Bệnh nhân mãn tính cần được chăm sóc và theo dõi sát hơn trong đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

COVID-19 làm tăng nguy cơ trở bệnh nặng với người bệnh mãn tính. Đây là một thực tế quan trọng không nên bỏ qua, và bệnh mãn tính vẫn cần được lưu tâm theo dõi...

Tai biến có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bệnh nhân mãn tính, và họ cần được theo dõi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, ngoại lệ đã xảy ra trong đại dịch, mọi thứ gần như đóng băng giữa mùa hè bởi giãn cách xã hội. Các phòng khám đã hoãn các chuyến thăm định kỳ, còn bệnh nhân thì cũng lo sợ đi đến các tiệm thuốc hay cửa hàng tạp hóa.

Nếu bạn có việc trước đại dịch và phải tạm nghỉ trong thời gian căng thẳng, thì bệnh nhân mãn tĩnh không như vậy. Nếu bị tiểu đường trước đại dịch, thì bây giờ bạn vẫn cần theo dõi lượng đường huyết suốt cả ngày. Nếu bị cao huyết áp trước đại dịch, thì bây giờ bạn vẫn cần tuân thủ chế độ ăn ít muối trong suốt “thời gian cầm cự”. Và nếu bị tăng cân do suy tim sung huyết trước đại dịch, thì bây giờ bạn vẫn cần kiểm tra cân nặng và gọi điện hàng ngày cho bác sĩ.

Tôi thường nhắc các bệnh nhân của mình tại lão khoa rằng: “Các bạn hãy chăm sóc, theo dõi sát bản thân; và thậm chí còn kỹ hơn thường ngày khi COVID-19 làm tăng nguy cơ trở bệnh nặng với người bệnh mãn tính”. Đây là một thực tế quan trọng không nên bỏ qua, và bệnh mãn tính vẫn cần được lưu tâm theo dõi hàng ngày.

Những nguy cơ nghiêm trọng

COVID-19 chủ yếu ảnh hưởng đến phổi và những người mắc bệnh phổi, và đối với người bệnh phổi mãn tính, thì những gì là nhiễm trùng nhẹ đối với người khác đều có thể trở thành nhiễm trùng nặng hoặc nghiêm trọng.

Không chỉ phổi, COVID-19 còn có dấu hiệu tàn phá xuống thận và ở tim. Theo các bác sĩ và các nhà khoa học bắt đầu thấy ở một số bệnh nhân, phản ứng miễn dịch quá mức sẽ làm tổn thương nhiều cơ quan và góp phần hình thành những cục máu đông li ti tại những vị trí này.

Tăng huyết áp, suy tim sung huyết hoặc tiểu đường đều là những bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn do nhiễm COVID-19. Theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, bệnh nhân lớn tuổi nhập viện do COVID-19 có tới gần ¾ người bị tăng huyết áp, khoảng ⅓ bị tiểu đường và hơn ½ mắc bệnh tim mạch.

Duy trì được lịch hẹn với bác sĩ

Trong đại dịch, một trong những thách thức cho bệnh nhân mãn tính là đặt lịch hẹn với bác sĩ - khi mà hầu hết các phòng khám lão khoa đã hoãn gần như toàn bộ các cuộc hẹn trực tiếp để kiểm tra định kỳ.

Để giải quyết tình trạng này, nhiều phòng khám đã chuyển hầu hết các cuộc hẹn trực tiếp sang trực tuyến. Điều này cho phép bác sĩ giữ liên lạc với bệnh nhân và biết được các triệu chứng của họ để kịp thời điều chỉnh kế hoạch điều trị.

Hơn 90% các cuộc hẹn với các bệnh nhân lão khoa của tôi bây giờ là chủ yếu qua điện thoại. Nhân viên phòng khám giúp bệnh nhân đăng ký, hẹn lịch với bác sĩ và khi có lịch, tôi sẽ gọi cho bệnh nhân để thăm khám.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không có internet hoặc sẽ gặp khó khăn với công nghệ. Quy trình thăm khám cũng khá phức tạp đối với nhiều bệnh nhân. Hơn thế nữa, khám bệnh trực tuyến chỉ thường được hẹn lịch với bác sĩ riêng của mình.

Cấp thuốc cho bệnh nhân thế nào?

Ngay cả khi phòng khám không còn lịch hẹn với bệnh nhân định kỳ, vẫn còn có nhân viên trực tại phòng khám. Bệnh nhân có thể gọi cho phòng khám và cũng có thể yêu cầu cấp thuốc trực tuyến.

Bệnh nhân nên kiểm tra xem công ty bảo hiểm của mình có cho phép cấp thuốc cho 90 ngày thay vì 30 ngày như bình thường hay không - để có thể hạn chế số lần đi đến nhà thuốc. Một số nhà thuốc cũng đang cung cấp dịch vụ giao hoặc thu gom thuốc để bệnh nhân nguy cơ cao không phải đi đến hiệu thuốc.

Tiếp tục chế độ ăn kiêng

Chế độ ăn thường là một trong những điều chỉnh cần thiết, nhưng lại khó khăn nhất để kiểm soát tình trạng các bệnh lý mãn tính. Theo dõi những gì chúng ta có thể ăn trong đại dịch thậm chí còn là một thử thách lớn hơn nữa.

Để theo chế độ ăn ít tinh bột cho bệnh tiểu đường, hay theo chế độ ăn ít muối cho bệnh suy tim sung huyết, hoặc theo chế độ ăn ít cholesterol cho bệnh tim thật không đơn giản - khi không thể đến cửa hàng mua những thức ăn tươi mới, còn người bệnh mạn tính thì lại càng hạn chế phải ra ngoài.

Tiếp tục duy trì uống nước cũng là một cách có thể giúp ích cho cơ thể. Tuy nhiên, điều tác hại ở người lớn tuổi là: nhiều khi cơ thể khát và cần nước nhưng họ lại tưởng là do đói; vì thế, họ đã ăn một bữa ăn nhẹ không cần thiết và nó nhiều khi lại có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn vặt cũng có thể tăng do nhàm chán, thế nên bạn hãy thử tự lên lịch các bữa chính và bữa ăn nhẹ trong ngày hay lên lịch đó cho người lớn tuổi trong nhà.

Hãy chú ý đến việc tới cửa hàng tạp hóa. Nếu đó là một trở ngại, hãy kiểm tra xem cửa hàng đó có khoảng thời gian ít người không, có giao hàng tại nhà hay không. Thậm chí, một người bạn, hàng xóm hoặc thành viên gia đình có thể đi mua giúp bạn. Nhiều người luôn sẵn sàng giúp đỡ chỉ cần bạn ngỏ lời.

Laurie Archbald-Pannone là giáo sư trợ lý y khoa tại Đại học Virginia. Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên The Conversation.

Thiện Đức
- Theo The Epoch Times.

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Bệnh nhân mãn tính cần được chăm sóc và theo dõi sát hơn trong đại dịch