát để điều hòa lại, người thể chất loại này thường nóng trong người, hay khát nước, dễ phiền táo; Người có thể chất hàn thích hợp ăn các đồ ấm nóng, những người này thường sợ lạnh, khi thời tiết trở lạnh thường đau nhức cơ thể, ăn các thức sống lạnh hay bị đau bụng và tiêu chảy.

Người có thể chất bình hòa, nên ăn các thực phẩm có tính bình là tốt hơn, như gạo tẻ, gạo nếp, đậu nành, đậu đen, đậu đũa, bí ngô, khoai mỡ, bầu, thịt lợn, cá chép, mực…Trên thực tế, người có thể trạng nào thì cũng thích hợp sử dụng các thực phẩm có tính bình này.

Mặc dù, Đông y cho rằng “Dược bổ không bằng thực bổ”, nhưng lại cho rằng “thực bổ không bằng thiên bổ”. Thiên bổ chính là đức hạnh của con người thuận với Thiên Đạo. Đây chính là cảnh giới cao nhất để bảo dưỡng cơ thể. Vì vậy, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, mọi người cần chú ý đến tu dưỡng đạo đức, điều hòa tâm tính, đó mới là phương pháp hoàn hảo toàn diện nhất để có sức khỏe tốt.

Tác giả: bác sĩ Đông y Đàm Vĩ

Thái Hà (dịch)
Theo The Epoch Time



BÀI CHỌN LỌC

Các loại cháo dưỡng sinh theo mùa cực độc đáo: Làm cường tráng, đẹp da và trị được nhiều bệnh